Suốt 18 năm qua, ông Bùi Văn Ơn cùng vợ Bùi Thị Nực (xã Vụ Bản, huyện Lạc Sơn) cho… 200 người ở nhờ, ở trọ với giá gần như là cho không. Đa phần trong số này là học sinh, giáo viên mầm non… và họ trìu mến gọi ông Ơn, Bà Nực là cha, mẹ.
Chúng tôi tìm đến nhà ông Ơn (năm nay khoảng 70 tuổi) vào lúc trời xâm xẩm tối. Một ngôi sàn chừng 30m2 với rất nhiều sách vở và hòm gỗ đựng quần áo. Mấy cái chiếu cuộn tròn đặt chồng lên nhau gọn gàng. Vào giờ này các con ông Ơn vẫn chưa về.
Xa “con” nhớ không chịu nổi
Ông Ơn dáng người nhỏ thó, hai má hõm sâu nhưng đôi mắt khá tinh anh. Thấy người lạ, ông không tỏ ra bất ngờ. Nghe chúng tôi giới thiệu là nhà báo, ông khề khà: “Tưởng là khách nhỡ đường vào ngủ nhờ. Hầu như ngày nào nhà cũng có khách đấy. Khi thì lỡ xe, khi thì người nhà bệnh nhân vào trọ”. Ông Ơn kể, cách đây gần 20 năm, một học sinh lỡ đường vào xin ngủ lại một đêm. Thế rồi, dần dà như một cái duyên ngày càng nhiều học sinh tự tìm đến ở trọ. Đã có thời điểm, vợ chồng ông cho ở trọ và nuôi liền 6 cô giáo mầm non ăn học trong hai năm trời, bởi “họ khó hơn mình thì họ mới cần mình. Và giáo viên là người mang cái chữ đến cho mọi người, sao lại không nuôi?”.
Xa “con” nhớ không chịu nổi
Ông Ơn dáng người nhỏ thó, hai má hõm sâu nhưng đôi mắt khá tinh anh. Thấy người lạ, ông không tỏ ra bất ngờ. Nghe chúng tôi giới thiệu là nhà báo, ông khề khà: “Tưởng là khách nhỡ đường vào ngủ nhờ. Hầu như ngày nào nhà cũng có khách đấy. Khi thì lỡ xe, khi thì người nhà bệnh nhân vào trọ”. Ông Ơn kể, cách đây gần 20 năm, một học sinh lỡ đường vào xin ngủ lại một đêm. Thế rồi, dần dà như một cái duyên ngày càng nhiều học sinh tự tìm đến ở trọ. Đã có thời điểm, vợ chồng ông cho ở trọ và nuôi liền 6 cô giáo mầm non ăn học trong hai năm trời, bởi “họ khó hơn mình thì họ mới cần mình. Và giáo viên là người mang cái chữ đến cho mọi người, sao lại không nuôi?”.
Nói là ở trọ, nhưng giá trọ thì chỉ gồm tiền điện và thức ăn. Ông Ơn kể: “Thời bao cấp, hai vợ chồng có 38kg gạo/tháng, với cả chục cháu trọ học, co kéo kiểu gì cũng không đủ toàn phải ăn sắn thay cơm”. Khó là thế, nhưng ông bà chưa bao giờ có ý định thôi nhận những người này vào ở trọ. Ông Ơn tâm sự: “Nhiều giáo viên mầm non, cán bộ các xã lên đây học, cuối tuần vợ, chồng, con cái lên thăm, nhà vui như tết. Có các cháu ở đây đông vui lắm. Vắng chúng nó mấy ngày là nhớ không chịu nổi!”.
“Đại gia đình” hiếu khách
Chị Bùi Thị Vân, giáo viên mầm non xã Tự Do (Lạc Sơn) đang trọ ở nhà ông Ơn để theo học hệ trung cấp sư phạm mầm non Trường cao đẳng Sư phạm Hoà Bình, cho biết: “Hai bác thương mọi người như con, dành những cái ngon cho chúng em”. Có lẽ vì thế mà từ lâu, những người đã từng ở trọ đã coi nhà ông Ơn như một đại gia đình, để có dịp là về đoàn tụ. Hết năm này đến năm khác, đại gia đình ấy lại tiễn những đứa con “đủ lông đủ cánh” và đón nhận những thành viên mới.
Ông Ơn ngậm ngùi kể: “Thằng Gì, nhà trên xóm Miền Đồi, ở trọ hai năm, đúng hôm thi tốt nghiệp thì đổ bệnh nặng phải ở nhà. Không được thi, nó buồn quá bỏ đi làm thuê. Mãi 5 năm sau, tôi mới nhận thư nó gửi về, chỉ vỏn vẹn mấy dòng: “Ông bà có khoẻ không? Cháu đi làm cũng có đồng ra đồng vào. Cháu kính chúc ông bà khoẻ mạnh. Ơn ông bà nuôi dạy, không bao giờ cháu quên”. Chỉ vậy thôi mà vợ chồng tôi mừng chảy nước mắt”.
Không chỉ là nơi trọ học của giáo viên, học sinh hay cán bộ các xã, ngôi nhà ông Ơn còn là điểm dừng chân của những ai lỡ đường, đi chăm người ốm ở bệnh viện, thậm chí là người đi chợ ghé qua xin ở. Những lần như thế, ông chẳng lấy tiền vì “họ cũng khó rồi, lấy tiền làm gì. Mỗi người ăn ít đi một chút, ngủ chật hơn một chút là được”.
Câu chuyện kết thúc cũng là lúc trời chuyển tối. Chúng tôi xin phép ra về. Đến đầu ngõ vẫn còn thấy giọng ông với theo: “Hôm nào lỡ đường thì vào nhà ông ăn cơm nhé!”
“Đại gia đình” hiếu khách
Chị Bùi Thị Vân, giáo viên mầm non xã Tự Do (Lạc Sơn) đang trọ ở nhà ông Ơn để theo học hệ trung cấp sư phạm mầm non Trường cao đẳng Sư phạm Hoà Bình, cho biết: “Hai bác thương mọi người như con, dành những cái ngon cho chúng em”. Có lẽ vì thế mà từ lâu, những người đã từng ở trọ đã coi nhà ông Ơn như một đại gia đình, để có dịp là về đoàn tụ. Hết năm này đến năm khác, đại gia đình ấy lại tiễn những đứa con “đủ lông đủ cánh” và đón nhận những thành viên mới.
Ông Ơn ngậm ngùi kể: “Thằng Gì, nhà trên xóm Miền Đồi, ở trọ hai năm, đúng hôm thi tốt nghiệp thì đổ bệnh nặng phải ở nhà. Không được thi, nó buồn quá bỏ đi làm thuê. Mãi 5 năm sau, tôi mới nhận thư nó gửi về, chỉ vỏn vẹn mấy dòng: “Ông bà có khoẻ không? Cháu đi làm cũng có đồng ra đồng vào. Cháu kính chúc ông bà khoẻ mạnh. Ơn ông bà nuôi dạy, không bao giờ cháu quên”. Chỉ vậy thôi mà vợ chồng tôi mừng chảy nước mắt”.
Không chỉ là nơi trọ học của giáo viên, học sinh hay cán bộ các xã, ngôi nhà ông Ơn còn là điểm dừng chân của những ai lỡ đường, đi chăm người ốm ở bệnh viện, thậm chí là người đi chợ ghé qua xin ở. Những lần như thế, ông chẳng lấy tiền vì “họ cũng khó rồi, lấy tiền làm gì. Mỗi người ăn ít đi một chút, ngủ chật hơn một chút là được”.
Câu chuyện kết thúc cũng là lúc trời chuyển tối. Chúng tôi xin phép ra về. Đến đầu ngõ vẫn còn thấy giọng ông với theo: “Hôm nào lỡ đường thì vào nhà ông ăn cơm nhé!”
Vào bộ đội năm 1965, năm 1976 ông Ơn xuất ngũ về làm xã đội trưởng xã Quý Hoà, Lạc Sơn (Hoà Bình), sau đó chuyển sang công tác tại văn phòng huyện uỷ huyện Lạc Sơn đến năm 1993 thì về hưu. Từ đó, công việc hằng ngày của ông là chăm sóc vườn rau.
|