DetailController

Khoa học - Môi trường

Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn hội viên phụ nữ thực hiện thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn

22/04/2024 15:58
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra mục tiêu: “Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khi hậu. Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đặt trong mối liên kết tổng thể phát triển của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, vùng Thủ đô Hà Nội; tăng cường liên kết kinh tế vùng và khai thác lợi thế liên kết vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; bảo đảm thống nhất với quy hoạch tỉnh đến năm 2030 và các quy hoạch chuyên ngành theo quy định. Giữ gìn và bảo vệ an ninh nguồn nước, môi trường sinh thái và săn xuất điện cho vùng đồng bằng sông Hồng với phương châm phát triển là: Xanh - xanh hơn - xanh hơn nữa". Quán triệt tinh thần trên, các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh đã quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp về bảo vệ môi trường góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Thực tế trên địa bàn tỉnh hiện nay, tình trạng rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình tại các địa phương chưa được thực hiện thu gom, quản lý phân loại, xử lý triệt để, đúng quy định; nhiều hộ gia đình chưa thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt; nhiều hộ gia đình có thói quen tùy tiện đỗ rác bừa bãi ra vườn, ven đường giao thông, ao, hồ, sông suối... đồng thời việc đồ rác cũng chưa được thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định mà còn đỗ theo nhu cầu tự phát của hộ gia đình dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều, có nơi còn xả thải bừa bãi, gây khó khăn cho công tác thu gom, quản lý phân loại, xử lý, lưu giữ, vận chuyền làm mất mỹ quan đô thị, các khu dân cư, thậm chí gây ô nhiễm mỗi trường cục bộ, mất vệ sinh, bốc mùi sú uế ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người dân, trong đó có hội viên, phụ nữ. 

Phụ nữ Hòa Bình chiếm trên 50% dân số trong toàn tỉnh, là lực lượng lao động quan trọng, tham gia đóng góp trên tất cả các lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội - đời sống. Với số lượng đông đảo, phụ nữ có thể tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là hoạt động thu gom, phân loại rác thải tại gia đình. Phụ nữ là người trực tiếp chăm sóc gia đình và giáo dục con cái, việc giáo dục con cái ý thức báo vệ môi trường ngay từ nhỏ sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường trong tương lai. Phụ nữ có vai trở quan trọng và là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động xây dựng cộng đồng do đó phụ nữ có thể tham gia tích cực vào các hoạt động tuyển truyền, vận động, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Trong những năm vừa qua, công tác bảo vệ môi trường được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, công tác tuyên truyên, phổ biến giáo dục về môi trường được chú trọng, việc triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Công tác quản lý rác thải sinh hoạt được quan tâm, đầu tư. Công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hòà Bình đã được triển khai đến hầu hết các thị trấn, các xã liền kề thị trấn và ven đường quốc lộ thuộc các huyện và tại các xã, phường thuộc thành phố Hòa Bình. Theo thông kê, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh trên 400 tấn/ngày; việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt do các đơn vị dịch vụ (Công ty, Hợp tác xã) thực hiện. Ngoài ra, tại một số xã khu vực nông thôn việc thực hiện thu gom là do UBND xã thành lập các tổ, đội thu gom (giao cho các tổ chức, đoàn thể của xóm hoặc người dân thực hiện); Có 10 đơn vị dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển rác; có 03 cơ sở xử lý rác thải tập trung cấp vùng huyện (trong đó có 02 cơ sở đang dừng hoạt động). Toàn tỉnh đang duy trì 1.653 bể chứa bao gói thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV); 01 cơ sở đủ điều kiện xử lý chất thải nguy hại (Lạc Thủy). Lượng chất thải nhựa trong sản xuất trồng trọt được thu gom, tái sử dụng, tái chế khoảng 800 tấn (chủ yếu là bao bì phân bón, lưới cước, màng phủ, túi bầu...). Vấn đề ô nhiễm rác thải được cơ bản xử lý, tỷ lệ thu gom rác thải toàn tỉnh đạt 69,4%.

Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh còn tình trạng nước thải trong sinh hoạt, trong sản xuất, chăn nuôi, xác động vật chết tại một sồ gia đình chưa được xử lý đúng quy định. Hạ tầng xử lý rác thải sinh hoạt chưa đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ rác thải sinh hoạt được giảm thiểu hoặc tái chế tại các cơ sở xử lý chưa cao. Một bộ phận người dân chưa nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc phân loại rác thải; chưa tạo thành thói quen trong việc thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt ngay từ hộ gia đình.

Nhằm góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương từng bước nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thời gian qua các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã tập trung đây mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường lồng ghép tố chức các hoạt động gắn với phong trào thi đua "Xây dựng người Phụ nữ Hòa Bình thời đại mới"; cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" và "Gia đình 5 có, 3 sạch"…Trong giai đoạn 2020-2024, các cấp Hội phối hợp tổ chức 489 cuộc tuyên truyền lồng ghép các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ môi trường, các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa.... thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Từ các hoạt động tuyên truyền, có khoảng trên 85% hội viên phụ nữ được tiếp cận với thông tin, kiến thức về bảo vệ môi trường, đặc biệt nội dung thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn. Lãnh đạo cầp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm, tạo điều kiện để Hội phụ nữ triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" góp phần xây dựng nông thôn mới, trong đó với nội dung "3 sạch" đã góp phân hiệu quả vào công tác bảo vệ môi trường tại các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Tính đến nay toàn tỉnh có 142.239 hộ gia đình đạt 8 tiêu chí "Gia đình 5 không, 3 sạch" hoặc "Gia đình 5 có, 3 sạch". 151/151 (100%) Hội LHPN cấp cơ sở đăng ký, có kế hoạch và triển khai thực hiện ít nhất 01 công trình/phần việc góp phần xây dựng Nông thôn mới và đô thị văn minh tại địa phương như: Đường cây phụ nữ; hàng cây xanh; hàng rào xanh; đường hoa; tuyên đường hoa - cây xanh được làm từ lốp xe cũ trông hoa; đường điện thắp sáng làng quê; thu gom, phân loại xử lý rác thải tại hộ gia đình; xây dựng hố rác tại gia; xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; xây dựng bức tường bích hoa tạo cảnh quan môi trường... Hội LHPN các cấp đã thành lập và nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường tại các địa phương, thu hút đông đảo hội viên, phụ nữ và nhân dân tham gia, hưởng ứng. Tính đến nay, đã có 52 loại mô hình với tổng 818 mô hình được thành lập, nhân rộng tại các thôn/xóm vê nội dung bảo vệ môi trường thu hút hơn 6.000 thành viên tham gia. Trong đó có nhiêu mô hình được nhân rộng như: "Mỗi rác thải là một cây xanh", "Xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn", "Phòng chống rác thải nhựa", "Chi hội phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon", "Thôn mình sạch rác", "Lò đốt rác mini", "Đường hoa trên cao"... Việc tham gia các mô hình đã tạo những thay đổi tích cực tại cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường giúp các thành viên mô hình tiếp cận pháp luật, tham gia hoạt động trồng cây, và nắm được cách, phương pháp phân loại rác; góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm trong công tác bao vệ mỗi trường cũng như việc thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ thực hiện công tác vệ sinh mỗi trường của các câp Hội phụ nữ còn một số khó khăn, hạn chế như: Chất lượng công tác tuyên truyên, vận động, nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ về bảo vệ môi trường; việc hưởng dẫn thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình ở một số địa phương, cơ sở hiệu quả chưa cao; nguồn lực hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của hội viên, phụ nữ và người dân trong công tác vệ sinh môi trường; hỗ trợ xây dựng các mô hình thu gom, phân loại rác thải còn hạn chế…/.