Do ảnh hưởng của đợt mưa lũ kéo dài trong tháng 7/2024, tính đến thời điểm báo cáo đã gây thiệt hại trên địa bàn các huyện: Đà Bắc, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy cụ thể như sau: 02 người chết do sét đánh tại huyện Mai Châu và Tân Lạc; 01 ng chết do tai nạn đuối nước tại huyện Kim Bôi và 02 người bị thương do đá lăn và do bị sét đánh tại huyện Tân Lạc; tổng số nhà bị thiệt hại là 354 nhà, trong đó: thiệt hại hoàn toàn trên 70% là 5 nhà, thiệt hại rất nặng từ 50-70% là 1 nhà, thiệt hại nặng từ 30-50% là 1 nhà, thiệt hại một phần dưới 30% là 57 nhà, nhà bị ngập nước là 285 nhà, nhà phải di dời khẩn cấp là 5 nhà; 02 điểm trường bị ảnh hưởng; 02 nhà văn hóa thiệt hại 1 phần dưới 30%; 622,4 ha diện tích gieo cấy lúa thuần (trong đó: 86,9 ha thiệt hại hoàn toàn trên 70%; 70,5 ha thiệt hại rất nặng từ 50-70%; 66,7 ha thiệt hại nặng từ 30-50%; 398,3 ha thiệt hại một phần dưới 30%); 71 ha diện tích gieo cấy lúa lai; 115 ha diện tích hoa màu, rau màu; 2 ha diện tích cây trồng lâu năm thiệt hại một phần dưới 30%; 56,7 ha diện tích cây trồng hàng năm (trong đó: 22 ha thiệt hại hoàn toàn trên 70%; 9 ha thiệt hại rất nặng từ 50-70%; 6,5 ha thiệt hại nặng từ 30-50%; 19,2 ha thiệt hại một phần dưới 30%); 14,5 ha diện tích cây ăn quả tập trung và một số các thiệt hại về nông, lâm diêm nghiệp khác; 16 con gia súc, 3.606 con gia cầm bị chết; 40m kè bị sạt lở, hư hỏng; 592m kênh mương bị sạt trôi, hư hỏng; 04 đập thủy lợi, 2220m đường giao thông địa phương; 18,2 ha diện tích nuôi ao hồ nhỏ bị thiệt hại và 1 số các thiệt hại về thủy sản khác; 47 cột treo cáp bị gãy đổ và các máy móc, thiết bị thông tin liên lạc; 08 cột điện bị đổ gãy, 200m dây điện bị đứt....
Nhằm chủ động phòng phòng thiên tai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các Công điện về đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ hồ thủy điện Hòa Bình; chủ động ứng phó mưa lũ, sạt lở trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện kịp thời nguy cơ xảy ra sự cố công trình thủy lợi; ban hành văn bản đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, ứng phó với tình huống mưa lũ trên địa bàn tỉnh; Công văn về hướng dẫn phòng tránh thiên tai, đảm bảo an toàn về người và tài sản trong mùa mưa lũ năm 2024 và các năm tiếp theo; báo cáo nhanh về tình hình thiên tai và thiệt hại do ảnh hưởng của các đợt mưa lớn, giông lốc trên địa bàn tỉnh….
Ngoài ra, để ứng phó với thiên tai, các địa phương đã thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến tình trạng đê điều; Lập hồ sơ lưu trữ và cập nhật thường xuyên các dữ liệu về đê điều; Phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; Tổ chức hướng dẫn về kỹ thuật, nghiệp vụ đối với lực lượng quản lý đê nhân dân; Vận động tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và bảo vệ đê điều. Đôn đốc các sở, ngành, địa phương thu quỹ phòng, chống thiên tai năm 2024. Hiện tại, Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh đã thu được 3,4 tỷ đồng…./.