Theo đó, Kế hoạch đưa ra 10 nhiệm vụ lớn, cần được chú trọng thực hiện. Cụ thể:
1. Về Điện ảnh: Đầu tư trang thiết bị, đào tạo nhân lực nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng để liên kết hợp tác với các hãng phim trong nước và quốc tế tổ chức sản xuất các phim truyện, các tác phẩm nghệ thuật điện ảnh về đề tài giới thiệu văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các hoạt động chiếu phim phục vụ nhu cầu của người dân. Kêu gọi đầu tư khai thác tiềm năng về địa hình cảnh quan thiên nhiên đẹp trên địa bàn tỉnh....
2. Về Nghệ thuật biểu diễn: Đầu tư trang thiết bị, đào tạo nhân lực nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn nghệ thuật các dân tộc Hoà Bình để tổ chức dàn dựng, biểu diễn các chương trình nghệ thuật chất lượng cao về văn hóa dân tộc. Thành lập Nhà hát tỉnh Hoà Bình để tổ chức các chương trình biểu diễn và giới thiệu các sản phẩm văn hoá tiêu biểu của tỉnh Hoà Bình. Có chính sách hỗ trợ các đơn vị biểu diễn ngoài công lập trong lĩnh vực tổ chức biểu diễn và biễu diễn nghệ thuật...
3. Về Mỹ thuật: Phát triển các loại hình mỹ thuật, hình thành các đơn vị, doanh nghiệp đầu tư các xưởng vẽ tranh; xưởng chế tác những sản phẩm từ đồ đá, đồ gõ mỹ nghệ mang bản sắc văn hoá các dân tộc Hoà Bình phục vụ nhu cầu của người dân và khách du lịch khi đến Hoà Bình tiến tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
4. Về Nhiếp ảnh: Phát triển loại hình nghệ thuật nhiếp ảnh, hình thành các công ty chuyên nghiệp sáng tác và sản xuất các tác phẩm từ nghệ thuật nhiếp ảnh phục vụ nhu cầu của người dân và du khách đến tham quan du lịch tại Hoà Bình. Hỗ trợ tổ chức các cuộc thi về nghệ thuật nhiếp ảnh của tỉnh, khu vực và toàn quốc về các đề tài giới thiệu vùng đất văn hóa và con người các dân tộc Hoà Bình...
5. Về Triển lãm: Đầu tư xây dựng Trung tâm triển lãm của tỉnh và một số mô hình triển lãm tại trung tâm các huyện, thành phố để tổ chức các hgoạt động trưng bày, triển lãm, hội chợ phục vụ công tác quảng bá xúc tiến, mua, bán các sản phẩm, dịch vụ văn hóa và du lịch...
6. Về Quảng cáo: Rà soát quy hoạch quảng cáo của tỉnh kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ quảng cáo đáp ứng nhu cầu quảng cáo giới thiệu sản phẩm của các nhà sản xuất trong nước và quốc tếtại tỉnh Hoà Bình. Đầu tư nâng cao chất lượng công nghệ của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hoà Bình, Cổng thông tin điện tử của tỉnh phục vụ công tác quảng cáo sản phẩm của các nhà đầu tư tại tỉnh.
7. Về Kiến trúc: Phát huy vai trò của Hội kiến trúc tỉnh Hoà Bình và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc bảo tồn kiến trúc nhà sàn hài hòa với thiên nhiên của các dân tộc trong tỉnh...
8. Về Thủ công mỹ nghệ: Hỗ trợ các làng nghề chế tác đá, gỗ lũa, làm hàng mây, tre đan tổ chức sản xuất các sản phẩm trưng bày, quà tặng lưu niệm phục vụ nhu cầu của người dân và khách du lịch. Khuyến khích các nhà đầu tư thành lập các công ty chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng phục vụ nhu cầu của người dân, khách du lịch và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
9. Về Thiết kế: Khuyến khích các công ty, xưởng may, nhà may tham gia thiết kế thời trang về trang phục các dân tộc Hoà Bình. Tổ chức các cuộc thi thiết kế mẫu các sản phẩm văn hóa tạo ra nhiều mẫu sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hoá Hoà Bình.
10. Về Du lịch văn hoá: Đầu tư phát triển loại hình du lịch cộng đồng các dân tộc Hoà Bình theo quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh để tạo ra những điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn thu hút du khách đến Hoà Bình. Tổ chức sưu tầm nghiên cứu các di sản văn hoá Hoà Bình xây dựng thành các sản phẩm du lịch phục vụ khách tham quan du lịch. Hỗ trợ các tổ chức doanh nghiệp đầu tư khai thác văn hoá các dân tộc Hoà Bình xây dựng sản phẩm du lịch.
Các giải pháp được đưa ra bao gồm: Tuyên truyền nâng cao nhận thức; Xây dựng cơ chế, chính sách; Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Ứng dụng khoa học và công nghệ; Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa; Xây dựng và phát triển thị trường; Mở rộng giao lưu hợp tác trong nước và quốc tế;
Phát triển công nghiệp văn hóa phải gắn liền với quảng bá hình ảnh và con người Hoà Bình đến bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu và hợp tác quốc tế. Việc xây dựng các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh Hoà Bình được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến và tiêu dùng để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hoá đa dạng, có chất lượng đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ và tiêu dùng văn hoá của nhân dân./.