Từ đầu năm 2022, các loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh như: Dông lốc, mưa lớn cục bộ, rét đậm, rét hại gây mưa vừa, mưa lớn, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét... đã gây thiệt hại trên địa bàn 10 huyện, thành phố. Trong đó có: 07 người chết và 01 người mất tích ; 01 người bị thương; 213 hộ dân bao gồm 814 người bị ảnh hưởng. Có 466 nhà bị thiệt hại, phải di dời; 03 điểm trường bị thiệt hại; 06 công trình văn hóa bị hư hỏng. Tổng diện tích nông nghiệp bị thiệt hại khoảng 1.323 ha, trong đó có 35 ha cây ăn quả tập trung bị thiệt hại, 1,3 ha rừng thiệt hại. Đã có 628 con gia súc, 1.145 con gia cầm bị chết. Đã có 19 ha nuôi cá truyền thống bị thiệt hại.
Về thủy lợi, đã có 02 vị trí kè bị hư hỏng tại đê Đà Giang, thành phố Hoà Bình; 01 vị trí kè bảo vệ đê Đà Giang, đê Quỳnh Lâm bị bong tróc hư hỏng; Sạt lở 677m kênh, mương với khối lượng đất là 333m , khối lượng đá, bê tông là 280m3; một số công trình thủy lợi, bai dâng, đập dâng bị hư hỏng.
Về giao thông: Đường giao thông trung ương: Sạt lở 35m đường, khối lượng đất 232 m3; 3 điểm đường bị ách tắc do sạt lở. Đường giao thông địa phương: Sạt lở 377m đường, khối lượng đất 34648,5m3, khối lượng đá, bê tông, nhựa đường 66m3 ,chiều dài bị ngập 1100m, hư hỏng 6 cây cầu; hư hỏng 2 cống, 47 điểm đường bị ách tắc do sạt lở. Sạt lở khu vực chân cầu Ngòi Mại, xã Hợp Thành, thành phố Hòa Bình nghiêm trọng có nguy cơ đổ sập. Một số điểm sạt lở nguy hiểm trên tuyến đường giao thông tại huyện Tân Lạc.
Bên cạnh đó, đã có 22 cột điện hạ thế, 3 cột điện trung và cao thế bị đổ, gãy; hư hỏng 01 công trình cấp nước….Ước giá trị thiệt hại khoảng trên 282 tỷ đồng, trong đó thiệt hại về nhà ở, sản xuất nông nghiệp trên 62 tỷ đồng, thiệt hại công trình bị hư hỏng do thiên tai khoảng 220 tỷ đồng.
Công tác khắc phục hậu quả thiên tai đã được BCH phòng chống thiên tai và TKCN các cấp triển khai thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng. Khi có thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã yêu cầu Chính quyền địa phương chủ động huy động lực lượng và phương tiện để khắc phục hậu quả giông lốc, mưa lũ, sạt lở đất thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”; cắm biển cảnh báo, chăng dây khu vực nguy hiểm, các điểm sạt lở, khu vực ngầm bị ngập nước cấm các phương tiện giao thông và người di chuyển qua lại; thường xuyên cử người xuống các xã để hướng dẫn, chỉ đạo sơ tán, di chuyển dân ra khỏi khu vực có nguy cơ bị sạt lở đảm bảo an toàn cho người dân; huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ công tác khắc phục. Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh bám sát địa bàn, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị trong toàn tỉnh trong công tác ứng phó, phòng chống với thiên tai; qua đó đã giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo địa bàn được phân công đã tổ chức các đoàn công tác xuống các địa phương kiêm tra, đôn đốc trong công tác phòng chống thiên tai, thường xuyên có báo cáo gửi Lãnh đạo tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Chính quyền địa phương nơi xảy ra thiên tai luôn chủ động huy động lực lượng và phương tiện để khắc phục hậu quả mưa lũ; cắm biển cảnh báo, chăng dây khu vực nguy hiểm, các điểm sạt lở; cử lực lượng chốt giữ các ngầm tràn không cho người và phương tiện qua lại khi có nước lũ,..; tạm thời khắc phục các diêm sạt lở trên các tuyến đường giao thông để đảm bảo lưu thông; có phương án sơ tán, di chuyên dân ra khỏi khu vực có nguy cơ bị sạt lở; triển khai dọn dẹp vệ sinh, tiêu trùng khử độc chuồng trại, làm sạch nguồn nước.
Để khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định dân sinh, chính quyền các cấp đã khẩn trương chỉ đạo, thực hiện việc kiểm tra, thăm hỏi các gia đình, các địa phương có nhiều thiệt hại. Chủ động huy động các lực lượng xung kích phòng chổng thiên tai tại địa phương tham gia hỗ trợ, giúp đỡ các hộ gia đình dựng lại, gia cố nhà cửa; trợ giúp người dân thu hoạch lúa và hoa màu trước khi thiên tai xảy ra; di dời người và các vật dụng đến nơi an toàn khi có mưa lũ lớn…về cơ bản đã góp phần hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra và sớm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân sau mưa lũ.
Trước diễn biến thiên tai bất thường và khắc nghiệt, nhằm nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai cho tỉnh Hòa Bình, Ban chỉ huy phòng chổng thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đề xuất, kiến nghị với Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai và các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục hỗ trợ tỉnh để khôi phục nhà cửa, sản xuất nông nghiệp, phục hồi chăn nuôi; đặc biệt tập trung sửa chữa các công trình bị hư hỏng. Xem xét hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Hoà Bình để triển khai Chương trình đầu tư công về bố trí, sắp xếp dân cư nhằm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai để đầu tư xây dựng các khu tái định cư, ổn định dân cư cho người dân vùng thiên tai; xem xét hỗ trợ kinh phí để thực hiện các dự án trọng điểm về thiên tai trên địa bàn tỉnh như: Dự án đê ngăn lũ kết hợp giao thông đường Pheo-Chẹ, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình (hiện tại đang triển khai thực hiện thiết kế cơ sở) và hệ thống đê bao Phú Cường; Hoàn thiện dự án hệ thống kè chống sạt lở bờ sông Đà thuộc các phường, xã, Trung Minh, Dân Hạ, Hợp Thành, thành phố Hoà Bình (kinh phí 300 tỷ đồng); Nâng cấp mở rộng đê Quỳnh Lâm kết hợp làm đường giao thông, đoạn từ K2+200 đến K3+926, thành phố Hòa Bình (kinh phí 120 tỷ đồng); Dự án hệ thống đê, kè phía bờ trái hạ lưu thủy điện kết hợp giao thông, nhằm bảo vệ nhân dân và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ di chuyển dân ổn định lên bờ các phường Tân Hòa và xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình…/.