DetailController

Sức khỏe - Đời sống

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khảo sát một số mô hình chế biến cây dược liệu trên địa bàn huyện Lương Sơn và thành phố Hòa Bình

17/03/2020 00:00

Sáng ngày 17/3, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đi khảo sát một số mô hình chế biến cây dược liệu trên địa bàn huyện Lương Sơn và thành phố Hòa Bình. Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thăm mô hình sản xuất cây dược liệu của công ty Cổ phần BIOPHARM Hòa Bình

Công ty Cổ phần nghiên cứu phát triển dược liệu Hòa Bình, có địa chỉ tại xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn. Hiện công ty thực hiện trồng cây gia vị, cây dược liệu; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật; nghiên cứu khoa học ngành dược; sản xuát, chế biến tinh dầu, dược liệu từ sả, bạch dàn, gừng, riềng và các cây dược liệu tương tự; chủng gốc vi sinh. Trong đó nổi bật đã xây dựng quy trình tạo thực phẩm hỗ trợ sức khỏe từ cao chiết tiềm năng của cây Xạ đen. Sản phẩm của quy trình là các viên nang chứa cao chiết tiềm năng được đóng trong lọ với nhãn thương hiệu PHYPROXADEN.

Công ty đã và sẽ đưa ra thị trường một số sản phẩm như: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe PHYPROXADEN với công dụng giúp tăng cường sức khỏe, tăng chức năng thải độc gan; hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân điều trị ung bướu; có tác dụng hạ đường huyết. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trà hòa tan Xạ đen, với công dụng thanh nhiệt cơ thể, tăng cường chức năng gan, an thần và bình ổn huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch. Trà thanh phế chín vị - Trà thải độc, nâng cao sức đề kháng, sức khỏe và phòng chống bệnh tật liên quan đến đường hô hấp.

Đại diện lãnh đạo công ty kiến nghị tỉnh hỗ trợ công ty tạo vùng dược liệu phục vụ nhà máy; tạo điều kiện cho công ty thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, đề xuất thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến bệnh tiểu đường; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp bằng các dự án khoa học công nghệ, các chương trình của nhà nước để doanh nghiệp hoàn thiện và nâng cấp nhà máy.

Công ty Cổ phần BIOPHARM Hòa Bình có địa chỉ tại tổ 17, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình. Công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khoa học kỹ thuật; đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến các quy trình công nghệ nuôi trồng các con, cây dược liệu, nông nghiệp, lâm nghệp; ứng dụng, sản xuất một số chế phẩm sinh học phục vụ trong nông nghiệp, xử lý môi trường; Phát triển công nghệ. Công ty đã thực hiện nghiên cứu thành công và được công nhận một số quy trình công nghệ nhân giống và nuôi trồng một số loại cây dược liệu như: lan Thạch hộc bản địa Hòa Bình, nuôi trồng Ba kích tím, nuôi trồng lan Gấm, nuôi trồng cây Cà gai leo, nuôi trồng cây Sâm cau, nuôi trồng cây Nưa Kojac…..Có 14 quy trình công nghệ đã được chuyển giao mang lại lợi ích tốt cho cộng đồng. Hiện Công ty có mốt số sản phẩm được liệu đã được đưa ra thị trường là: Đông trùng hạ thảo Elipha, đông trùng hạ thảo Leadbio, công suất đạt từ 400 – 500 kg tươi/năm; Sản xuất các giống cây dược liệu: lan thạch hộc rỉ sắc, hà thủ ô đỏ, ba kích tím, kim ngân, cà gai leo….công suất đạt từ 20 – 30 vạn cây giống dược liệu các loại/năm.

Sau khi thăm mô hình hoạt động của 2 công ty trên, nghe báo cáo cụ thể của doanh nghiệp, lãnh đạo các Sở KH&CN, NN&PTNTN, Y tế, địa phương. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao mô hình và kết quả hoạt động của hai công ty. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị địa phương và các doanh nghiệp phối hợp nghiên cứu tạo vùng sản xuất quy mô trên địa bàn, từ đó có thể tạo vùng dược liệu bền vững cho doanh nghiệp, tạo ra việc làm cho người dân tại địa phương. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các địa phương có tiềm năng phát triển cây dược liệu cần tập trung nghiên cứu sâu về các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu…để xây dựng đề án phát triển các loại cây dược liệu phù hợp, có giá trị kinh tế khá, gắn với việc cải tạo vườn tạp, làm giàu tại địa phương. Các ngành liên quan tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học gắn với phát triển các sản phẩm chất lượng. Tiếp tục phát triển cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường gắn sản xuất dược liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng dược liệu, chế biến các sản phẩm từ cây dược liệu đem lại giá trị kinh tế cao, đóng góp cho kinh tế địa phương./.