Theo kế hoạch, việc phối hợp tổ chức xây dựng Bộ Hồ sơ khoa học cấp Nhà nước theo quy định của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (viết tắt là UNESCO) về di sản văn hoá Mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh Mo Mường trong danh sách Di sản văn hoá phi vật thể bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Nhằm vinh danh các giá trị của di sản văn hoá Mo Mường trong tước và quốc tế; khẳng định và khuyến khích sự sàng tạo các biểu đạt truyền khẩu, nghệ thuật diễn xướng dân gian truyền thống trong di sản văn hoá Mo Mường. Nâng cao nhận thức của cộng đồng người Mường và Nhân dân cả nước về giá trị của di sản văn hoá Mo Mường, tích cực tham gia giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Mo Mường góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Việc xây dựng Hồ sơ khoa học cấp Nhà nước về Di sản Văn hoá Mo Mường phải được thực hiện theo đúng quy định của UNESCO; theo chỉ đạo của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; sự phối hợp chặt chẽ giữa các tỉnh, thành phố có di sản văn hoá Mo Mường trong cả nước và giữa các sở, ban, ngành, địa phương với đơn vị tư vấn. Xác định cụ thể các nội dung công việc, tiến độ thời gian hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện xây dựng bộ hồ sơ; đảm bảo các điều kiện về nhân lực và kinh phí để thực hiện các nội dung nhiệm vụ của kế hoạch đề ra.
Đến nay, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình đã phối hợp với Viện Âm nhạc, các Sở Văn hoá, Thể thao/Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các tỉnh xin ý kiến Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hoá, Đắk Lắk để ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành. Tiến hành khảo sát và tổ chức toạ đàm trao đổi xác định đối tượng di sản của hồ sơ và cách thức triển khai các công việc phục vụ cho Hồ sơ. Xây dựng dự toán chi tiết, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, gói thầu xây dựng hồ sơ; tiến hành chỉ định một số gói thầy được phép chỉ định thực hiện, phối hợp xây dựng hồ sơ mời thầy các gói đấu thầu rộng rãi qua mạng. Tiến hành và hoàn thiện kiểm kê di sản Mo Mường trên địa bàn tỉnh trên cơ sở mẫu phiếu của Viện Âm nhạc xây dựng.
Bên cạnh đó, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về di sản văn hoá Mo Mường để nâng cao nhận thức của cộng đồng người Mường và Nhân dân trên địa bàn về giá trị di sản văn hoá Mo Mường. Khảo sát thực địa, cung cấp thông tin về số lượng người Mường hiện đang cư trí tại các thôn/buôn trên địa bàn và giới thiệu một số người Mường có kiến thức am hiểu về văn hoá của người Mường đặc biệt là về di sản văn hoá Mo Mường.
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch phối hợp xây dựng hồ sơ di sản văn hoá Mo Mường đệ trình UNESCO, thời gian tới, các địa phương tham gia hồ sơ xây dựng và phê duyệt kế hoạch, kinh phí cho việc triển khai công tác xây dựng hồ sơ tại địa phương với sự tư vấn của Việt Âm nhạc. Tổ chức toạ đàm triển khai công tác xây dựng hồ sơ tại địa phương với Viện Âm nhạc. Thành lập nhóm kiểm kê thực hiện công tác kiểm kê di sản Mo Mường và thu thập bản cam kết cộng đồng tại địa phương. Thành lập nhóm điền dã của địa phương, bao gồm chuyên viên nghiệp vụ và tổ dịch thuật tiếng Mường. Tổ chức khảo sát hiện trạng di sản Mo Mường, xây dựng nội dung, kế hoạch cho việc thu thanh, quay phim tại địa phương. Tổ chức thu thanh, quay phim di sản Mo Mường tại địa phương, tối thiểu mỗi địa phương sẽ quay phim 01 nghi lễ Mo đại diện./.