Theo đó, tăng cường công tác tuyên truyền cho người chăn nuôi chủ động áp dụng các giải pháp duy trì phát triển sản xuất chăn nuôi; phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Cập nhật diễn biến thời tiết khí hậu ở địa phương, thông tin kịp thời và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, không chủ quan và có các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi có hiệu quả. Phát triển các loại giống vật nuôi chủ lực, bản địa có lợi thế của địa phương; áp dụng các biện pháp chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ tết nguyên đán, góp phần bình ổn giá cả thị trường; tổ chức, kết nối tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi; góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.
Tuyên truyền hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng các loại thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, ngọn mía, lá mía, thân cây ngô sau khi thu hoạch chế biến, dự trữ làm thức ăn cho gia súc; tổ chức trồng cỏ, gieo ngô dày, ngô sinh khối...để làm thức ăn cho trâu, bò vào vụ Đông. Đảm bảo mỗi hộ chăn nuôi có ít nhất một cây rơm, lượng thức ăn dự trữ đáp ứng đảm bảo bình quân 20-30kg thức ăn thô, xanh hoặc 5-7 kg rơm khô/con trâu, bò/ngày đêm; sửa chữa, che chắn chuồng trại; có kế hoạch phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi vụ Đông - Xuân năm 2022-2023.
Trong những ngày giá rét, khi nhiệt độ xuống dưới 12°C không cho gia súc làm việc hoặc chăn thả tự do mà nuôi nhốt tại chuồng để quản lý và chăm sóc; cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh, bổ sung các loại khoáng, Vitamin; có biện pháp sưởi ấm cho đàn vật nuôi trong những ngày giá rét. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn vật nuôi; định kỳ tẩy ký sinh trùng; vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi nhằm nâng 2 cao sức đề kháng, tạo miễn dịch phòng bệnh cho đàn vật nuôi trước khi bước vào vụ Đông. Thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc việc triển khai công tác phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi tại cơ sở./.