DetailController

Thời sự trong ngày

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh nhìn từ góc độ cung cầu lao động

26/08/2010 00:00

Thực hiện Nghị Quyết tỉnh đảng bộ Hòa Bình lần thứ XIV đề ra giai đoạn 2006 -2010, bình quân hàng năm đã giải quyết việc làm mới cho khảng 16. 000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động là 1.600. Tuy nhiên bình quân hàng năm số người thiếu việc làm, việc làm mới trên địa bàn còn khoảng 27.000. Tính đến cuối năm 2009, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo toàn tỉnh là 22,6%, trong đó lao động ở khu vực nông thôn nông thôn là 17%, vì vậy việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010- 2020 theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ là nhiệm vụ cấp bách.

 

Từ thực trạng công tác lao động việc làm đào tạo nghề
          Tỉnh miền núi Hòa Bình có trên 80 vạn dân, trong đó tỷ lệ nữ chiếm 50,25%. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 73% tương đương với 585.000 người( nữ 286.000 người chiếm 48,8%), trong đó lực lượng lao động chiếm 79% tương đương với 462.000 người. ( Lực lượng lao động ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 83,26 % tương đương với khoảng 384.661 người ). Cơ cấu lao động khu vực Nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp – Công nghiệp xây dựng – Dịch vụ tương đương là 71,7% - 11,8 % – 16,5 %. Tính đến 30 tháng 6 năm 2010, trên địa bàn tỉnh có trên 60.000 lao động làm việc trong 1.721 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thu nhập bình quân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2.500.000 đồng/ người/ tháng, các doanh nghiệp nhà nước 1.800.000 và các doanh nghiệp khác là 1.400.000. thông qua việc phát triển kinh tế xã hội trên cả ba lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, dịch vụ thương mại và công nghiệp xây dựng đã giải quyết việc làm, việc làm mới hàng năm cho 16.000 lao động. Bình quân 21 cơ sở đào tạo nghề hàng năm đã đào tạo cho 9.000 lao động, trong đó trình độ trung cấp, cao đẳng nghề 3.000 người còn lại là trình độ sơ cấp cho các nghề truyền thống phục vụ giải quyết việc làm tại chỗ 6.000 người.
          Mặc dù cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đã tăng cường đảy mạnh phát triển kinh tế, tập trung đầu tư, chuyển đổi cơ cấu kinh tế tạo ra nhiều chỗ làm việc, cùng với việc đẩy mạnh phát triển thị trường lao động thông qua các hội chợ việc làm liên tục hàng năm từ năm 2003 đến 2006, nhằm tuyên truyền, quảng bá và tạo điều kiện cho người lao động dần được tiếp xúc với thị trường lao động. Mỗi kỳ hội chợ đã thu hút được hàng vạn lao động và hàng trăm gian hàng của các trường dạy nghề,  các trung tâm dạy nghề, các trung tâm dịch vụ việc làm, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tới tham dự. Qua tổng kết đánh giá cho đến nay đã có khoảng 30.000 lượt lao động tới hội chọ việc làm để giao dịch.Tiếp tục phát huy kết quả đó, nhằm thay đổi cách thức tiếp cận ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả của thị trường lao động, giúp cho người lao động và chủ sử dụng lao động, giữa các cơ sở dạy nghề và người học nghề thường xuyên được gặp gỡ và trao đổi, tuyển dụng và học nghề, từ năm 2007, tỉnh Hòa Bình là một trong 15 tỉnh ở Miền bắc đã triển khai thực hiện thí điểm “ Sàn giao dịch việc làm”. Cho tới nay Sàn đã mở nhiều phiên giao dịch chính, mỗi phiên giao dịch có từ 1.500 - trên 2.000 người tới tham dự, số lao động được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp ngày càng tăng, bình quân khỏang 1.000 lao động cho mỗi phiên, số lao động được tuyển sinh học nghề tại 21 cơ sở trên địa bàn hàng năm bình quân từ 8.000 – 9.000 người, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh từ 12% năm 2006 lên 22,6%  năm 2009, đây thực sự là nơi gặp gỡ để tạo điều kiện cho các nhà doanh nghiệp tuyển được những lao động  phù hợp để phục vụ tốt cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Các trường, các trung tâm dạy nghề thông qua đây để có kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo theo ngành, nghề sát với thị trường hơn, các trung tâm dịch vụ việc làm có điều kiện tư vấn, giới thiệu việc làm có hiệu quả, các nhà quản lý thông qua sàn giao dịch để tổng hợp và nắm tình hình phục vụ cho việc họach định chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ngắn hạn và dài hạn, phát triển thị trường lao động sát thực hơn ,và đặc biệt người lao động với năng lực của mình, điều kiện hoàn cảnh của mình, tự chọn cho mình một cơ sở đào tạo phù hợp nhất, một việc làm ổn định. Cho đến nay sàn giao dịch việc làm đã được di chuyển đến ba cụm huyện để tổ chức giao dịch. Tuy nhiên theo các chuyên gia tính toán thì năm 2010 dự tính cung lao động là 462.200 người, trong khi đó cầu lao động được tính toán bằng phương pháp thông qua cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế và mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh theo phương án xu thế là 442.200 người, đồng thời phấn đấu chuyển đổi khoảng 2% lao động khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp khoảng 7.000 lao động, như vậy chênh lệch cung cầu lao động hàng năm trên địa bàn khoảng 27.000 lao động cần được đào tạo nghề và giải quyết việc làm mới, đây thực sự là một khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. 
          Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
Biểu số1: Bảng dân số và tình trạng việc làm lao động khu vực nông thôn tỉnh năm 2010
Đơn vị tính: 1.000 người

Số
Nội dung
Tổng
 
 
Trong
đó
 
Ghi chú
TT
 
Số
Nam
Nữ
Số người trong độ tuổi lao động
Số người tham gia hoạt động kinh tế
Số người được đáo tạo
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
Dân số
800
405
395
585
462
200
25%
2
Dân số khu vực nông thôn,
 
667
335
332
433
380
126
19%

 
Biểu số 2: Phân loại theo trình độ văn hóa và chuyên môn của lao động tham gia hoạt động kinh tế khu vực nông thôn năm 2010
Đơn vị tính: người

Số
 
Số người tham
                 kinh
Gia hoạt động tế
Ghi chú
TT
Nội dung
Tổng số
Nữ
 
1
2
3
4
5
I
Chia theo trình độ văn hóa
380.000
186.000
 
1
Không biết chữ
3.800
 
 
2
Chưa hết tiểu học
82.800
 
 
3
Tốt nghiệp tiểu học
130.000
 
 
4
Tốt nghiệp trung học cơ sở
121.600
 
 
5
Tốt nghiệp trung học phổ thông
41.800
 
 
II
Chia theo trình độ chuyên môn
380.000
186.000
 
1
Không trình độ
326.800
 
 
2
Trình độ sơ cấp nghề
38.000
 
 
3
Trình độ trung cấp nghề
10.800
 
 
4
Cao đẳng, đại học
4.900
 
 

 
          Qua các số liệu trên cho ta thấy, số người trong độ tuổi lao động ỏ khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao, và đa số là hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Mặc dù trong những năm qua, cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thì cơ cấu lao động cũng đẫ có bước chuyển dịch tích cực, nhưng tỷ lệ lao động trong ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp vẫn còn rất cao 74,6 %, đặc biệt là chất lượng lao động rất thấp, tính đến cuối năm 2009, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt khoảng 22,5%( Khu vực nông thôn 17%). Do chất lượng lao động thấp nên năng suất lao động tăng không đáng kể, thu nhập của những lao động làm việc ở khu vực nông thôn thấp, năm 2009 bình quân chung chỉ đạt 680.000 đồng/người/tháng, khu vực thành thị là 1.362.000 đồng/người/tháng.
 Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng của chất lượng nguồn nhân lực thấp và giải quyết việc làm chưa đáp ứng thị trường lao động trên địa bàn tỉnh đó là điểm xuất phát thấp, nền kinh tế hàng hoá chậm phát triển, trên 80% số người trong độ tuổi lao động sống ở khu vực nông thôn, nơi mà sản suất thuần nông đã gắn bó lâu đời với nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế thì nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, công tác đào tạo nghề còn bất cập, công tác thông tin, tuyên truyền còn nhiều hạn chế, nên số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm được đào tạo nghề là chưa đáng kể. Mặt khác muốn được đào tạo nghề thì người lao động phải có trình độ văn hoá tối thiểu là tốt nghiệp trung học cơ sở, nhưng số người chưa biết chữ, chưa tốt nghiệp tiểu học và mới tốt nghiệp tiểu học chiếm tới 58,5% số người đang hoạt động kinh tế ở khu vực nông thôn, số người có trình độ văn hoá tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm 30,4% và tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ chiếm 11,1%. Đây là một khó khăn lớn cho việc đào tạo những nghề trong các lĩnh vực công nghệ cao, do đó muốn đào tạo nghề cho người lao động nông thôn đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì trước hết cần phải nâng cao trình độ văn hoá cho người lao động. Nhu cầu học nghề, hình thức học nghề để tìm việc làm mới và để tăng thời gian lao động ở khu vực nông thôn của tỉnh cũng rất đa dạng, do phần đông người lao động ít được tiếp cận các thông tin về cầu lao động của các Doanh nghiệp. Như vậy lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao trong dân số là một thuận lợi lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhưng chất lượng lao động, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp là những thách thức không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại.

Theo năng lực của các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, các tập thể và cá nhân có đủ điều kiện đào tạo nghề trên địa bàn thì bình quân hàng năm ta có thể đào tạo nghề cho khoảng 14.000 lao động trong đó lao động là nông thôn là 11.000 người, như vậy mỗi năm sẽ đào tạo khoảng 3% số lao động trong độ tuổi lao động, dự kiến đến năm 2020 sẽ đào tạo được khoảng 123.000 lao động nông thôn theo tinh thần Quyết định 1956 của Chính phủ, góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo ở khu vực nông thôn lên trên 50%./.