ListNewByCategory

Tập trung phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng hóa nông sản cung cấp cho thị trường

(07/10/2024)
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, theo chuỗi giá trị, gắn với thị trường tiêu thụ, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng bộ với thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, ngành Nông nghiệp của tỉnh đã chú trọng hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Phát huy lợi thế của mỗi tiểu vùng để tiếp tục phát triển các vùng chuyên canh tập trung. Kết quả các lĩnh vực cụ thể như sau:

Khôi phục sản xuất sau bão và thúc đẩy sản xuất vụ Đông 2024

(01/10/2024)
Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp, do ảnh hưởng của bão và hoàn lưu bão số 3 (YAGI), trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã xảy ra dông lốc, mưa lớn từ đêm 6/9 - 16/9/2024. Với các đợt thiên tai liên tiếp xảy ra đã làm ảnh hưởng, gây nhiều thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Yên Thủy: Phấn đấu tới năm 2030 diện tích chè toàn huyện đạt khoảng 80ha

(01/10/2024)
Nhằm phát triển các vùng nguyên liệu chè tập trung nhằm nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, UBND huyện Yên Thủy đã ban hành kế hoạch phát triển bền vững, đa giá trị cây chè trên địa bàn huyện giai đoạn 2024 – 2030.

Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông xuân toàn tỉnh là 65.488,9 ha, tăng 5,63 % so với kế hoạch

(16/08/2024)
Năm 2024, sản xuất trồng trọt gặp nhiều khó khăn như: Giá vật tư nông nghiệp tăng cao; ảnh hưởng của không khí lạnh, kèm theo sương muối vào ban đêm và sáng sớm, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đặc biệt là các loại rau ăn lá, diện tích mạ và lúa mới cấy. Mưa đá, mưa lớn kéo dài làm cho một số diện tích hoa màu bị ảnh hưởng…Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bám sát đồng ruộng và cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống; chủ động công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng để dự báo sớm, hướng dẫn cơ sở và người nông dân áp dụng biện pháp quản lý phù hợp để đảm bảo diện tích gieo trồng theo Kế hoạch.

Phát hiện và xử lý kịp thời sinh vật gây hại trên các loại cây trồng

(16/08/2024)
Tháng 8, nhiệt độ trung bình toàn tỉnh 28,2 độ C đến 29 độ C; có thời điểm cao nhật là 39,8 độ C. Độ ẩm trung bình 77-88%. Tổng lượng mưa trung bình là 126,14mm; thấp hơn cùng kỳ năm 2023 là 213,6mm. Tổng lượng nắng là 1267,4 giờ, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 là 159,6 giờ. Thời tiết nắng nóng, một số kỳ nắng nóng gay gắt xen kỹ mưa dông đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật gây hại phát sinh và gia tăng.

Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tháng 8 năm 2024

(15/08/2024)
Trong tháng 8 năm 2024, nhìn chung tình hình phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Các địa phương tích cực, chủ động trong chỉ đạo, tổ chức sản xuất mùa vụ; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và thủy sản nuôi, công tác phòng chống cháy rừng. Công tác kiểm soát giết mổ động vật, điều tiết nước hợp lý, quản lý chặt chẽ nước các hồ đập, đảm bảo tích đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân được triển khai thực hiện tốt.

Tập trung khắc phục thiệt hại do mưa lũ, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với địa phương và cơ cấu mùa vụ

(13/08/2024)
Trong tháng 8, điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng, nền nhiệt độ trung bình từ 27-350c. Các địa phương tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi tập trung gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng vụ mùa - hè thu. Cây ăn quả có múi phát triển thân lá (vườn kiến thiết), phát triển quả (vườn kinh doanh), sâu bệnh hại ở mức độ trung bình – nhẹ.

Hiển thị 1 - 8 of 367 kết quả.