ListNewByCategory

Chương trình bình chọn Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2023

(19/04/2023)
Ngày 18/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công văn số 947/SNN-PTNT về đề nghị phối hợp lựa chọn sản phẩm tham dự Chương trình bình chọn Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2023. Theo đó, đề nghị Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh thông báo tới doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể tại địa phương có các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm dịch vụ phục vụ nông nghiệp chất lượng cao có nhu cầu quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm của mình đăng ký tham gia Chương trình bình chọn và truyền thông, quảng bá “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam”.

Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật và rà soát, chấn chỉnh tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi

(18/04/2023)
Để chủ động phòng, chống có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi, ổn định phát triển sản xuất chăn nuôi trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công văn số 936/SNN-CNTY, ngày 17/4/2023 đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định.

Tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023

(18/04/2023)
Hiện nay cây trồng vụ Đông xuân 2022-2023 đang giai đoạn sinh trưởng sinh thực (Lúa xuân làm đòng- trỗ bông; ngô 7-9 lá, lạc: phân cành- ra hoa; cây ăn quả: đậu quả -phát triển quả), là giai đoạn cây trồng mẫn cảm với các điều kiện thời tiết bất thuận, cũng như các đối tượng sâu bệnh hại (bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, chuột trên lúa; bệnh xì gôm- chảy mủ, bệnh đốm nâu, bệnh loét-sẹo, nhóm nhện nhỏ trên cây có múi,…vv), có thể ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng và sản lượng các loại cây trồng.

Công tác ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh

(18/04/2023)
Tháng 3/2023, 02 đợt không khí lạnh vào các ngày 13 và 26/3 gây trời rét. Từ ngày 22-23/3, nắng nóng xảy ra trên diện rộng ở tỉnh Hòa Bình, cũng là đợt nắng nóng đầu tiên trong năm 2023 (Lạc Sơn 39,40C và Kim Bôi 41,40C). Theo thống kê, đến ngày 10/4/2023 diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị hạn hán (thiếu nước) là 7.135 ha, chiếm khoảng 31,11% diện tích tưới tiêu vụ Chiêm Xuân, trong đó địa phương bị hạn hán nặng nề gồm có các huyện Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Kim Bôi, Lương Sơn. Hiện tại các địa phương chưa có thiệt hại gì.

Xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy về đích nông thôn mới năm 2022

(17/04/2023)
Bảo Hiệu là một xã vùng III của huyện Yên Thủy cách trung tâm huyện 7 km về phía Bắc. Xã xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, xuất phát điểm thấp. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người là 5,6 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn cao 44,4%, số tiêu chí nông thôn mới đạt được là 4/19 tiêu chí.

Hòa Bình phát huy thế mạnh nuôi trồng thủy sản

(14/04/2023)
Tỉnh Hòa Bình có diện tích nuôi cá ao hồ nhỏ, nuôi cá ruộng, nuôi cá hồ chứa là 2.695 ha, số lồng nuôi cá 4.900. Riêng trong quý I năm 2023, tổng sản lượng nuôi, khai thác ước đạt khoảng 3.063 tấn.

Chú trọng phát triển ngành Chế biến và thương mại lâm sản

(13/04/2023)
Thời gian qua, thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch, đề án, dự án quan trọng về bảo vệ, phát triển rừng, ngành Lâm nghiệp tỉnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Sự phát triển của Ngành Lâm nghiệp là điều kiện cần thiết cho ngành Chế biến và thương mại lâm sản. Các sản phẩm từ gỗ như: Đồ mộc, ván ép, bột giấy, đũa, mành... đáp ứng nhu cầu ngày càng của thị trường, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Thúc đẩy xuất khẩu nông sản

(13/04/2023)
Thời gian qua, do dịch bệnh Covid-19 kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và lĩnh vực trồng trọt nói riêng, nhất là trong việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do áp dụng quy định hạn chế đi lại giữa các vùng.

Phát triển kinh tế số - Một trong ba trụ cột chuyển đổi số

(12/04/2023)
Nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã bám sát chủ trương, quy định pháp luật và tình hình thực tiễn của địa phương ban hành các văn bản về chuyển đổi số tại địa phương. Trong đó phát triển kinh tế số là một trong ba trụ cột của chuyển đổi số.

Lương Sơn: Tập trung khắc phục diện tích sản xuất nông nghiệp bị hạn hán

(10/04/2023)
Vụ Đông xuân năm 2023, toàn huyện Lương Sơn gieo trồng 3.900 ha, trong đó: Cây lúa 1.900 ha, cây màu 2.000 ha. Theo thống kê của các xã, thị trấn đến nay diện tích lúa, màu bị hạn trên 1.068 ha, chiếm trên 27,4 % diện tích gieo trồng, không đảm bảo nước tưới, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vụ Đông Xuân 2023.

Nâng cao năng lực cho các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tham gia tích cực hơn vào chuỗi thị trường

(07/04/2023)
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện đang chăn nuôi khoảng 30 nghìn con lợn bản địa. Trong 22 giống lợn bản địa của Việt Nam được công bố, Hòa Bình có 2 giống lợn, gồm lợn mán và lợn bản. Nhiều năm qua, các giống lợn mán, lợn bản được nuôi nhiều ở các địa phương, nhất là khu vực vùng cao, nơi có lợi thế về bãi chăn thả và nguồn thức ăn tự nhiên. Với giá bán cao như một loại đặc sản, thời gian qua lợn mán, lợn bản đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho các hộ nông dân, đặc biệt đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Lạc Sơn: Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền về công tác dồn điền, đổi thửa

(07/04/2023)
Để khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán, tạo ra các ô thửa có diện tích lớn, để có điều kiện thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tạo thành các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá, bền vững; tạo cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân và đảm bảo theo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ góp phần xây dựng nông thôn mới. UBND huyện Lạc Sơn đã ban hành kế hoạch triển khai dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp. Theo kế hoạch giao thực hiện dồn điền, đổi thửa đến năm 2025, huyện Lạc Sơn sẽ thực hiện dồn đổi khoảng 6.300 ha đất sản xuất.

Tân Lạc triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ nông dân, phục hồi nông nghiệp

(06/04/2023)
Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hỗ trợ nông dân, phục hồi phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, tại Công văn số 4817/VPCP-QHĐP ngày 1/8/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi đất sản xuất lúa không hiệu quả sang chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn trái mang hiệu quả cao; triển khai hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, chính sách hỗ trợ đặc thù đối với đội ngũ người nông dân tham gia sản xuất giống.

Chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa vụ Xuân 2023

(05/04/2023)
Trong tháng 4/2023 khu vực Bắc Bộ tiếp tục duy trì trạng thái ẩm ướt, có mưa nhỏ, mưa phùn, nhiều sương mù về đêm và sáng sớm, tiếp tục có các đợt không khí lạnh tăng cường là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn xuất hiện, lây lan và gây hại diện rộng, trên giống nhiễm, vùng ổ bệnh cũ, trên lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ đến trỗ bông. Theo điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hiện một số địa phương như: Kim Bôi, Lạc Thủy, Thành phố Hòa Bình bệnh đạo ôn đã xuất hiện và gây hại, tỷ lệ phổ biến 1-3% số lá, cục bộ gây lụi từng bụi, từng chòm.

Hòa Bình xếp thứ 3 toàn quốc về công tác quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2022

(04/04/2023)
Theo Thông báo số 1996/TB-BNN-VP, ngày 31/3/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Kết quả xếp hạng các địa phương về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2022, tỉnh Hòa Bình xếp thứ 3 với 89,50 điểm, xếp sau tỉnh Cần Thơ (xếp thứ nhất với 92,50 điểm) và Sóc Trăng (xếp thứ 2 với 91 điểm). Theo đó, Hòa Bình thuộc nhóm các địa phương triển khai tốt công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2022. Năm 2021, tỉnh Hòa Bình đạt 92,5 điểm, xếp thứ 2/63 tỉnh, thuộc nhóm địa phương triển khai tốt.

Hiển thị 261 - 280 of 782 kết quả.