ListNewByCategory

Lương Sơn: Tập trung khắc phục diện tích sản xuất nông nghiệp bị hạn hán

(10/04/2023)
Vụ Đông xuân năm 2023, toàn huyện Lương Sơn gieo trồng 3.900 ha, trong đó: Cây lúa 1.900 ha, cây màu 2.000 ha. Theo thống kê của các xã, thị trấn đến nay diện tích lúa, màu bị hạn trên 1.068 ha, chiếm trên 27,4 % diện tích gieo trồng, không đảm bảo nước tưới, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vụ Đông Xuân 2023.

Nâng cao năng lực cho các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tham gia tích cực hơn vào chuỗi thị trường

(07/04/2023)
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện đang chăn nuôi khoảng 30 nghìn con lợn bản địa. Trong 22 giống lợn bản địa của Việt Nam được công bố, Hòa Bình có 2 giống lợn, gồm lợn mán và lợn bản. Nhiều năm qua, các giống lợn mán, lợn bản được nuôi nhiều ở các địa phương, nhất là khu vực vùng cao, nơi có lợi thế về bãi chăn thả và nguồn thức ăn tự nhiên. Với giá bán cao như một loại đặc sản, thời gian qua lợn mán, lợn bản đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho các hộ nông dân, đặc biệt đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Lạc Sơn: Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền về công tác dồn điền, đổi thửa

(07/04/2023)
Để khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán, tạo ra các ô thửa có diện tích lớn, để có điều kiện thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tạo thành các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá, bền vững; tạo cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân và đảm bảo theo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ góp phần xây dựng nông thôn mới. UBND huyện Lạc Sơn đã ban hành kế hoạch triển khai dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp. Theo kế hoạch giao thực hiện dồn điền, đổi thửa đến năm 2025, huyện Lạc Sơn sẽ thực hiện dồn đổi khoảng 6.300 ha đất sản xuất.

Tân Lạc triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ nông dân, phục hồi nông nghiệp

(06/04/2023)
Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hỗ trợ nông dân, phục hồi phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, tại Công văn số 4817/VPCP-QHĐP ngày 1/8/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi đất sản xuất lúa không hiệu quả sang chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn trái mang hiệu quả cao; triển khai hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, chính sách hỗ trợ đặc thù đối với đội ngũ người nông dân tham gia sản xuất giống.

Chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa vụ Xuân 2023

(05/04/2023)
Trong tháng 4/2023 khu vực Bắc Bộ tiếp tục duy trì trạng thái ẩm ướt, có mưa nhỏ, mưa phùn, nhiều sương mù về đêm và sáng sớm, tiếp tục có các đợt không khí lạnh tăng cường là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn xuất hiện, lây lan và gây hại diện rộng, trên giống nhiễm, vùng ổ bệnh cũ, trên lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ đến trỗ bông. Theo điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hiện một số địa phương như: Kim Bôi, Lạc Thủy, Thành phố Hòa Bình bệnh đạo ôn đã xuất hiện và gây hại, tỷ lệ phổ biến 1-3% số lá, cục bộ gây lụi từng bụi, từng chòm.

Hòa Bình xếp thứ 3 toàn quốc về công tác quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2022

(04/04/2023)
Theo Thông báo số 1996/TB-BNN-VP, ngày 31/3/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Kết quả xếp hạng các địa phương về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2022, tỉnh Hòa Bình xếp thứ 3 với 89,50 điểm, xếp sau tỉnh Cần Thơ (xếp thứ nhất với 92,50 điểm) và Sóc Trăng (xếp thứ 2 với 91 điểm). Theo đó, Hòa Bình thuộc nhóm các địa phương triển khai tốt công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2022. Năm 2021, tỉnh Hòa Bình đạt 92,5 điểm, xếp thứ 2/63 tỉnh, thuộc nhóm địa phương triển khai tốt.

Hiển thị 271 - 280 of 782 kết quả.