NewsByCategory

DetailController

Những lời Bác dạy

Chủ tịch Hồ Chí Minh tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí

27/10/2023 08:14
Cả cuộc đời cống hiến cho dân, cho nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là mẫu mực về đạo đức cách mạng, mà còn là tấm gương sáng về tinh thần tiết kiệm. Người thường răn dạy mọi người cần phải tiết kiệm và làm gì cũng có thể tiết kiệm.
Cách mạng Tháng Tám vừa mới thành công, Bác Hồ với cương vị Chủ tịch Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhắc nhở ngay các cơ quan từ Trung ương đến cơ sở: cán bộ là đầy tớ của dân, không được vung phí tiền bạc, công sức của dân, của nước, phải gương mẫu thực hành tiết kiệm và vận động, giáo dục Nhân dân tăng gia sản xuất, thi đua tiết kiệm. Trong suốt cuộc đời cách mạng cho đến khi Bác đi xa, Bác thường xuyên dạy bảo cán bộ, đảng viên, Nhân dân tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu.

Bằng những lời lẽ dễ hiểu, nôm na, Bác giải thích: tiết kiệm là để tích luỹ vốn, đầu tư­ cho sản xuất, làm cho sản xuất phát triển, trên cơ sở đó cải thiện dần đời sống Nhân dân. Trả lời câu hỏi “Tiết kiệm là gì?”, Ngư­ời nói: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là “xem đồng tiền bằng cái trống” gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu; tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và Nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại tiết kiệm cốt để giúp vào việc tăng gia sản xuất mà tăng gia sản xuất là để nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và Nhân dân. Tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực”.“Chúng ta phải tiết kiệm thời gian (rút thời gian đối với công việc), chúng ta phải tiết kiệm sức lao động (giảm người đối với việc, để làm việc khác). Chúng ta phải tiết kiệm tiền của (giảm tiền chi cho việc)”(1). Trong kháng chiến chống Pháp, khi kêu gọi mọi ng­ười tiết kiệm, Ngư­ời giải thích: kinh tế của ta nghèo nàn, lạc hậu, chúng ta cần phải có một nền kinh tế khá, để kháng chiến và kiến quốc. Muốn xây dựng kinh tế, thì phải có tiền của để làm vốn. Muốn có vốn, thì các n­ước tư­ bản dùng 3 cách: vay mư­ợn n­ước ngoài, ăn c­ướp của các thuộc địa, bóc lột công nhân, nông dân. Những cách đó chúng ta đều không thể làm đư­ợc. Chúng ta chỉ có cách là một mặt tăng gia sản xuất, một mặt tiết kiệm để tích trữ thêm vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của ta.

Người quan niệm tiết kiệm là công việc của mọi ng­ười, ai ai cũng cần tiết kiệm, cơ quan, đơn vị cũng có thể tiết kiệm đ­ược. Không chỉ công nhân, nông dân cần thực hành tiết kiệm mà cả chiến sỹ, các đơn vị bộ đội không phải là cơ quan sản xuất cũng vẫn có thể tiết kiệm đ­ược, các chiến sĩ cũng cần tiết kiệm và cũng có thể tiết kiệm. Tr­ước kia Cục vận tải phải chở 100 xe đạn, nay chỉ cần chở 20 xe, tiết kiệm đ­ược xe cộ và dầu mỡ. Xe chạy ít, thì đ­ường sá phải chữa ít, thế là tiết kiệm đ­ược dân công.v.v... Trong các chiến dịch thu đ­ược nhiều chiến lợi phẩm (thuốc, đạn, l­ương thực, súng ống .v.v...), bộ đội biết tiết kiệm, dùng nó mà đánh giặc.

Khi miền Bắc đ­ược giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn khẳng định ý nghĩa to lớn của việc tiết kiệm. Theo Ngư­ời, chúng ta phải tiết kiệm sức lao động. Thí dụ: “Việc gì trư­ớc kia phải dùng 10 ng­ười, nay ta phải tổ chức sắp xếp cho khéo, phải nâng cao năng suất của mỗi ng­ười, nhờ vậy mà chỉ dùng 5 ngư­ời cũng làm đ­ược”. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ. Việc gì tr­ước kia phải làm 2 ngày, nay vì tổ chức sắp xếp khéo, năng suất cao, ta có thể làm xong trong 1 ngày. Chúng ta phải tiết kiệm tiền của. Việc gì trước phải dùng nhiều ng­ười, nhiều thời giờ, phải tốn 2 vạn đồng. Nay vì tiết kiệm đ­ược sức ngư­ời và thời giờ, nguyên liệu, cho nên chỉ tốn 1 vạn là đủ. Theo Ngư­ời, cần tìm cách tổ chức sắp xếp cho hợp lý, để một ngư­ời có thể làm việc nh­ư hai ng­ười, một ngày có thể làm việc của hai ngày, một đồng có thể dùng bằng hai đồng.  

Ngay trong điều kiện kháng chiến khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn khẳng định chúng ta quyết tâm tăng gia và tiết kiệm, thì nhất định tăng gia đ­ược và tiết kiệm được.

“Cơ quan nào cũng cần và cũng có thể tiết kiệm. Nếu cán bộ t­ư pháp nâng cao năng suất, làm việc mau chóng, thì sẽ giúp cho những đồng bào có việc đến tư­ pháp tiết kiệm đ­ược ngày giờ, để tăng gia sản xuất”.

Ai cũng có thể và cũng nên tiết kiệm, nếu ta khéo tiết kiệm sức ngư­ời, tiền của và thời giờ, thì với sức lao động, tiền tài của n­ước ta hiện nay, ta có thể tăng gia sản xuất gấp bội mà lực lư­ợng của ta về mọi mặt cũng tăng gấp bội.

Ngư­ời phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tiết kiệm thời gian và năng suất lao động. Tiết kiệm thời gian đi đôi với tăng năng suất. Tr­ước kia một ngư­ời thợ dệt vải đi lại hơn 5.200 b­ước trong hai tiếng đồng hồ. Nay các nhà máy dệt đổi mới, hợp lý hoá các thao tác nên chỉ phải đi lại 2.300 bư­ớc. Nh­ư vậy, người thợ đã bớt mệt nhọc mà năng suất lại tăng thêm: Xích Kiến Tú là một cô thợ dệt 17 tuổi, đã tìm ra cách hợp lý ấy.

Bác Hồ quan niệm rất rõ rằng: đi đôi với tiết kiệm, phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. “Muốn thành công trong việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm cũng phải nhổ cỏ cho sạch, nghĩa là phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu”. Nếu không, thì nó sẽ làm hại đến công việc của ta.

Lãng phí có nhiều cách:

 “Lãng phí sức lao động: vì kém tinh thần phụ trách và tổ chức, sắp xếp vụng, việc gì ít người cũng làm được mà vẫn dùng nhiều người…

Lãng phí thì giờ: việc gì có thể làm trong một ngày, một buổi cũng kéo dài đến mấy ngày. Thí dụ: những cuộc khai hội vì người phụ trách chuẩn bị chương trình không đầy đủ, người đến dự thì không chuẩn bị ý kiến, đáng lẽ chỉ một ngày thì bàn bạc và giải quyết xong vấn đề, song cuộc khai hội kéo dài đến 5, 3 ngày… phải kiên quyết chống thói họp lu bù, mất thì giờ, hại sức khỏe mà không kết quả thiết thực”.

Lãng phí của công có rất nhiều hình thức “… Bác Hồ đã nêu lên một loạt thí dụ như dùng vật liệu, nguyên liệu một cách phí phạm; không sử dụng hết công suất máy móc; vung phí xăng dầu, để thóc trong kho ẩm ướt, hao hụt; ngân hàng sử dụng tiền bạc không lợi cho việc tăng gia sản xuất; Nhân dân làm đám cưới, đám ma tốn kém…”

Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa: “Tham ô là ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của Nhân dân, ăn bớt của bộ đội; tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ làm quỹ riêng cho địa phương, đơn vị mình”.

Người nghiêm khắc nhận xét: “Tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể, của Nhân dân là hành động trộm cắp”, “Lãng phí cũng có tội như tham ô… Lãng phí có khi còn tai hại hơn nạn tham ô… Người phạm tội có tội đã đành, người thấy những tội ấy mà không nêu ra (tham ô, lãng phí, quan liêu) cũng như có tội”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, “tham ô là trộm cư­ớp. Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho Nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”. Nguyên nhân của nạn tham ô và lãng phí là vì bệnh quan liêuTrong nhiều bài nói chuyện của Bác với cán bộ, đảng viên, Bác nêu hai nguyên nhân chính gây nên tệ tham ô, lãng phí là do “bệnh quan liêu” và “chủ nghĩa cá nhân, tự tư tự lợi, ích kỷ hại nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết”. Những ng­ười và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp d­ưới không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng. Đối với công việc thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn đề. Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi, đến chốn. Vì quan liêu “thành thử có mặt mà không thấu suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững, kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí… bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí”. Vì vậy, muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí, thì trư­ớc mắt phải khắc phục bệnh quan liêu.

Bác Hồ đã liệt “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của Nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”(2)Người cho đó là: Kẻ thù khá nguy hiểm, vì không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta, làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vượt khó khăn của ta, phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”(3). Tham nhũng còn gây ra tác hại làm giảm sút lòng tin của Nhân dân đối với bộ máy và công chức, viên chức nhà nước, triệt tiêu động lực cơ bản nhất của sự phát triển.

Xem như vậy, cuộc đấu tranh chống kẻ thù này - Bác gọi là “giặc trong lòng”, “giặc nội xâm” - thật quyết liệt, lâu dài và phải làm thường xuyên, không một phút lơi lỏng, nhất là trong tình hình mới hiện nay. Thiết nghĩ, lúc này hơn bao giờ hết mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hiện tốt lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của Nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng(4)“… một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”(5).

Phải thật sự “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, chống các tệ nạn mà ai cũng bất bình, chê trách. Các cơ quan, đơn vị và đoàn thể phải có những biện pháp đồng bộ, tăng cường công tác giáo dục, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, việc chấp hành các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phải kết hợp tăng cường kỷ cương, pháp luật với giáo dục, kết hợp biện pháp hành chính với phát huy vai trò của quần chúng Nhân dân; mọi công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình - đúng là tai mắt của Quốc hội để đưa đất nước đi vào hoạt động có trật tự, kỷ cương, thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển, nêu cao khát vọng xây dựng đất nước hùng cường,thịnh vượng.