NewsByCategory

DetailController

Tin tức và sự kiện

Kỷ niệm bốn lần được gặp Bác Hồ

13/04/2012 00:00

 “Bốn lần được gặp Bác Hồ, một lần được Bác gửi thư khen là vinh dự, phần thưởng lớn nhất trong cuộc đời tôi. Đó là một vị lãnh tụ kiệt xuất nhưng rất đỗi giản dị, gần gũi, tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp, chu đáo. Bác như một người cha muôn vàn kính yêu.” – Bà Lê Thị Tâm, nguyên Chủ tịch UBND TX Hoà Bình, lão thành cách mạng bộc bạch lòng mình khi nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh.“Bốn lần được gặp Bác Hồ, một lần được Bác gửi thư khen là vinh dự, phần thưởng lớn nhất trong cuộc đời tôi. Đó là một vị lãnh tụ kiệt xuất nhưng rất đỗi giản dị, gần gũi, tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp, chu đáo. Bác như một người cha muôn vàn kính yêu.” – Bà Lê Thị Tâm, nguyên Chủ tịch UBND TX Hoà Bình, lão thành cách mạng bộc bạch lòng mình khi nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bà Tâm luôn giữ gìn, trân trọng những tấm ảnh chụp với Bác Hồ.

 Trong ngôi nhà nhỏ ở tổ 13B, phường Phương Lâm (TPHB), vị trí trang trọng nhất được bà Tâm treo ảnh Bác. Bên dưới là những tấm hình được chụp với Người mà theo bà để giữ được trong thời chiến phải cuộn vào mo cau cất dấu trong hang đá mới còn đến ngày nay. Giờ đây đã bước vào tuổi 88, nhưng bà vẫn nhớ như in giọng nói, hình ảnh và thuộc từng lời căn dặn của Bác. Bà kể: Đầu năm 1947, tôi được Tỉnh uỷ cử lên công tác tại huyện Mai Đà. Thời kỳ đầu cách mạng gian khổ lắm! Nhân dân thiếu muối ăn, thiếu dao phát nương, chi bộ mới được thành lập, bọn phản động treo giải 400 Đông Dương để bắt tôi. Năm 1949, trong lúc phong trào khó khăn, gian khổ thì Bác Hồ gửi thư khen tôi là “Cán bộ kiểu mẫu, chống giặc giữ làng, củng cố và xây dựng chính quyền ở địa phương”. Đó là niềm động viên, khích lệ lớn đối với tôi và cả vùng Mai Đà, từ đó vượt qua mọi khó khăn, xây dựng chính quyền nhân dân. Sau đó, tôi đã 4 lần được gặp Bác. Lần thứ nhất tại Đại hội lần thứ hai của Đảng ở huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang năm 1951. Nhìn thấy Bác cưỡi ngựa từ xa đi đến, đang lúng túng không biết chào thế nào, Bác đã hỏi “Các cô, các chú đến họp rồi à? Đi đường khổ lắm phải không?” Được một vị lãnh tụ hỏi như vậy, chúng tôi cảm động lắm! Khi phát biểu khai mạc Đại hội, Bác đã khóc, ai cũng lo lắng, nhưng Bác giải thích vì Đại hội lần thứ nhất còn phải tổ chức ở xứ người mà lần này là tại mảnh đất Việt Nam ta. Phấn khởi quá! Lần thứ hai tôi được gặp Bác là tại Đại hội thống nhất Việt Minh Liên Việt toàn quốc cũng tại Tuyên Quang. Chúng tôi vinh dự được ăn cơm cùng Bác. Ăn xong mọi người đứng dậy, Bác gọi lại để cùng xếp từng chồng bát, đĩa, đũa riêng để người phục vụ chỉ việc bê đi. Từ đó, cuối mỗi bữa cơm chúng tôi đều làm như vậy. Bác còn đi thăm chỗ nghỉ của đại biểu. Bác lật chiếu lên và nói “Chỗ này không phải là nơi để bít tất.” Bác đi đến chỗ treo khăn mặt và kéo lại cho 4 mép khăn chập vào nhau. Sau đó, Bác trò chuyện với từng cán bộ. Đến tôi, Bác dặn: Là người công tác ở vùng dân tộc miền núi, lại có con nhỏ, cô phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ không được bỏ dở. Đã làm phải tập trung tư tưởng, phải làm cho bằng được, cuộc kháng chiến chống Pháp đến nút rồi. Lời dặn dò của Bác in sâu trong trái tim tôi. Khi về công tác, có lúc mẹ ốm, con đau, thiếu ăn nhưng tôi đã vượt qua tất cả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Lần thứ ba, Bà Lê Thị Tâm được gặp bác tại Trường hợp tác hoá nông nghiệp ở Bến Ngọc (Kỳ Sơn) năm 1958, lần thứ tư tại Đại hội phụ nữ toàn quốc tại Hà Nội năm 1961.

 
Tác phong trong công việc và cách sống giản dị đời thường của Bác đã trở thành những bài học không thể nào quên đối với người phụ nữ gốc Hà Nội gắn bó với đất Mường Hoà Bình. Đến tận bây giờ, bà vẫn làm theo lời Bác dạy từ những việc hàng ngày như gấp chăn màn cho phẳng phiu, vắt khăn mặt cho vuông vắn đến việc quan tâm, giúp đỡ những người khó khăn hơn, dạy dỗ con, cháu theo gương Bác. “Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng tới ngày hôm nay, gặp khó khăn đến mấy tôi cũng cảm thấy không khó khăn vì lời dạy vượt khó của Bác đã in sâu vào trái tim tôi. Mỗi khi sắp đến ngày kỷ niệm sinh nhật Bác, tôi lại cảm thấy nhớ Bác, kính trọng Bác như một người con nhớ cha kính yêu. Với tôi, Bác vẫn còn sống mãi.” – Chia tay bà Lê Thị Tâm, chúng tôi được nghe những dòng tâm sự chân thật đến cảm động như vậy.