NewsByCategory

DetailController

Xây dựng Thương mại Du lịch

Giai đoạn 2024-2025 phấn đấu hoàn thành thực hiện 10 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

18/01/2024 16:09
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm mục đích làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Giai đoạn 2022-2023, tỉnh đã tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện cũng như giải ngân nguồn vốn Chương trình. Tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương thực hiện 10 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022-2023 giao 635.706 triệu đồng, kết quả thực hiện giải ngân đến nay là 482.986 triệu đồng, đạt 75,98% so với kế hoạch giao. Tổng nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Trung ương giao 601.434 triệu đồng, kết quả thực hiện giải ngân 250.036 triệu đồng, đạt 41,57% so với kế hoạch giao.

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Kết quả thực hiện năm 2022-2023 đã phân bổ 136.601 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển 64.640 triệu đồng, vốn sự nghiệp 71.961 triệu đồng để thực hiện hỗ trợ cho 116/3807 hộ làm nhà ở; 2.351 hộ chuyển đổi nghề; 16.150 hộ nước sinh hoạt phân tán; 20 công trình nước sinh hoạt tập trung. Kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển là 48.093 triệu đồng đạt 74,98%; vốn sự nghiệp 34.056 triệu đồng đạt 47,33%. Nguồn vốn phân bổ để thực hiện các nội dung hỗ trợ nhà ở, chuyển đổi nghề đối với hộ thiếu đất sản xuất, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung. Dự kiến giai đoạn năm 2024-2025 sẽ tiếp tục rà soát để thực hiện các nội dung hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt.

Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

Kết quả thực hiện năm 2022-2023 đã phân bổ là 50.000 triệu đồng thực hiện xây dựng 03 điểm dân cư ổn định tập trung cho 113 hộ dân tại các huyện Kim Bôi, Đà Bắc và Tân Lạc. Tuy nhiên do công tác chuẩn bị đầu tư của các huyện Kim Bôi, Đà Bắc và Tân Lạc chậm nên năm 2023 đã điều chuyển 32.800 triệu đồng sang cho dự án khác để đảm bảo giải ngân nguồn vốn được giao, đến nay Dự án ổn định dân cư tập trung xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi đã khởi công xây dựng; Dự án ổn định dân cư tập trung xóm Duốc xã Nánh Nghê, huyện Đà Bắc đang tiến hành lựa chọn nhà thầu xây lắp; riêng dự án ổn định dân cư xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc vẫn chưa hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư. Kết quả giải ngân đến ngày 31/12/2023 là 10.444 triệu đồng đạt 31,84%, tiến độ giải ngân chậm, nguyên nhân do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng để thực hiện các dự án. Giái đoạn 2024-2025 phấn đấu hoàn thành mục tiêu cơ bản sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết trên địa bàn tỉnh cần sự vào cuộc và cố gắng của các cấp, các ngành.  

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị

Kết quả thực hiện năm 2022-2023 đã phân bổ 211.326 triệu đồng, vốn sự nghiệp để thực hiện hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp, trong đó hỗ trợ bảo vệ 45.983 ha rừng; hỗ trợ phát triển sản xuất, chuỗi sản xuất 282 dự án, mô hình; thúc đẩy khởi sự kinh doanh 98 mô hình. Dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý được lựa chọn để triển khai trên địa bàn huyện Đà Bắc, tuy nhiên qua khảo sát của huyện Đà Bắc diện tích đất để phát triển vùng trồng dược liệu quý không đảm bảo về chất lượng mẫu đất theo quy định của Bộ Y tế nên không triển khai được. Kết quả giải ngân vốn sự nghiệp 51.561 triệu đồng đạt 24,4%. Phân bổ kinh phí để thực hiện các nội dung của Dự án, tập trung vào hỗ trợ bảo vệ rừng và hỗ trợ xây dựng các mô hình sinh kế phát triển sản xuất. Giai đoạn 2024-2025 hoàn thành mục tiêu xây dựng 565 dự án, mô hình sinh kế phát triển sản xuất phù hợp với từng địa phương để khai thác tiềm năng lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm nâng cao thu nhập, bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp có công của lĩnh vực dân tộc

Kết quả thực hiện năm 2022 - 2023 đã phân bổ 484.155 triệu đồng, trong đó: vốn đầu tư phát triển 455.366 triệu đồng, vốn sự nghiệp 28.789 triệu đồng để hỗ trợ đầu tư tổng số 331 công trình, trong đó 89 công trình Nhà văn hoá, nhà sinh hoạt cộng đồng; 172 công trình giao thông (đường ngõ xóm, nội đồng); 46 công trình đường trung tâm xã, đường liên xã; 12 công trình chợ; 150 công trình sửa chữa nhà văn hoá, nhà sinh hoạt công trình; 07 công trình thuỷ lợi; 05 công trình y tế. Kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển là 359.754 triệu đồng đạt 79%; vốn sự nghiệp 21.822 triệu đồng đạt 75,8%. Dự kiến nguồn vốn giai đoạn 2024-2025 là 551.522 triệu đồng để đầu tư xây dựng 283 danh mục công trình các loại gồm giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa thôn, xóm, …. đây là nguồn lực quan trọng đóng góp thiết thực cho việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các thôn, xóm, xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.

Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Kết quả thực hiện năm 2022 - 2023 đã phân bổ 238.198 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển 51.400 triệu đồng, vốn sự nghiệp 186.798 triệu đồng để thực hiện đầu tư 10 công trình cải tạo, nâng cấp Trường dân tộc nội trú và Trường phổ thông dân tộc bán trú; 150 người xoá mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số; 200 người bồi dưỡng kiến thức dân tộc; 26.150 lượt người hỗ trợ đào tạo nghề; 15 công trình sửa chữa, bảo dưỡng tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp; 20 công trình mua sắm thiết bị đào tạo nghề tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai các cấp 2.391 lượt người. Kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển là 39.312 triệu đồng đạt 76,48%; vốn sự nghiệp 87.043 triệu đồng đạt 46,60%. Dự kiến đến năm 2025 sẽ cơ bản hoàn thành các mục tiêu của Dự án.

Dự án 6:  Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Kết quả thực hiện năm 2022 - 2023 đã phân bổ 46.487 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển 32.000 triệu đồng, vốn sự nghiệp 14.487 triệu đồng. Hỗ trợ khảo sát kiểm kê, sưu tầm tư liệu di sản văn hoá 02 cuộc; 01 lễ hội truyền thống; tập huấn 360 lượt người về truyền dạy văn hoá phi vật thể; 05 đội văn nghệ truyền thống tại các thôn bản; 03 điểm hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu; 02 công trình tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia; 150 công trình sửa chữa nhà văn hoá, nhà sinh hoạt công trình; hỗ trợ mua sắm thiết bị cho 246 thôn, xóm, bản. Kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển là 25.383 triệu đồng đạt 79,32%; vốn sự nghiệp 10.986 triệu đồng đạt 75,83%. Giai đoạn 2024-2025 hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Dự án 7: Chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Kết quả thực hiện năm 2022 - 2023 đã phân bổ 14.174 triệu đồng vốn sự nghiệp để thực hiện các hoạt động “Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tôc thiểu số và miền núi”; hoạt động “Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số”; xây dựng và phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kết quả giải ngân vốn sự nghiệp 8.106 triệu đồng đạt 57,19%. Dự kiến đến năm 2025, nếu nguồn vốn sự nghiệp được Trung ương cân đối đủ nhu cầu của tỉnh, cơ bản hoàn thành các mục tiêu liên quan đến cải thiện sức khoẻ của người dân tộc thiểu số về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ. Tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại. Khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

Kết quả thực hiện năm 2022 - 2023 đã phân bổ 29.554 triệu đồng vốn sự nghiệp. Kết quả giải ngân vốn sự nghiệp 20.772 triệu đồng đạt 70,28%. Giai đoạn 2024-2025 dự kiến sẽ cơ bản thực hiện được mục tiêu từng bước nâng cao kiến thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

Kết quả thực hiện năm 2022-2023 đã phân bổ 18.475 triệu đồng vốn sự nghiệp thực hiện các hoạt động phát hành, tuyên truyền 21.638 tờ rơi trên 18 xã đặc biệt khó khăn, 12 trường Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh; xây dựng 03 phóng sự tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; hỗ trợ duy trì hoạt động tại 12 trường Phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn; 114 lượt người cho tuyên truyền viên cơ sở. Kết quả giải ngân vốn sự nghiệp 5.654 triệu đồng đạt 30,6%. Giai đoạn 2024-2025 mục tiêu phấn đấu giảm nghèo nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

Kết quả thực hiện năm 2022 - 2023 đã phân bổ 25.870 triệu đồng vốn sự nghiệp để thực hiện Phổ biến tuyên truyên truyền 11.760 lượt người; biểu dương tôn vinh 1.276 người có y tín; trợ giúp pháp lý cho 4.000 lượt người; kiểm tra giám sát 20 cuộc trên các huyện, thành phố. Kết quả giải ngân vốn sự nghiệp 10.036 triệu đồng đạt 38,79%. Giai đoạn 2024-2025 nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi./.

hoabinh.gov.vn