ListNewByCategory

Du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Chủ động và tích cực hơn?

(30/06/2010)

Từ chỗ không có tên trên bản đồ du lịch thế giới, chỉ trong vòng khoảng hai mươi năm, Việt Nam đã là một điểm đến ấn tượng và hấp dẫn bạn bè quốc tế. Nhưng như slogan của ngành du lịch, cái tên Việt Nam, cho đến bây giờ vẫn chỉ là một “vẻ đẹp tiềm ẩn”

Nhạc Cò Ke ống sáo của người Mường

(30/06/2010)

Là dân cư bản địa trên mảnh đất Hòa Bình, từ xa xưa người Mường đã sáng tạo ra một nền văn nghệ dân gian đa dạng và phong phú. Không chỉ có sắc bùa, thường đang bộ mẹng hay những điệu múa duyên dáng làm say đắm lòng người của các cô gái Mường, âm nhạc cò ke ống sáo cũng chiếm một vị trí quan trọng trong kho tàng văn nghệ đa dang và phong phú đó.

Lan tỏa ngược

(29/06/2010)

Người xưa có câu: Muốn dạy người ta, hãy dạy mình trước đã. Bác Hồ nói: "Muốn giáo dục nhân dân làm cho mọi người đều tốt thì cán bộ, đảng viên phải tự giáo dục và rèn luyện hàng ngày".

Xóm Thấu nơi lưu giữ văn hoá Mường

(29/06/2010)

Từ trung tâm huyện Yên Thuỷ đi khoảng hơn 30 km một bản làng xinh xắn hiện ra với những nếp nhà sàn cổ, lưng tựa vào núi, mặt hướng ra cánh đồng xanh ngát đó chính là hình ảnh của một bản làng người mường có tên là xóm Thấu, thuộc xã Lạc Sĩ, huyện Yên Thuỷ. Nơi đây đang được chính quyền địa phương và nhân dân giữ gìn làm khu du lich sinh thái văn hoá Mường. Đối với huyện Yên Thủy do tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình có sự tác động của văn hoá Việt vào đồng bào Mường ở đây khá lớn nên giờ đây để tìm được một làng mường còn nguyên vẹn như xóm Thấu quả là rất hiếm.

Giữ vững vị thế nghệ thuật múa

(28/06/2010)

Những năm gần đây, nghệ thuật múa gặp không ít khó khăn, nhiều nghệ sĩ hiếm có điều kiện tiếp cận công chúng. Nghệ thuật múa ít xuất hiện trên các sàn diễn như thời kỳ hoàng kim ở thế kỷ trước với những chương trình múa hoành tráng, những kịch múa gây ấn tượng mạnh trong  người xem. Một số nghệ sĩ chỉ tham gia múa minh họa trong các chương trình ca nhạc.

Nhà sàn Mường: đôi điều cần biết

(28/06/2010)

Tỉnh Hoà Bình hầu hết là người Mường. Nhà sàn của người Mường Hoà Bình có giá trị văn hoá phong phú, đa dạng, thể hiện được nét đặc trưng riêng của người Mường.

Lễ cơm mới Mường Chậm

(25/06/2010)

Trên độ cao gần 1000m so với mặt nước biển, Mường Chậm (thuộc xã Lũng Vân huyện Tân Lạc) hiện ra với những bản làng hiền hòa nằm ngay dưới chân đồi chân núi. Đến Mường Chậm vào thời điểm này ta sẽ bắt gặp sắc vàng của những cánh đồng lúa, sự rộn rã của bà con trong khắp bản làng trong kỳ thu hoạch và đây cũng là lúc lễ cơm mới lại được diễn ra.

Lễ hội Chá Chiêng của người Thái ở Mai Châu

(25/06/2010)

Ðối với lớp trẻ ngày nay Mai Châu (Hòa Bình) là những bản làng du lịch mang tới nhiều điều mới lạ. Với những người giàu kỷ niệm kháng chiến và yêu văn học thì nhớ Quang Dũng "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Sân khấu với quá trình thể hiện hình tượng Bác Hồ

(23/06/2010)

Cùng với các ngành văn học nghệ thuật khác, sân khấu nhiều năm qua cũng hướng vào một nhiệm vụ lớn, hay đúng hơn là một sứ mệnh thiêng liêng, tìm tòi, thử nghiệm xây dựng hình tượng Bác Hồ bằng ngôn ngữ đặc thù, sống động và trực tiếp của ngành nghệ thuật nghe nhìn này.

Mai Châu mùa cơm nếp

(23/06/2010)

Con người là một thực thể tâm linh, khi nào cái tâm linh ấy suy đồi, con người sẽ trở nên bấn loạn. Người ta sẽ không biết mình là ai, đang làm gì. Tâm linh không thể nhờ cậy vào một thiền sư hay một thầy pháp, một đạt ma nào đó, mà hoàn toàn là việc của cá nhân, chỉ do chính cá nhân ấy thực hành. Những bậc tu hành cùng lắm chỉ là người gợi ý, họ lo tâm linh của chính họ đã khó khăn lắm rồi.

Không gian văn hoá Mường

(22/06/2010)

Người bạn vong niên của tôi, anh Vũ Hiếu đã lập bảo tàng tư nhân đầu tiên trong cả nước về văn hoá dân tộc Mường được cấp phép (hiện nay cả nước có mười bảo tàng tư nhân chủ yếu về tranh, đồ gốm, và một số đề tài khác). Gọi “bảo tàng” cho oai, chứ hiện nay cơ chế bảo tàng tư nhân vẫn chưa hoàn thiện, nên những người sưu tập tranh, cổ vật, mặc dù rất muốn, vẫn e ngại về vị thế bảo tàng tư nhân của mình. Vũ Hiếu gọi đó là không gian văn hoá Mường. Nơi này cách thành phố Hoà Bình 7km, đi về ngã ba dốc Cun, rồi rẽ vào đường Tây Tiến. Con đường cũng mới được đặt tên theo đề nghị của các lão chiến sĩ vệ quốc xưa; ngày trước khi chưa có công trình thuỷ lợi Hoà Bình, người ta có thể lên Tây Bắc bằng con đường này. Nay con đường chỉ có thể dẫn ta đến sát vùng hồ với nhiều bản làng của người Mường.

Lễ hội ở Hòa Bình

(21/06/2010)

Hòa Bình là một trong những vùng đất mà người Việt cổ đã sinh sống cách đây hàng vạn năm. Nơi đây còn đọng lại nhiều dấu ấn của một nên văn hóa Hòa Bình rực rỡ. Tại các di chỉ khảo cổ, những công cụ đá, khu mộ táng, vô vàn vỏ ốc và đặc biệt là những chiếc trống đồng Sông Đà được tìm thấy đã minh chứng cho sự tồn tại của nền văn hóa cổ đại nổi tiếng thế giới.

Ngày hội "Bác Hồ với tuổi thơ"

(18/06/2010)

Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP Hồ Chí Minh phối hợp  Nhà thiếu nhi các quận, huyện trong thành phố tổ chức Ngày hội "Bác Hồ với tuổi thơ" nhằm kỷ niệm 99 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.

Lễ hội ở Hoà Bình - Mang hồn của cộng đồng dân tộc

(18/06/2010)

Do hoàn cảnh địa lý và lịch sử, người dân Hoà Bình cũng có những nét riêng trong sinh hoạt văn hoá lễ hội. Điều đó nói lên bản sắc riêng của vùng đất này, đồng thời phản ánh điều kiện sống của các cư dân nơi đây.

"Thánh địa" nhà Lang và những bí mật xuyên thế kỷ

(17/06/2010)

Kỳ 2:Huyền bí khu mộ cổ Đống Thếch

Suốt 400 năm qua, "Thánh địa" của nhà Lang mường Động vẫn là tâm điểm mang màu sắc kỳ bí. Năm 1974, Viện Khảo cổ đã khảo sát, nghiên cứu khu mộ cổ Đống Thếch và ghi nhận khu mộ cổ này gần như còn nguyên vẹn, gồm hơn 100 ngôi mộ và hàng ngàn phiến đá xanh có khắc chữ. 10 năm sau, khi hầu hết các "ngôi nhà" độc đáo của quan Lang xưa bị bọn "mộ tặc" sới tung để tìm cổ vật thì việc khai quật mới được tiến hành.

Rượu nếp cẩm: Đặc sản của người Mường

(16/06/2010)

Đến các bản làng của người Mường, du khách sẽ được dự những buổi sinh hoạt văn hóa rượu cần. Ngoài ra du khách còn được thưởng thức một thức uống độc đáo khác nữa của người Mường, đó là Rượu nếp cẩm (thứ rượu ủ, không chưng cất).

“Thánh địa” nhà Lang và những bí mật xuyên thế kỷ

(16/06/2010)

Kỳ 1 Chuyện ở khu linh địa

Chuyện ở khu linh địa Quốc lộ 12B chạy qua địa bàn huyện Kim Bôi, Hoà Bình uốn lượn, hun hút và khuất hết tầm nhìn ở những khúc quanh. Từ khu Du lịch Suối Khoáng đi lên khoảng 3km, chúng tôi rẽ trái vào xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng. Nơi đây, giữa bốn bề sơn tản, hiện ra một thung lũng bằng phẳng. Thung lũng có địa thế hình miệng rồng với những cột đá, cái thẳng đứng, cái hơi nghiêng, mà ở khoảng cách không xa, trông y hệt những bóng người. Theo những người dân bản xứ, đấy là khu mộ cổ của dòng họ Đinh thuộc một trong bốn xứ Mường và cũng là nơi chứa đựng những bí mật nhà Lang cách đây đã 400 năm.

Điều chỉnh ngày khai mạc Festival Huế

(15/06/2010)

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên -Huế đã quyết định điều chỉnh ngày khai mạc Festival Huế từ 5-6 như mấy kỳ gần đây, xuống ngày 7-4, bắt đầu từ Festival Huế 2012.

Người nhặt lại tiếng chiêng Mường

(14/06/2010)

Suốt mấy chục năm qua, ông như một con ong chăm chỉ, lặn lội khắp 4 Mường (Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động) của tỉnh Hòa Bình để tìm nhặt lại những âm vang của cồng chiêng. Mê mẩn, đắm đuối vào những cung bậc trầm bổng của loại nhạc cụ dân tộc này, ông đã và đang làm tất cả nhằm bảo tồn và lưu truyền âm nhạc cồng chiêng. Ông là Bùi Tiến Xô (sinh năm 1952) ở làng Vôi, xã Liên Vũ, Lạc Sơn, Hòa Bình.

Tạo sức sống mới cho Phim tư liệu lịch sử

(11/06/2010)
Với thực tiễn công việc của một người tham gia những phim về lịch sử và truyền thống dân tộc, nhiều năm liền tôi trăn trở về những thước phim tư liệu, mà những nhà làm phim tiền bối đã thực hiện từ chiến trường đẫm máu và nóng bỏng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ.

Kịch bản Đêm hội văn hóa, nghệ thuật chào mừng Đại lễ

(11/06/2010)

Chương trình Đêm hội văn hóa, nghệ thuật chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng thời gian 100 phút, kết thúc là những chùm pháo hoa nghệ thuật kéo dài từ 20-30 phút tại một số điểm trên địa bàn Thủ đô.

Festival (Liên hoan) Huế 2010, Lễ hội Hành trình mở cõi

(11/06/2010)

Tối 10-6, tại Kỳ đài Phu Văn Lâu (TP Huế) diễn ra Lễ hội sân khấu hóa Hành trình mở cõi. Ðây là chương trình lễ hội lớn, một điểm nhấn của Festival Huế 2010. Chương trình được dàn dựng công phu và quy mô, tập trung khai thác diễn trình mở cõi của dân tộc, mối liên hệ với truyền thống và tình cảm của cả nước hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Lịch Đoi của người Mường Hoà Bình

(11/06/2010)

Cùng với việc xem lịch phổ thông để biết ngày lành, tháng tốt, thì ở vùng Mường Bi, huyện Tân Lạc, đồng bào Mường còn tìm đến các thầy Mo để xem lịch cổ truyền của dân tộc Mường - còn gọi là lịch Đoi, chuẩn bị cho mùa lễ hội Khai Hạ - xuống đồng.

Tân Lạc: Giữ cho nền nhạc cụ dân tộc không mai một

(10/06/2010)

Có một lớp học được dựng nên bởi tâm huyết của nhiều người mong muốn bảo tồn và phát huy nét độc đáo của văn hoá dân tộc. Nghệ nhân truyền dạy hay thế hệ sau khi đến lớp học đều mang trong mình tinh thần tự nguyện và lòng yêu mến, say mê. Đó là lớp học nhạc cụ dân tộc Mường được tổ chức ở xóm Bui, xã Mãn Đức và xóm Mùn, xã Địch Giáo của huyện Tân Lạc.

Chữ Tày ơi!

(09/06/2010)

Thành tâm và kính cẩn như đang thực hiện một nghi lễ hết sức tôn nghiêm, cụ ông chắp tay trước bàn thờ Tổ, lầm rầm câu khấn rồi mới thận trọng lấy xuống một tập tài liệu đã ố vàng. 70 năm về trước, thôn Chiềng (tức xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc ngày nay) có gần 300 người sinh sống thì trong đó khoảng 100 người đủ khả năng đọc hết tập tài liệu này. Nhưng giờ đây, cả xã chỉ còn duy nhất một mình cụ…

Chi tiết Lễ diễu binh, diễu hành trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội

(08/06/2010)

Tâm điểm của ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội diễn ra trong ngày 10/10/2010 là Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Theo ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, toàn bộ chương trình tốt nhất là trong khoảng 100 phút, tối đa là 120 phút.

Trống đồng - sứ điệp thời gian

(08/06/2010)

Âm thanh trầm hùng rộn rã, lúc phảng phất tựa trống, tựa chiêng lẫn cồng. Nhưng chẳng phải chiêng lẫn trống. Nhưng lại đủ sức vang xa qua “chín núi, mười sông”.... Hàng nghìn năm qua, tiếng trống đồng vẫn như một sứ điệp của thời gian mênh mang, bất tận về cuộc sống yên bình và no ấm.

Festival (Liên hoan) Huế 2010 Tái hiện thao diễn thủy binh thời chúa Nguyễn

(08/06/2010)

Tối 7-6, tại bờ bắc sông Hương, trước đình Kim Long, TP Huế (Thừa Thiên - Huế) diễn ra Lễ hội tái hiện nghệ thuật "Cuộc thao diễn thủy binh thời các chúa Nguyễn". Ðây là lễ hội lần đầu được tổ chức tại Festival Huế với quy mô lớn, độc đáo nhân kỷ niệm 375 năm chúa Nguyễn Phúc Lan xây dựng Kinh đô xứ Ðàng Trong (1635-2010).

Triển lãm “Mỹ thuật Huế nhìn từ thác bản điêu khắc cung đình”

(04/06/2010)
Ngày 2-6, trong không gian kiến trúc cổ xưa của Hữu Tùng Tự - Thế Tổ Miếu (Đại nội Huế), Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức triển lãm “Mỹ thuật Huế nhìn từ thác bản điêu khắc cung đình”. Triển lãm giới thiệu 30 bản thảo là các tác phẩm điêu khắc cung đình thời Nguyễn.

Việt Nam sẽ tổ chức Olympic ca nhạc châu Á 2011

(03/06/2010)

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành công văn số 1570/BVHTTDL-HTQT đồng ý cho phép tổ chức cuộc thi Olympic ca nhạc châu Á tại hai thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) và Nha Trang (Khánh Hòa) từ ngày 28/8 đến 4/9/2011

Gặp gỡ các nhà văn Việt – Mỹ: Văn chương kết nối giữa hai dân tộc

(01/06/2010)

Ba mươi lăm năm sau chiến tranh, những con người ngày xưa là kẻ thù đối đầu trong cuộc chiến, nay ngồi lại nói với nhau về thơ ca. Văn học xóa bỏ hận thù, đi tìm sự kết nối đầy thân thiện giữa hai dân tộc. Nhưng đó đã là một chặng đường dài với nhiều công việc và thành tựu mà các nhà văn Mỹ và Việt Nam làm được trong hơn 20 năm qua.

Sôi động nhiều chương trình nghệ thuật dành cho thiếu nhi

(28/05/2010)

Thực hiện chủ trương của Ðảng, Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia Vì trẻ em và triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2008 - 2013", Triển lãm - Hội chợ "Thế giới tuổi thơ" lần thứ 13 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh chỉ đạo tổ chức, diễn ra từ ngày 28-5 đến 1-6, tại Trung tâm Triển lãm văn hóa, nghệ thuật Việt Nam (số 2 - Hoa Lư, Vân Hồ, Hà Nội).

Thị trấn Đà Bắc: Phát triển VHVN-TDTT cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân

(27/05/2010)

Trong những năm qua, phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc được tổ chức thường xuyên và phát triển mạnh mẽ. Tính đến nay, thị trấn đã thành lập được 6 đội bóng chuyền, 11 đội văn nghệ quần chúng và 4 câu lạc bộ văn hóa văn nghệ được duy trì hoạt động thường xuyên.

"Vương quốc" của người Việt cổ

(27/05/2010)

K2 - Bộ xương của người rừng. Từ trước đến nay các tài liệu vẫn nói rằng, đười ươi đã không còn xuất hiện ở lục địa cách đây 8.000 năm. Thế nhưng năm 1998, một người dân vô tình tìm thấy bộ xương của mẹ con đười ươi còn khá nguyên vẹn ở xã Cao Răm (Hoà Bình). Từ bộ xương này, các nhà khảo cổ đã chứng minh, đười ươi chỉ mới biến mất cách đây 4.000 năm.

"Vương quốc" của người Việt cổ

(25/05/2010)

Tỉnh Hoà Bình có nhiều địa điểm mà xưa kia người nguyên thuỷ đã chọn làm nơi sinh sống. Thế nhưng, hiếm có nơi nào sự sống lại tập trung nhiều như ở xã Cao Răm, huyện Lương Sơn. Tại đây, nhiều hang động trên dãy núi đá Sáng cao chất ngất nối dài hàng trăm mét là nơi tổ tiên ta đã sinh sống.

Yên Thuỷ chung sức xây dựng làng văn hoá

(25/05/2010)

Những năm qua, huyện Yên Thuỷ luôn quan tâm, đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hoá, từng bước đạt hiệu quả cao, góp phần tác động tích cực đến đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân.

Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho thanh - thiếu niên trong dịp hè

(24/05/2010)

Cánh phượng đỏ rực góc sân trường, tiếng ve râm ran gọi hè về cũng là lúc các em thanh - thiếu niên, nhi đồng tạm xa mái trường bước vào kỳ nghỉ hè. Mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động hơn 2 năm, nhưng Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên đã khẳng định được sức hút đối với các bạn trẻ, nhất là trong dịp hè.

Tân Dân - nhịp sống mới bên hồ

(21/05/2010)

Tính ra, có 3 điểm cơ bản làm thay đổi cuộc sống của người dân Tân Dân. Thứ nhất đó là việc kéo điện lưới quốc gia, tiếp đến là đường giao thông được mở đến trung tâm xã và cuối cùng là việc chuyển địa giới hành chính của xã về huyện Mai Châu. Những điểm cơ bản đó đã dần “kéo” Tân Dân ra khỏi cái “ốc đảo” của đói nghèo.

Chương trình văn nghệ “Tiếng hát dâng Nguời”

(20/05/2010)

Nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2010). Tối ngày 19/5, tại nhà văn hoá Thành phố Hoà Bình đã tổ chức chương trình văn nghệ "Tiếng hát dâng Người". Chương trình văn nghệ có các tiết mục đơn ca, song ca và tốp ca, với nội dung ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những tác phẩm nghệ thuật kính dâng Bác Hồ

(19/05/2010)

Tưởng nhớ công ơn to lớn của vị lãnh tụ vĩ đại, các nghệ nhân kính dâng Chủ tịch Hồ Chí Minh những tác phẩm nghệ thuật kết tinh lòng biết ơn vô hạn với Người.

Trò chơi dân tộc Mường

(18/05/2010)

Tuổi thơ của tôi đã được chiêm ngưỡng và thưởng thức nhiều trò chơi dân gian của dân tộc Mường như: trò chơi chằm chỉ, chằm chăn đã ăn sâu vào trong tâm trí của tôi đến ngày nay tôi vẫn còn nhớ như in.

Chữ “Tâm” trong kinh doanh du lịch cộng đồng

(18/05/2010)

“Cặp bánh chưng là lý do khiến đôi vợ chồng người Pháp đó quay trở lại nhà tôi…”. Ông Hà Văn Cương ở xóm Văn, thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu không khỏi xúc động khi kể câu chuyện cũ, câu chuyện đã giúp ông thấm thía được sâu sắc giá trị của chữ “tâm” trong kinh doanh du lịch cộng đồng

Ông già 55 năm sưu tập tem quý về Bác Hồ

(17/05/2010)

Trong hai đợt trưng bày tem với chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, từ người xem đến người chơi tem đều “ngả mũ” trước bộ tem 5 khung của tác giả Hoàng Sĩ Huỳnh.

Duyên phận hoa hậu xứ Mường

(14/05/2010)

Kỳ 2- Hồng nhan bạc phận

Nắm bắt được lợi thế vị trí chiến lược của Hòa Bình, thời kỳ Pháp thuộc, quân đội thực dân đã thiết lập bộ máy cai trị trên vùng đất này. Trong khoảng thời gian nắm quyền, thực dân Pháp đã tổ chức hai cuộc thi hoa hậu xứ Mường.

Văn học - nghệ thuật các dân tộc thiểu số trong nền văn học - nghệ thuật Việt Nam hiện đại

(13/05/2010)

Văn học - nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận của nền văn học - nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, các văn nghệ sĩ dân tộc thiểu số luôn đứng trong đội ngũ chung, đã và đang sáng tạo để có nhiều tác phẩm đạt chất lượng cao về tư tưởng - nghệ thuật.

Duyên phận Hoa hậu xứ Mường
Kỳ 1- Đi tìm dấu chân người đẹp

(12/05/2010)

Ai cũng biết thi hoa hậu là để tôn vinh vẻ đẹp hình thể, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp trí tuệ và tài năng của người phụ nữ. Trên thế giới, cuộc thi hoa hậu đầu tiên được tổ chức năm 1951 tại Anh và ở Việt Nam mới chính thức bắt đầu từ năm 1988. Nhưng, có lẽ ít ai biết rằng gần 80 năm về trước, tại nơi chập trùng non tản thuộc tỉnh Hoà Bình đã xuất hiện các cuộc thi người đẹp với những giai nhân xứ Mường từng làm khuynh đảo tình trường

Cửu thác Tú Sơn - Danh thắng đất Mường

(10/05/2010)

Cửu Thác Tú Sơn hay còn gọi là khu thác 9 tầng nằm trên địa phận xóm Củ, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi rộng 120 ha ở trên độ cao 1.300 m so với mực nước biển, có thiên nhiên hùng vĩ mây nước và nên thơ gắn liền với những sự tích đậm chất văn hóa dân tộc thực sự là danh thắng đất Mường làm ngân ngơ, quyến luyến lòng người.

Triển lãm "Các dân tộc Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển của đất nước"

(07/05/2010)

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chào mừng Ðại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2010 được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan hữu quan tổ chức triển lãm "Các dân tộc Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển của đất nước" từ ngày 9 đến 14-5 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Vân Hồ, Hà Nội).

Bảo tàng chứng tích chiến tranh - Nơi giữ ngọn lửa trong tim

(03/05/2010)

Sau 30 năm chiến tranh (1945 - 1975), dân tộc Việt Nam (VN) đã phải chịu hậu quả rất nặng nề. Có 3 triệu người chết và trong đó có 2 triệu người là dân thường, 2 triệu người bị thương và khoảng 300 nghìn người bị mất tích. Những con số đó chưa nói lên được hết những đau thương mất mát mà nhân dân VN phải chịu đựng...

Huyền tích Trường Sa

(28/04/2010)

Huyền tích Trường Sa là tên nhạc phẩm mới nhất của một vị tướng cùng một nhạc sĩ quân đội đã được sáng tác ngay trên Biển Đông, và lần đầu ra mắt công chúng trên chính đảo Trường Sa lớn, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Mai Châu, phố trong sương

(28/04/2010)

Xin được mượn lời 2 câu thơ trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng:Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” để nói về vẻ đẹp thuần khiết, mộc mạc mà hấp dẫn của đất và người Mai Châu (Hòa Bình). Vẻ đẹp ấy không hiện ra lồ lộ ngay trước mắt mà như nét duyên thầm nhìn lâu mới thấy…

Hiển thị 2.041 - 2.100 of 2.158 kết quả.