ListNewByCategory

Xã Thượng Bì : Nỗ lực xây dựng đời sống mới

(25/10/2010)
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XI, nhiệm kỳ 2005 -2010, xã Thượng Bì (huyện Kim Bôi) đã đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Tuyên dương 201 sinh viên tiêu biểu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2010

(24/10/2010)
Chiều 23/10, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đài THVN đã tổ chức Lễ Tuyên dương sinh viên tiêu biểu xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2010. Tới dự có đồng chí Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

Khai quật khu di tích bằng đất nung ở tỉnh Phú Yên

(24/10/2010)
Ngày 23/10, Viện khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Phú Yên bắt đầu khai quật khu di tích bằng đất nung tại thôn Tân Lập, xã Xuân Sơn Nam, huyện miền núi Đồng Xuân, Phú Yên.

Chùa Phật Tích và cây tháp cổ thời Lý

(22/10/2010)

Chùa Phật Tích có tên chữ là "Vạn Phúc Tự" nằm lưng chừng sườn núi Phật Tích, thuộc thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Theo thư tịch cổ thì chùa Phật Tích là "cái nôi" Phật giáo du nhập vào nước ta. Vào thời Lý, chùa Phật Tích được xây dựng là Ðại danh lam.

Kết quả bước đầu xây dựng mô hình làng, bản văn hoá Quốc phòng ở huyện Kỳ Sơn

(20/10/2010)

Trong những năm qua, được sự chỉ đạo của đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh, Huyện ủy - UBND huyện, Đảng ủy - Ban CHQS huyện Kỳ Sơn đã kết hợp tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, cụ thể là kết hợp tốt các cuộc diễn tập, huấn luyện với tổ chức lấy LLVT làm nòng cốt huy động sức mạnh toàn dân để làm các công trình giao thông, thủy lợi, phục vụ đời sống nhân dân.

Bảo vật hoàng cung ra mắt công chúng

(19/10/2010)

13 hiện vật là những bảo vật hoàng cung triều Nguyễn, thế kỉ 19 được chọn trong hàng nghìn hiện vật hoàng cung đã được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phục dựng, phục chế lại trong 3 năm qua, đã ra mắt công chúng sáng 9-10 tại cuộc trưng bày chuyên đề “Bảo vật hoàng cung”.

Ẩm thực độc đáo của dân tộc Tày (Hòa Bình)

(19/10/2010)

Thường ngày, người Tày ăn hai bữa: bữa trưa và bữa tối. Cơm hàng ngày là cơm gạo tẻ. Trong mỗi bữa ăn, phổ biến nhất là rau. Cơm để trong nồi, thức ăn bày ra mâm gỗ hay mâm đan, mâm mây. Khi ăn, các thành viên trong gia đình ngồi quanh mâm, trong đó mẹ hay chị em gái thường ngồi ở đầu nồi xới cơm cho cả nhà. Khi có khách thì chủ nhà ăn cơm với khách còn cả nhà ăn cơm riêng.

Rực rỡ trước thềm Đại hội Đảng bộ tỉnh

(15/10/2010)
Những ngày trung tuần tháng 10, TPHB trở nên lung linh, rực rỡ với những gam màu nổi của cờ, băng rôn, khẩu hiệu, pa nô và giàn đèn trang trí xuất hiện khắp các tuyến đường, ngõ phố. Đường phố như được khoác lên tấm áo mới, khang trang, sạch đẹp hơn để chào mừng sự kiện trọng đại của tỉnh - Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 sẽ diễn ra từ ngày 18 - 20/10.

Hồn chiêng cổ Mường Bi

(14/10/2010)
Hiện nay, toàn huyện Tân Lạc còn lưu giữ khoảng trên 500 chiếc cồng chiêng trong nhân dân. Trong số đó hầu hết là cồng chiêng cổ được lưu truyền lại từ thời cha ông.

Ra mắt chương trình sân khấu hướng về cộng đồng

(12/10/2010)

Đầu tháng 10 này, với sự tài trợ của tổ chức PEPFA (Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam), một chương trình sân khấu hình thể mới giúp đỡ những người nhiễm HIV/AIDS hoà nhập cộng đồng đã được ra mắt công chúng với tên gọi Đừng đợi đến ngày mai theo ý tưởng và sự dàn dựng của đạo diễn NSND Lê Hùng cùng trợ lý đạo diễn Nghệ sĩ Như Lai.  Bên cạnh đó Nhà hát cũng công diễn vở hài kịch Đàn ông cũng khóc kỷ niệm “Ngày phụ nữ Việt Nam 20-10”.

Xã Tử Nê xây dựng nông thôn mới

(12/10/2010)

Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” xã Tử Nê (Tân Lạc) là một trong những địa phương đã gắn Cuộc vận động vào nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ để khơi dậy sức mạnh toàn dân phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội các cấp và nhiệm vụ xây dựng chỉnh đốn Đảng, chung sức xây dựng diện mạo nông thôn mới.

Người Tây Nguyên nhớ về Hà Nội

(11/10/2010)

Mồng 6 Tết Bính Thìn - 1976, 100 thanh niên xung kích Thủ đô lên Tây Nguyên theo tiếng gọi "khai phá sơn lâm". Tiếp đó, tám tổng đội thanh niên xung kích với hơn 2.000 người từ tất cả các khu phố và huyện ngoại thành đồng loạt lên đường vào vùng đất này. Họ mở đường, khai hoang, lập lán trại và gieo những hạt giống đầu tiên lên mảnh đất hoang cằn. Không thể kể hết những tháng ngày gian khó ấy với sốt rét rừng, đói cơm, nhạt muối và bao nhiêu hiểm nguy rình rập.

Xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới

(08/10/2010)
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) và Kết luận Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Gia đình có… “200 con”

(06/10/2010)

Suốt 18 năm qua, ông Bùi Văn Ơn cùng vợ Bùi Thị Nực (xã Vụ Bản, huyện Lạc Sơn) cho… 200 người ở nhờ, ở trọ với giá gần như là cho không. Đa phần trong số này là học sinh, giáo viên mầm non… và họ trìu mến gọi ông Ơn, Bà Nực là cha, mẹ.

Thức dậy những điệu múa của ngàn năm

(06/10/2010)

Những điệu múa cổ có từ nghìn xưa, giờ chỉ còn đâu đó trong ký ức những người già từ các làng cổ đất Thăng Long, hôm nay được “hồi sinh” rực rỡ và sống động dưới chân tượng đài vua Lý Thái Tổ bên bờ Hồ Gươm.

Mường vang giữ gìn bản sắc văn hoá

(06/10/2010)
Mường Vang nằm trong vùng địa – văn hoá nổi tiếng của tỉnh Hoà Bình (Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động), nơi đây lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp dân tộc Mường. Từ mái nhà cổ xưa, nét độc đáo của trang phục đến ngôn ngữ Mường, những làn điệu dân ca, âm thanh trầm hùng của các dàn cồng chiêng, trống đồng, những áng mo, sử thi chân thực và huyền thoại….Những phong tục, tập quán và những nét văn hoá đặc sắc này cho đến nay vẫn được người Mường Vang gìn giữ và phát huy.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” ở Mai Châu

(05/10/2010)

Mai Châu đã tập trung đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Huyện chỉ đạo sát sao, địa phương vào cuộc tích cực, nhân dân hưởng ứng nhiệt tình trong việc xây dựng thôn làng, gia đình văn hoá, thực hiện nếp sống văn hoá mới trong việc cưới, việc tang, tổ chức lễ hội góp phần làm nên một diện mạo mới cho Mai Châu hôm nay.

Triển lãm về Anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa

(05/10/2010)
Triển lãm chuyên đề về các nhân vật lịch sử, những vị Anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa Việt Nam - những nhân tố quyết định làm nên lịch sử, tạo lập đất nước Việt Nam vừa khai mạc chiều nay, 4-10, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.

Vang mãi bản hùng ca Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh

(04/10/2010)

Trong khuôn khổ các hoạt động Đại lễ, tối 3/10, tại vườn hoa Lý Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Thăng Long-Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh.

Nét đẹp "Gia đình Việt Nam xưa và nay"

(30/09/2010)

Cuộc thi ảnh "Gia đình Việt Nam xưa và nay với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước" do Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức đã nhận được hơn một nghìn tác phẩm trong cả nước. 200 ảnh được chọn để triển lãm, trong đó Hội đồng giám khảo đã trao một giải nhất, hai giải nhì, ba giải ba và 15 giải khuyến khích. Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào những ngày cả Thủ đô cùng đón mừng Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Hoàn thành cuộc “Hành hương về nguồn cội” dâng tặng tác phẩm "Ước nguyện ngàn năm Thăng Long"

(29/09/2010)

Xuất phát từ TP Đà Lạt (Lâm Đồng), sau gần một tháng thực hiện lễ rước “Hành hương về nguồn cội”, sáng 28-9, các nghệ nhân, nghệ sĩ Công ty XQ Việt Nam đã tổ chức lễ hội dâng tặng Thủ đô Hà Nội tác phẩm tranh thêu tay nghệ thuật kích thước lớn "Ước nguyện ngàn năm Thăng Long".

Tất cả đã sẵn sàng cho Đại lễ

(28/09/2010)

Chiều 27/9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã chủ trì buổi họp cuối cùng của Ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, hoàn tất việc chuẩn bị để tiến hành Đại lễ thành công.

Hai kỷ lục và nét tài hoa của các nghệ nhân

(27/09/2010)

Hướng tới Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, những nghệ nhân, nghệ sĩ tài hoa của Việt Nam ở phía bắc và phía nam đã hoàn thành hai tác phẩm nghệ thuật dâng tặng Thủ đô nghìn năm văn hiến sau nhiều năm tháng miệt mài thực hiện.

Lạc Sơn: Gìn giữ và phát triển nét đẹp văn hóa truyền thống

(24/09/2010)

Huyện Lạc Sơn là một trong những địa phương đi đầu toàn tỉnh trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” (ĐKXDĐSVH). Trưởng phòng Văn hoá huyện Lạc Sơn, Nguyễn Bá Cương nhấn mạnh: Phong trào “Toàn dân ĐKXDĐSVH” đã có những tác động đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, là đòn bẩy thúc đẩy thực hiện thắng lợi các phong trào thi đua yêu nước khác ở địa phương.

Công tác xây dựng gia đình văn hóa phát triển mạnh về lượng và chất

(24/09/2010)

Xác định rõ gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội. Trong những năm qua công tác tuyên truyền, vận động nhân dân các dân tộc trong tỉnh quan tâm xây dựng gia đình văn hóa được hết sức coi trọng. Phong trào xây dựng gia đình văn hoá được triển khai sâu rộng, có ý nghĩa thiết thực góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Ong rừng rang măng chua

(22/09/2010)

Ghé thăm Mai Châu bạn không thể bỏ qua hương vị thơm lừng của những đốt cơm lam, những xiên thịt nướng hay món ăn rất dân dã mà độc đáo ong rừng rang măng chua và đắm mình trong men rượu ngô.

Cần xử lý nghiêm những sai phạm trong quản lý, khai thác các nguồn thu chi từ quần thể di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng Chùa Tiên

(20/09/2010)

Sau khi phát hiện và làm rõ những sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai tại xã Phú Lão  (Lạc Thuỷ), các cơ quan chức năng của tỉnh và Báo Hòa Bình tiếp tục tìm hiểu hoạt động quản lý, điều hành tại quần thể di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh Chùa Tiên. Quá đó, đã phát hiện nhiều sai phạm và bất cập trong quản lý, điều hành sử dụng các nguồn thu-chi từ Quần thể di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh này.

Hai bộ trường thiên tiểu thuyết về triều Lý, triều Trần

(17/09/2010)

Sáng 16-9, tại Trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Số 9, Nguyễn Đình Chiểu), NXB Phụ nữ và Nhà sách Vạn Niên đã họp báo, công bố phát hành hai bộ tiểu thuyết lịch sử lớn nhất từ trước tới nay của nhà văn Hoàng Quốc Hải. Đó là Tám triều vua Lý gồm bốn tập, dày 3514 trang và  Bão táp triều Trần gồm sáu tập dày 6442 trang.

Khai trương Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam

(15/09/2010)

Sau khi khởi công và triển khai xây dựng từ năm 1997, với nhiều lần bổ sung, hoàn thiện quy hoạch dự án, thiết kế, nghiên cứu và khảo sát văn hóa các vùng, miền để áp dụng vào dự án, ngày 19-9, Làng văn hóa-du lịch các dân tộc Việt Nam tại khu vực hồ Ðồng Mô - Ngải Sơn, Sơn Tây (Hà Nội) sẽ chính thức khai trương khu Làng các dân tộc Việt Nam và đưa vào hoạt động đón khách tham quan, chào mừng Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Bản Giang Mỗ - sống động văn hoá Mường

(14/09/2010)

Hơn 100 nếp nhà sàn quây quần bình yên trong một thung lũng nhỏ nằm dưới chân núi Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong. Chỉ cách trung tâm thành phố Hoà Bình khoảng 10 km nhưng khác hẳn với những náo nhiệt, xô bồ của nhịp sống hiện đại, nơi đây vẫn giữ vẹn nguyên nét thanh bình những giá trị đặc thù của văn hoá dân tộc Mường.

Đúc 100 chiếc trống đồng làm kỷ vật trong Đại lễ

(13/09/2010)

Ngày 11/9, tại xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa, Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Hiệp hội UNESCO Hà Nội, Liên chi hội Di sản Văn hóa Lam Kinh và Hội cổ vật Thanh Hóa đã phối hợp tổ chức lễ "chập lò" đúc 100 chiếc trống đồng mang hình 100 con rồng thời Lý để dâng lên Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Nhà Sàn bằng bê tông: cách làm mới trong gìn giữ bản sắc Mường.

(10/09/2010)
Đến thăm nhà bố Bùi Văn Dục ở xóm Bưng xã Hương Nhượng huyện Lạc Sơn trong những ngày gần đây, nhìn ngôi nhà sàn to, đẹp mà gia đình bố vừa làm xong, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, đây là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy một ngôi nhà sàn đặc biệt như thế này.

Mũi tên đồng Cổ Loa: Từ huyền thoại đến lịch sử

(09/09/2010)

Khi nhà nước Âu Lạc "cơ đồ đắm biển sâu" (vào năm 179 trước Công nguyên), mọi nguyên nhân dồn cả vào lỗi lầm của Mỵ Châu nhẹ dạ tin người. Câu chuyện tình Trọng Thủy - Mỵ Châu mang tính huyền thoại đó đã và vẫn được nhắc đến khi đề cập đến lịch sử nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương.

Nhà văn Băng Sơn - Thắp lửa tình yêu Hà Nội

(07/09/2010)

Từ lâu, tên tuổi nhà văn Băng Sơn đã gắn với những gì thuộc về "tinh hoa của Hà Nội:" Những đường phố, những món ăn, thói quen, tính cách của dân Tràng An… Vì thế, vào giây phút tiễn biệt ông trở về với đất, người ta nhớ về Hà Nội và càng nhớ nhiều về ông. Những là "Thú ăn chơi người Hà Nội," "Đường vào Hà Nội," "Dòng sông Hà Nội," rồi "Phập phồng Hà Nội," "Hà Nội 36 phố phường"...

Phú Vinh - vùng đất “sống” của chiêng Mường

(07/09/2010)
Phú Vinh là một xã vùng sâu vùng xa của huyện Tân Lạc, nơi nổi tiếng với các mường Đung, Ngau, Kè, Giác có từ thời xa xưa ở vùng đất mường Bi. Theo dòng thời gian, từ một xã nghèo khó Phú Vinh cũng đã chuyển mình theo sự đổi thay của đất nước nhưng dù cuộc sống đó văn minh hơn trước thỡ ở Phỳ Vinh những nét văn hoá truyền thống vẫn được bà con nơi đây gìn giữ.

Thăng Long thời nhà Lý (1009 - 1225)

(06/09/2010)

Cuối triều tiền Lê, tình hình đất nước rối ren, Lê Long Ðĩnh bỏ bê việc triều chính. Bấy giờ bá quan văn võ cùng suy tôn Lý Công Uẩn - người đang giữ chức Tả Thân vệ điện tiền chỉ huy sứ, lên ngôi vua. Mùa đông năm Kỷ Dậu (1009), tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình), vương triều Lý được thành lập. Trải qua hơn 200 năm (1009 - 1225), các vua triều Lý đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp duy trì và củng cố nền độc lập, tự chủ lâu dài của đất nước, mà tiêu biểu là sự kiện Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Ðại La cùng quá trình xây dựng kinh đô trở thành một đô thị phát triển.

Chị em mồ côi và con chim cu gáy

(06/09/2010)

Cùng lúc mất đi cả mẹ và bố khi mới lên 8, lên 10 tuổi, bên nội ngoại gần như chẳng ngó ngàng gì vậy nhưng hai em Bùi Thị Ly, Bùi Thị Tuyết, học sinh lớp 8A và 6A  Trường THCS Dũng Phong, Cao Phong, Hòa Bình vẫn rất chăm ngoan, học giỏi.

Ngày Âm nhạc Việt Nam: Thêm không gian nghệ thuật cho công chúng

(05/09/2010)

Từ hôm qua 3-9, Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ nhất đã chính thức tổ chức tại Hà Nội. Các hoạt động tôn vinh âm nhạc Việt Nam sẽ kéo dài đến ngày 25-9, diễn ra lần lượt ở 15 tỉnh, thành phố với sự tham gia của 15 hội nhạc sĩ trong cả nước.

Di tích Hoàng thành Thăng Long: Đón khách dịp 2/9

(04/09/2010)

Kể từ ngày 2/9 này, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (HTTL) vừa được Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới sẽ chính thức mở cửa đón du khách tham quan. Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa VN, PGS. TS. Đặng Văn Bài chia sẻ với bạn đọc báo SK&ĐS nhân sự kiện này.

Huyện Tân Lạc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước

(04/09/2010)

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến, hàng năm UBND huyện Tân Lạc đã xây dựng kế hoạch, phân cụm thi đua, tổ chức ký giao ước giữa các đơn vị trong huyện và đăng ký các tiêu chí thi đua với UBND tỉnh. Đồng thời phát động nhiều đợt thi đua theo kế hoạch và chuyên đề gắn với nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị.

Xã Nhuận Trạch: Phong trào thi đua yêu nước ngày càng lan toả, nhân rộng

(04/09/2010)
Những năm qua, phong trào thi đua yêu nước ở xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn đã thực sự trở thành phong trào quần chúng rộng khắp từ xã tới các thôn, bản; tạo ra khí thế thi đua sôi nổi động viên cán bộ và các tầng lớp nhân dân đoàn kết, phát huy truyền thống yêu nước, đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng, hăng hái thi đua lập nhiều thành tích, góp phần thúc đẩy nền KT-XH, AN-QP của địa phương ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Những hiện vật về Ngày Ðộc lập

(03/09/2010)

Bảo tàng Cách mạng Việt Nam hiện nay còn lưu giữ rất nhiều tài liệu, hình ảnh, hiện vật liên quan các sự kiện trọng đại của đất nước. Trong đó, có những hiện vật như là những vật chứng ghi lại khoảnh khắc vẻ vang, hào hùng của đất nước: Ngày Ðộc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), 2-9-1945.

Đêm đèn - hoa Hà Nội

(03/09/2010)

Sau khi trời tắt nắng, đêm Hà Nội 2-9 hiện lên lung linh kỳ diệu. Nhiều đường phố ở các khu vực Lăng Bác Hồ, hồ Tây và hồ Gươm được trang hoàng lộng lẫy với cờ, hoa và đèn điện sáng lung linh , thu hút đông đảo nhân dân đến vui chơi.

“Đánh thức” Chiềng Châu

(01/09/2010)

Ngày xưa, Chiềng Châu có người con gái Thái đẹp tinh khiết như bông hoa ban trắng nở trên rừng. Nàng miệt mài ngồi bên khung cửi, đôi bàn tay thon thoăn thoắt đưa thoi. “Sấp đôi bàn tay đã thành hoa văn/ Ngửa đôi bàn tay đã thành hoa lá”…

Hoàn thiện 1000 Rồng chào mừng đại lễ

(31/08/2010)

Hôm qua 29-8 năm 2010, tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Công ty cổ phần Mỹ Nghệ Đông Sơn đã cho ra mắt 1000 sản phẩm Rồng chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Hiển thị 1.921 - 1.980 of 2.158 kết quả.