ListNewByCategory

Xuân về trên những nẻo đường vùng cao Mai Châu

(27/01/2011)
Dạo bước trên con đường liên xóm Noong Luông – Hiềng, mới mở gần đây, anh Hà Hiển Nhiên-Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng của huyện Mai Châu người đã cùng với nhân viên trong phòng góp nhiều công sức, trí tuệ cho những con đường trục của huyện tự hào giãi bày với chúng tôi: Từ ngày có những con đường này, ô tô đã đến được với trung tâm các xã trong huyện, bản làng Mai Châu mình như được kéo gần lại, bảy dân tộc anh em trên địa bàn gắn bó mật thiết với nhau hơn.

Hội hoa xuân Tân Mão 2011

(26/01/2011)
Từ ngày 24 – 31/1, tại Cung văn hoá tỉnh diễn ra hội Hoa xuân Tân Mão 2011, hội được tổ chức do sự phối kết hợp giữa trung tâm xúc tiến thương mại và Công ty cổ phần nông nghiệp Mạnh Ly – huyện Lạc Sơn.

Sở VH - TT & DL triển khai nhiệm vụ năm 2011

(25/01/2011)
Ngày 24/1, Sở VH - TT & DL tổ chức tổng kết công tác năm 2010 và triển khai nhiệm vụ năm 2011. Tới dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Thi vẽ tranh vì môi trường xanh- sạch- đẹp

(24/01/2011)
Ngày 23/1, Nhà thiếu nhi tỉnh phối hợp với Thành Đoàn, Phòng GD&ĐT, Phòng VHTT thành phố tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “vì môi trường xanh- sạch- đẹp”. Tham gia cuộc thi có 187 em học sinh đang học tập, sinh hoạt tại các trường tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố.

Hội Gióng đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại: Trình diễn những phần hội quan trọng và hấp dẫn

(21/01/2011)
TS. Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật hôm nay cho biết, Lễ đón bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại đối với Hội Gióng sẽ diễn ra tại làng Phù Đổng vào sáng 22-1 tới. Ngoài phần lễ với nghi thức đón nhận bằng trang trọng, phần hội sẽ tái hiện những màn trình diễn quan trọng và hấp dẫn nhất của Hội Gióng.

Bảo tàng không gian văn hóa mường điểm đến trong dịp xuân Tân Mão

(21/01/2011)
Rời xa cái náo nhiệt của thành phố khói bụi, không phải đi xa có một điểm đến mà khi tới đó bạn như hoà mình vào thiên nhiên con người nơi núi rừng Tây Bắc, tất cả vẫn nguyên vẹn, hiện hữu như cái cổ xưa vốn có ở các bản mường cổ trên mảnh đất Hòa Bình. Nằm trên vạt đồi, trong một thung lũng đá vôi nhỏ hẹp, cách trung tâm thành phố Hoà Bình 7km về phía Tây - vốn là địa bàn sinh sống của người Mường cổ - Bảo tàng Không gian văn hoá Mường đã và đang tái hiện, lưu giữ lại những nét văn hoá Mường đặc sắc.

Niềm vui trong những nhà văn hóa thôn, bản

(21/01/2011)
Đến năm 2010, toàn tỉnh có trên 72% số xóm bản, khu dân cư có nhà văn hóa thôn, bản. Hệ thống nhà văn hóa đưa vào hoạt động đã góp phần trong nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân

Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân các dân tộc trong tỉnh

(20/01/2011)
Tỉnh Hòa Bình hiện có 02 tôn giáo chính là đạo Phật và đạo Công giáo với số lượng trên 40 nghìn tín đồ, phật tử, chiếm 5,01% dân số toàn tỉnh, sinh sống ở hầu hết các huyện, thành phố; có 6 xứ đạo thuộc 3 giáo phận Hưng Hóa, Hà Nội, Phát Diệm. Nhìn chung, các tín đồ tôn giáo luôn sống hòa thuận, đoàn kết, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật quy định. Hoạt động của các chức sắc, chức việc thực hiện nghiêm Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, tuân thủ các quy định đăng ký với chính quyền địa phương; các thôn, xóm, tổ dân phố. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn đạt hiệu quả cao.

Quyến rũ những nếp nhà sàn hàng trăm năm tuổi

(19/01/2011)
Từ TP. Hòa Bình, chúng tôi tìm đến bản Mường Giang Mỗ (xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình), một địa điểm du lịch hấp dẫn đông đảo du khách trong và ngoài nước từ nhiều năm qua. Dẫu đã đón hàng ngàn lượt khách du lịch, ngôi làng nhỏ giờ cũng đã không còn vắng vẻ, hoang sơ như chục năm về trước, nhưng Giang Mỗ vẫn giữ vẹn nguyên chất mộc mạc vốn có của bản Mường với những nếp nhà sàn truyền thống được lưu giữ theo nguyên bản.

Mùa xuân ở thung lũng mây

(18/01/2011)
Từ thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc, chúng tôi cưỡi chiếc Volga già nua chạy gần ba mươi cây số đuờng rừng, qua vài con dốc cao thì đến Lũng Vân- xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện. Bởi thung lũng này quanh năm mây phủ nên Lũng Vân còn có tên gọi là Thung mây. Đỉnh Thung mây (cao trên 1.600 m so với mặt nước biển) được ví như cái nóc nhà của vùng đất Mường Bi - một trong 4 Mường lớn nhất của tỉnh Hòa Bình.

Về bản Lác - Hiểu thêm văn hóa người Thái

(17/01/2011)
Đến bản Lác (huyện Mai Châu), du khách không chỉ được ngắm núi rừng Tây Bắc mà còn được tìm hiểu đời sống bà con dân tộc Thái thông qua hình thức du lịch homestay (nghỉ tại nhà dân).

Người mải miết trên “cánh đồng thơ”

(17/01/2011)
Tự bạch trong cuốn kỷ yếu “Những nhà văn hiện đại Việt Nam” (Hội Nhà văn xuất bản năm 2010), nhà thơ dân tộc Mường Đinh Đăng Lượng đã thổ lộ: “Tôi nhận ra, chỉ có thông qua sáng tác, mình mới có cơ hội giãi bày được tấm lòng mình… cả những buồn vui, lo toan và cả khát vọng… Với những sáng tác đó, bây giờ gặp lại bạn bè, người quen, họ không còn nhớ tôi đã làm gì trước đó. Họ chỉ nhớ tôi là nhà văn, nhà thơ và tôi thấy đó là hạnh phúc”.

Giáp Đắt xây dựng cuộc sống mới

(14/01/2011)
Đã lâu không trở lại xã vùng cao Giáp Đắt (Đà Bắc). Con đường men theo sườn núi lổn nhổn ổ gà ngày nào, nay đã được rải nhựa êm thuận. Đất trời vùng cao ngày cuối năm mang vẻ đẹp hoang sơ, giản dị nhưng làm say lòng ai khi đặt chân tới.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn học nghệ thuật

(12/01/2011)
Năm qua, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đã phát động nhiều phong trào sáng tác, qua đó tập hợp, khuyến khích hội viên và các tác giả sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh chân thực đời sống, góp phần tích cực ổn định tình hình chính trị, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Mai Châu: Đón 16.454 lượt khách du lịch

(12/01/2011)
Hiện nay, huyện Mai Châu có 81 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch với 55 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và 26 cơ sở kinh doanh dịch vụ bán hàng phục vụ du lịch.

Tuần lễ Triển lãm sách chào mừng Đại hội XI của Đảng

(11/01/2011)
Ngày 10-1, tại TP Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Phát hành sách TP Hồ Chí Minh (FAHASA), Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trẻ và Nhà xuất bản Văn hóa -Văn nghệ đã phối hợp tổ chức Tuần lễ triển lãm sách chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

Đưa di hài vợ chồng thi sĩ Phùng Quán về an táng ở Huế

(11/01/2011)
Trưa ngày 9-1, gia tộc họ Phùng, con cái, bạn bè văn nghệ sĩ và độc giả ái mộ đã đến thắp nén nhang tri ân tiễn đưa đưa di hài nhà thơ Phùng Quán và nhà giáo Vũ Bội Trâm từ Hà Nội trở về với đất mẹ tại làng Thanh Thủy Thượng, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế).

“C13 đón Tết” – Phim hài ra mắt dịp Tết Nguyên Đán

(10/01/2011)
Bộ phim truyền hình hài hước về lối sống trong khu chung cư mang tên “C13 đón Tết” sẽ ra mắt khán giả vào đúng ngày 1 tết Nguyên đán trên sóng VTV3 vào lúc 20h20 các buổi tối từ mùng 1 đến mùng 6 tết (ngày 3 đến 8-2).

Tân Lạc: Đoàn viên cùng Đơn vị 850 ra quân thu gom rác thải

(10/01/2011)
Khởi động Năm thanh niên 2011 và thực hiện Phong trào Thi đua “Tuổi trẻ xung kích, tình nguyện vì môi trường xanh, sạch, đẹp”, cán bộ, đoàn viên thanh niên Đơn vị 850 và đoàn viên thanh niên xã Quy Hậu vừa có nhiều hoạt động tình nguyện thiết thực bảo vệ môi trường...

Nhà sàn cổ trong quan niệm truyền thống

(08/01/2011)

Nhà sàn là kiểu nhà được nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam sử dụng Bắc – Trung – Nam nơi nào cũng có, tùy vậy nó không tạo nên sự nhàm chán đối với những người say mê tìm hiểu, vì ngoài những nét chung thì mỗi dân tộc lại có lịch sử phát triển với những biến đổi sự hình thành khác nhau và còn căn cứ vào đặc điển địa hình cư trú cũng như quan niệm truyền thống của dân tộc đó. Nói đến nhà ở của người Mường, ta hình dung ra ngay những nếp nhà sàn đơn sơ, mộc mạc, nằm yên bình trong thung lũng đá vôi với kiến trúc không nhầm lẫn vào đâu được, được thêu dệt bởi những câu truyện kỳ bí ngay từ thủa đầu người dân Mường sinh cư lập nghiệp trên mảnh đất Hòa Bình (đây được coi là cái nôi của người Mường cổ, từ đây tỏa ra các vùng khác).

Chợ đêm lềnh bềnh trên sông Đà

(07/01/2011)
Sau khi thủy điện Hòa Bình được xây dựng thì 18 xã của Hòa Bình bị mất trắng cả đất ở lẫn đất canh tác. Trước tình cảnh này, một bộ phận dân cư đã sắm thuyền, bè sống trôi nổi trên hồ và dần hình thành những phiên chợ nổi để đồng bào sống ven sông Đà trao đổi hàng hóa.

106 thí sinh tham dự giao lưu “Văn hoá đọc”

(07/01/2011)
Trong 2 ngày, 5 và 6/1, Sở GD & ĐT phối hợp với Phòng GD & ĐT huyện Lạc Thuỷ tổ chức giao lưu “Văn hoá đọc” lần thứ nhất năm 2011. Tham dự có 106 thí sinh, trong đó có 53 giáo viên và 53 học sinh của 11 Phòng GD & ĐT các huyện, thành phố.

Giao lưu văn nghệ quân dân tại xã Hang Kia

(07/01/2011)

Ngày 6/1,Hội Nông dân tỉnh cùng với Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng xuân 2011 tại xã Hang Kia huyện Mai Châu.

Nhìn lại năm 2010: Văn hóa - nghệ thuật Việt Nam và những chuyển dịch theo xu hướng tích cực

(06/01/2011)
Có thể nói rằng, với văn hóa - nghệ thuật Việt Nam, năm 2010 là năm của một số lễ hội lớn, năm mà một số di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO vinh danh. Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thật sự đã là dịp để mọi người Việt Nam tự hào về lịch sử dân tộc, tưởng nhớ, biết ơn cha ông, từ đó tự ý thức về trách nhiệm của mỗi người trong khi góp phần chấn hưng, phát triển đất nước. Từ đầu năm 2010, nhiều lễ hội được tổ chức ở khắp ba miền, và bên cạnh ý nghĩa rất cần trân trọng của các hoạt động này, thì cũng đã xuất hiện một số biểu hiện thái quá ảnh hưởng tới tính văn hóa và hình ảnh lành mạnh của lễ hội.

Cơm Lam - đặc sản núi rừng Hoà Bình

(06/01/2011)

Khi về hoà bình, về với miền phong thuỷ hữu tình này thực khách có thể được biết tới một lối sống độc đáo của người Mường và cũng được hoà mình vào nền văn hoá ẩm thực vô cùng phong phú của con người nơi đây. Những sản vật của núi rừng luôn làm hài lòng những vị khách khó tính nhất, những món ăn rất dân dã thôn quê nhưng để lại những ấn tượng rất khó quên cho những ai đã từng thưởng thức như món gà đồi nướng, cá sông, măng chua, rượu cần… nhưng thế vẫn chưa đủ, khi về Hoà Bình thì phải được nếm hương vị của cơm lam thì mới có cảm nhận được hương vị của miền sơn cước này.

Xuân sớm trên đỉnh Pà Cò - Bài 1: Xoá đói nghèo bằng cây chè Shan

(06/01/2011)

Biết tôi có ý định lên xã Pà Cò (huyện Mai Châu), nhiều người xua tay ngăn cản bởi cách đây chưa lâu, nơi này vẫn là điểm nóng về ma túy ở Tây Bắc. Lại có người thích đi du lịch, ưa khám phá thì hết lời ngợi ca cảnh đẹp nơi đây. Tò mò, háo hức, tôi lên đường.

Xuân sớm trên bản người Mông

(05/01/2011)

Trong những ngày này, đồng bào Mông ở hai xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu lại nô nức vui Xuân, đón Tết truyền thống của dân tộc mình. Tết của đồng bào Mông được tổ chức trong mười ngày đầu của tháng Chạp hằng năm. Xuân về, làm cho cuộc sống ở khắp các bản làng nơi vùng cao quanh năm mây phủ này rộn ràng hơn. Sáng mồng một Tết, trong lãng đãng của sương mù và mưa phùn từng đoàn thiếu nữ xúng xính trong những bộ quần áo đẹp nhất cùng nhau đi chơi Xuân. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng các cấp các ngành trong tỉnh và huyện Mai Châu đã về vui Tết cùng bà con hai xã Hang Kia, Pà Cò càng thêm nồng ấm nghĩa Đảng, tình dân.

Du lịch Hòa Bình - hành trình từ sông ra biển lớn

(05/01/2011)
Năm 2010 đánh dấu chặng đường 50 năm (1960 – 2010) xây dựng và trưởng thành của ngành du lịch Việt Nam. Là một trong những tỉnh đầu tiên trên toàn quốc có hoạt động du lịch, Hoà Bình cũng đã đi hết một chặng đường dài. Giống như hành trình của một dòng sông hướng về biển lớn, du lịch Hoà Bình đã vượt qua nhiều ghềnh thác để hoà chung vào dòng chảy của ngành du lịch Việt Nam.

Mai Châu xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

(04/01/2011)
Những năm gần đây, đời sống nhân dân huyện Mai Châu đã có nhiều chuyển biến tích cực, diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét. Kết quả đó là do Mai Châu đã thực hiện tốt CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Rộn ràng tiếng hát mừng xuân

(03/01/2011)

Đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp xuân về, khắp các bản làng, thôn xóm của Tân Lạc lại vang lên những khúc hát, lời ca, những bính bôông của tiếng cồng chiêng, những âm thanh réo rắt của sáo, trầm lắng của đàn nhị hòa vào không khí se lạnh của mùa xuân. Tiếng róc rách của suối vang vọng cùng tiếng nhạc của núi rừng tạo thành bản hợp xướng tình ca muôn thuở.

Vui ngày hội đoàn kết với Mường Vang

(01/01/2011)

Năm nào cũng vậy, ngày hội ĐĐK toàn dân tộc ở các KDC của người dân Mường Vang (Lạc Sơn) luôn rộn rã, vui tươi. Ngày hội ĐĐK năm nay, chúng tôi cùng những người con Mường Vang về quê vui ngày hội lớn.

Hội sử học tỉnh: đẩy mạnh hoạt động năm 2010

(31/12/2010)
Hội Sử học tỉnh có 110 hội viên đang sinh hoạt ở 15 chi hội, trong đó có 11 chi hội huyện, thành phố. Năm 2010, cán bộ, hội viên Hội Sử học tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục lịch sử trên các phương tiện thông tin đại chúng, xúc tiến giúp các cơ sở xã phường sưu tầm tài liệu và biên soạn truyền thống lịch sử các địa phương và đơn vị cơ sở, được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện để các hội viên tham gia vào các hoạt động lịch sử ở địa phương và cơ sở.

Bộ tem "Tết Tân Mão đón mừng năm mới"

(31/12/2010)
Tem Tết của Việt Nam theo "12 con giáp" được phát hành liên tục từ năm 1993 - Quý Dậu (năm con gà), tiếp theo là các năm 1994 (Giáp Tuất) - 1995 (Ất Hợi) - 1996 (Bính Tý)... đến năm 2011 (Tân Mão) đã 19 năm với 19 bộ tem Tết "12 con giáp".

Tiếng khèn Mông

(30/12/2010)
Ngày nay, công nghệ số phát triển bùng nổ đã và đang đẩy lùi những điệu khèn Mông dần vào trong lãng quên. Trong khi nhiều chàng trai Mông đã chuyển sang tỏ tình bằng nhạc chuông điện thoại di động thì ở bản vùng cao Trà Lĩnh, xã Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình) vẫn còn sót lại ông già mà tình yêu với khèn Mông của ông chưa bao giờ nguội tắt.

Hội phụ nữ huyện Tân Lạc: sáng tạo xây dựng tủ sách cho cơ sở Hội

(30/12/2010)
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu nâng cao kiến thức, hiểu biết của cán bộ, hội viên phụ nữ ngày càng cao, cần được quan tâm, giải quyết là cầu nối giữa cơ sở Hội và hội viên có mối quan hệ gần gũi hơn, tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên nắm bắt thông tin kịp thời, trang bị kiến thức cho chị em phụ nữ tại địa phương.

Bảo tồn nghệ thuật múa dân gian của các dân tộc

(29/12/2010)
Múa dân gian của các dân tộc là nền tảng phát triển nghệ thuật múa chuyên nghiệp của nước ta. Công tác đào tạo biên đạo nhạc công và diễn viên là bước khởi đầu để xây dựng nền tảng đó. Tuy nhiên, trong những năm gần đây công tác này còn bất cập trong tình hình phát triển nghệ thuật.

Tâm tình trong điệu xòe Thái.

(28/12/2010)

Múa xòe vốn là môn nghệ thuật dân tộc đặc sắc của người Thái Tây Bắc, đặc biệt ở hai địa danh Mường Lò (Sơn La) và Mai Châu( Hòa Bình). Những năm gần đây, múa xòe trở thành “chiêu” hút khách “ăn điểm” nhất của các làng du lịch cộng đồng tại Mai Châu. Nhiều du khách đến đây chỉ để được sống trong không gian văn hóa Thái với thổ cẩm, nhà sàn và tận mắt thưởng và thử múa xòe.

Lễ hội làng Vai

(24/12/2010)
Đã thành thông lệ, hàng năm, khi năm cũ chuẩn bị qua đi, một năm mới sắp đến cũng là lúc nhân dân làng Vai xã Thanh Nông (Lạc Thuỷ) nao nức, xôn xao hòa mình vào không khí ấm áp của ngày hội làng truyền thống.

Giáo dân Khoan Dụ làm theo lời Bác

(24/12/2010)
Khoan Dụ là xã công giáo toàn tòng ở huyện Lạc Thủy với hơn 90% dân số là người công giáo. Thực hiện đường hướng “sống phúc âm giữa lòng dân tộc” và lời dạy của Bác Hồ: “ Kính Chúa, yêu nước”, người dân xứ đạo Khoan Dụ luôn hăng say lao động, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, đồng hành cùng dân tộc vững bước trên con đường đổi mới của Đảng theo mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

Đồng Bảng xây dựng đời sống văn hoá cơ sở

(23/12/2010)
Xã Đồng Bảng (Mai Châu) có 4 dân tộc anh em là Thái, Mường, Kinh, Dao cùng chung sống tại 4 xóm, 1 tiểu khu với 346 hộ dân. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn quan tâm, chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được nhân dân hưởng ứng tích cực. Xã từng bước xây dựng, hoàn thiện thiết chế văn hoá cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động văn hoá của cộng đồng dân cư.

“Nhà cộng đồng” kỳ thú ở thôn Suối Rè

(22/12/2010)
KTS Hoàng Thúc Hòa và Công ty 1+1>2 vừa khánh thành công trình Nhà cộng đồng đa năng thôn Suối Rè, xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, một kiến trúc sinh thái độc đáo, đậm đà bản sắc Việt - Mường.

Xã không nhà vệ sinh

(22/12/2010)
Đã bao đời nay nhiều gia đình ở xã Tiến Sơn, huyện Lương Sơn không có nhà vệ sinh. Mặc dù đất không thiếu nhưng những ngôi nhà của xã mọc lên đều không xây nhà vệ sinh, hố rác.

Chốn đất thiêng của người mường Động

(21/12/2010)
Mường Động không chỉ nổi tiếng là một trong bốn trung tâm Mường xưa kia. mà còn được biết đến bởi sự huyền bí của khu mộ cổ Đống Thếch. Nơi chôn cất của dòng họ Đinh thời quan lang và nó là dấu tích về một thời phồn vinh, thịnh vượng của người Mường Động khi xưa. Khu mộ cổ đã được bộ VH – TT công nhận là di tích khảo cổ cấp quốc gia vào năm 1997.

Nghệ nhân Trần Kích: Người đã đi về nơi xa lắm...

(21/12/2010)
“Vì sao mà em chọn học môn Nhã nhạc à ? Tại vì con thương ông, phải không ngoại....!” hôm ấy Quỳnh Nga, người vừa trở thành cô giáo trẻ môn Nhã nhạc của Trường trung học Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế trả lời tôi, mắt hướng cái nhìn biết ơn về phía nghệ nhân Trần Kích, người mà cô và bè bạn ở lớp, ở trường vẫn tôn kính và thân thương gọi bằng ông ngoại. Ông chỉ cười trìu mến nhìn cô trò nhỏ...

Pom coọng - sức hút du lịch bản Thái

(21/12/2010)
Pom Coọng - Mai Châu, khiến ta tò mò ngay từ cái tên. Nơi đây, một mảnh đất của người Thái mà chủ yếu là người Thái trắng. Người Thái trắng ở Mai Châu làm du lịch từ chính cuộc sống thường ngày của họ. Từ nhà sàn, từ các sinh hoạt ăn uống, từ các nét đẹp trong đời sống văn hoá của mình mà hình thành và phát triển du lịch. Pom coọng làm du lịch sau bản Lác vì vậy học hỏi được nhiều kinh nghiệm về cách làm du lịch và có nhiều thuận lợi hơn.

Nét đẹp Văn hóa ẩm thực xứ Mường những điều chưa biết

(17/12/2010)

Tìm hiểu nét Văn hoá chính là tìm hiểu về tính cách, lối sống, lối sinh hoạt của dân tộc đó. Ở đây, tôi muốn đề cập đến một nét Văn hoá vật chất của người Mường mà khi soi vào đó, nếp sống, cách nghĩ, tâm hồn, phong tục tập quán và truyền thống của họ hiện lên một cách tự nhiên, dung dị nhưng lại mang đậm nét bản sắc Văn hoá riêng biệt, không thể nhầm lẫn. Đó là nét Văn hoá Ẩm thực Mường.

Hiển thị 1.801 - 1.860 of 2.158 kết quả.