ListNewByCategory

Kỳ vĩ hang động Chùa Tiên

(07/03/2011)
Động Chùa Tiên (Lạc Thủy,) không chỉ khiến du khách ngạc nhiên trước hàng trăm khối thạch nhũ tuổi đời ngót nghìn năm, mà còn là nơi để trút bỏ những muộn phiền, hướng về tổ tiên.

Đông Lai rộn khắp phong trào văn hoá - văn nghệ, thể thao

(06/03/2011)
Về các KDC của xã Đông Lai (Tân Lạc) những ngày này, đâu đâu cũng rộn vang lời ca, tiếng hát, phong trào tập luyện thể thao sôi nổi trên các bãi tập. Chị Bùi Thị Bích - xóm Bãi Trang hồ hởi: Tập luyện vừa nâng cao sức khoẻ, tinh thần thêm phân chấn, xua tan hết mệt nhọc, lo toan trong cuộc sống hàng ngày.

Hợp Hoà chung sức xây dựng đời sống văn hoá

(03/03/2011)
Nếu đầu những năm 2000, ở xã Hợp Hoà (Lương Sơn), số hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hoá chỉ chiếm từ 75 - 80% thì 2 - 3 năm lại đây, hàng năm có từ 98 - 100% số hộ toàn xã đăng ký tham gia. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá rộng khắp ở 100% KDC, tạo không khí thi đua sôi nổi.

Tân Lạc thắp sáng tinh thần Đại đoàn kết toàn dân tộc

(03/03/2011)

Đoàn kết giúp nhau trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Tương thân, tương ái”, phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, chăm lo sự nghiệp giáo dục, bảo vệ sức khoẻ, phát triển thể dục thể thao, thực hiện dân số - KHHGĐ, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh là những nội dung của một cuộc vận động lớn được nhân dân các dân tộc huyện Tân Lạc hưởng ứng thực hiện, Từ đó, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc được thắp sáng và trở thành sức mạnh tạo chuyển biến rõ nét ở các xóm bản, khu dân cư và cả cộng đồng

Thi vẽ tranh thiếu nhi Ngày hội Mỹ thuật châu Á

(02/03/2011)
Sau hai tháng phát động, Ban tổ chức cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi Ngày hội Mỹ thuật châu Á Mitsubishi-Enikki (2010-2011) đã nhận được 19.851 tranh của các em học sinh trên toàn quốc gửi tham dự.

Nét đẹp lễ chùa đầu năm

(01/03/2011)
Đầu năm, người ta nghĩ nhiều đến đi lễ chùa, phần lớn là để cầu an, cầu lộc... số ít đến đây để tìm chút thư thái cho tâm hồn, thắp nén nhang thơm thể hiện tấm lòng thành kính tới tổ tiên, dòng tộc.

Huyền ảo động Thiên Long

(28/02/2011)
Ðộng Thiên Long nằm ở lưng chừng núi đá thuộc xã Lạc Lương, huyện Yên Thủy gồm một động chính (chính cung) và hai ngách động nhỏ (tả cung và hữu cung); cảnh mờ ảo với vẻ đẹp tự nhiên.

Cồng chiêng trong đời sống người Mường ở Hòa Bình

(28/02/2011)
Hãy đánh những cái chiêng kêu thanh nhất. Đánh nhè nhẹ cho gió đưa xuống đất. Đánh cho tiếng chiêng vượt qua mái nhà vọng lên trời. Đánh cho khỉ trên cây quên bám chặt cành đến phải ngã xuống đất. Đánh cho ma quỷ mê mải nghe đến quên cả làm hại người. Đánh cho chuột sóc quên đào hang, cho rắn nằm ngay đờ, cho thỏ phải giật mình, cho hươu nai đứng nghe quên ăn cỏ, cho tất cả chỉ còn nghe tiêng chiêng của Đam San... (Sử thi Bài ca chàng Đam San).

Bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian các dân tộc

(28/02/2011)
Trò chơi dân gian các dân tộc là một trong những kho tàng của di sản văn hoá, là sản phẩm mang tính chất vận động và tinh thần xuất phát từ LĐ SX, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và được lưu truyền bằng miệng, truyền tay, được trình diễn, thi đấu.

Lễ hội chụng đu bản Mường

(25/02/2011)

Ngược ngàn Mường Vôi, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn những ngày tháng Giêng, du khách hòa mình vào Lễ hội Chụng đu (đánh đu), 2 năm mới được tổ chức một lần.

Bầu chọn vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới mới: Đến giai đoạn nước rút

(24/02/2011)
“Thời gian còn rất gấp rút, cái quan trọng là làm sao mọi người nhận thức được giá trị toàn cầu của vịnh Hạ Long” - Phát biểu của Bộ trưởng Văn hóa thể thao và du lịch Hoàng Anh Tuấn trong buổi công bố Kế hoạch thực hiện vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới mới chiều 23-2 (giai đoạn từ tháng 2-2011 đến tháng 11-2011). Cuộc họp do Cục hợp tác quốc tế, Bộ VHTT&DL tổ chức.

TDĐKXDĐSVH 2000-2010: 7 cơ quan, cá nhân được khen thưởng

(24/02/2011)
Tỉnh Hòa Bình có 7 tập thể, gia đình, cá nhân được Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL khen thưởng xuất sắc trong việc thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) giai đoạn 2000-2010.

Dịch vụ “ăn theo” mùa lễ hội

(24/02/2011)
Lễ hội chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thuỷ) được khai hội ngày 4 tháng Giêng cho đến hết tháng 4 âm lịch. Nhưng từ ngày mồng 2 Tết, nơi đây đã đón nhiều đoàn khách từ khắp các tỉnh về vãn cảnh, lễ bái. Xung quanh khu vực chùa Tiên có đủ các loại hình dịch vụ mọc lên từ quán ăn, nhà nghỉ đến cửa hàng bán hương, vàng mã, đồ lưu niệm...

Đảm bảo hoạt động du lịch trong dịp Tết Tân Mão năm 2011

(23/02/2011)

Tết Nguyên đán năm nay có thời gian nghỉ dài ngày, nên ngay trong những ngày đầu năm, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đã nghiêm túc thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách du lịch, không để xảy ra tình trạng tăng giá ép khách, gây mất trật tự an ninh, an toàn phòng chống cháy nổ, hạn chế tối đa tệ nạn xã hội tại các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch.

Lễ hội chùa Hương: Không còn “rác âm thanh”

(23/02/2011)
Trong lễ hội chùa Hương năm 2011, tình trạng loa đài quảng cáo sản phẩm tại khu vực chùa Thiên Trù đã được xử lý triệt để, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục trong các mùa lễ hội tiếp theo như vệ sinh môi trường, đặt tiền giọt dầu không đúng nơi quy định, bày bán thịt động vật...

Những người không có quan niệm tháng ăn chơi

(21/02/2011)
Xưa, trong dân gian Việt Nam có câu “ tháng giêng là tháng ăn chơi”, bởi theo nông lịch, nông dân đã lo xong việc cày cấy, còn người dân thành thị lo việc đi lễ cầu may hoặc thưởng thêm cho mình những ngày nghỉ ngơi, thư giãn sau một năm làm lụng vất vả. Nhưng nay, đa số người dân không còn quan niệm “tháng ăn chơi” mà họ đã bắt tay ngay vào công việc thường ngày.

Cơm lam – đặc sản đất Mường

(21/02/2011)
Gạo nếp - tinh hoa của đất - giao tình với nước, lửa và những ống nứa non tạo nên một món ăn đơn giản, khiêm tốn nhưng chứa trong đó biết bao nghệ thuật, đó là: Cơm lam của người dân tộc Mường Hòa Bình.

Bao giờ chấm dứt thói quen - “Tháng giêng là tháng ăn chơi”

(18/02/2011)
Tết Nguyên đán Tân Mão, CBCCVC được nghỉ tổng cộng 8 ngày. Quy định của Nhà nước tạo điều kiện cho mọi người được vui Tết, đón xuân nhiều ngày, sau đó bắt tay ngay vào lao động, học tập với chất lượng và hiệu quả cao

Câu chuyện trên dòng sông Ðà

(17/02/2011)
Tết Nguyên đán Tân Mão (2011), nhân dân cả nước vô cùng phấn khởi, có thêm nguồn điện của tổ máy số một Nhà máy thủy điện Sơn La phát lên hòa vào mạng lưới quốc gia. Niềm vui ấy gợi trong tôi lời Thủ tướng Phạm Văn Ðồng nói cách đây 35 năm.

Cao Phong: Giao lưu văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân

(17/02/2011)
Ngày 16/2, huyện Cao Phong tổ chức giao lưu văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân năm 2011. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Huyện uỷ, UBND, các phòng, ban và 25 đơn vị đến từ 13 xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

Hội xuân văn hóa-thể thao huyện Kỳ Sơn 2011

(16/02/2011)
Trong 2 ngày 14 – 15/2, tại sân vận động xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn đã tổ chức Hội xuân văn hóa-thể thao năm 2011. 10/10 xã, thị trấn với trên 600 diễn viên, nghệ nhân và hàng vạn người đã đến dự.

Chuyện vui bên Miếu Trò

(15/02/2011)
Đêm ngày 13-2 (tức 11 tháng Giêng năm Tân Mão) tại Miếu Trò, thôn Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) hàng nghìn người dân, nam thanh, nữ tú trên địa bàn huyện Lâm Thao và các vùng lân cận tụ về miếu Trò để xem lễ hội Trò Trám (Linh tinh tình phộc), một lễ hội độc đáo mang tính phồn thực của cư dân vùng đất Tổ.

Trăn trở làng nghề truyền thống ở tỉnh ta

(14/02/2011)
Ở tỉnh ta có hai nghề truyền thống độc đáo, mang đậm sắc thái văn hoá các dân tộc là dệt thổ cẩm và nấu rượu cần được lưu giữ đến giờ. Tuy rằng, việc bảo tồn, khôi phục các làng nghề truyền thống chưa nhiều.

Âm vang hồn chiêng cổ Mường Bi

(14/02/2011)
Mỗi khi Tết đến, xuân về, các bản mường của huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình lại vang vọng tiếng cồng chiêng. Giai điệu trầm bổng “ping pồng ping”... hối thúc lòng người, như đánh thức núi đồi, khiến cỏ cây hoa lá đâm chồi nảy lộc...

Phường Thái Bình tổ chức Hội xuân Tân Mão

(11/02/2011)
Ngày 10/2, UBND phường Thái Bình (TP. Hoà Bình) đã tổ chức Hội xuân Tân Mão 2011. Đây là một trong những hoạt động văn hoá được tổ chức hàng năm trong những ngày đầu năm mới tại sân đình làng tổ 16 phường Thái Bình.

Chú trọng tuyên truyền văn hóa giao thông

(10/02/2011)
Việc xây dựng văn hóa giao thông thông qua các lễ hội là một biện pháp tuyên truyền hữu hiệu. Do vậy, từ năm 2009, UBND tỉnh và Ban ATGT tỉnh Hòa Bình đã coi đây là biện pháp chủ đạo trong công tác tuyên truyền.

Hội xuân Đền Bờ năm 2011

(10/02/2011)
Truyền thuyết kể rằng: Ông Đùng, bà Đùng thời cổ xưa là những ông thần, bà thánh thương dân, thấy thác nước nhưng đồng ruộng lại khô cằn nên có ý định ngăn sông Đà cho nước vào ruộng. Công việc đứt gánh giữa đường, những cục đất, đá khổng lồ rơi xuống thành đồi núi, trong đó có núi Đúng. Nơi xưa, ông Đùng, bà Đùng ngăn sông không thành nay con cháu đã xây dựng thành nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Tục cúng thịt chuột ngày Tết của người Dao Tiền

(10/02/2011)
Đối với người miền xuôi, câu chuyện cúng bằng thịt chuột thật lạ lẫm, nhưng với 52 hộ người Dao Tiền ở xã Tân Pheo, huyện vùng cao Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, thì cỗ cúng ở ngôi miếu của bản bắt buộc phải có thịt chuột khô mới thiêng. Trên bàn thờ ba ngày Tết cũng phải có thịt chuột khô mới thể hiện hết tấm lòng của con cháu với tổ tiên.

Nghề làm giấy giang của người H’Mông

(10/02/2011)

Cũng như bao dân tộc thiểu số sống tập trung ở các vùng núi cao Tây Bắc khác, bà con dân tộc H’Mông ở hai xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình có rất nhiều nghề thủ công truyền thống như nghề rèn, thêu thổ cẩm, vẽ tranh sáp ong…, đặc biệt là nghề làm giấy giang của người dân tộc H’Mông. Đó là một nghề truyền thống bao đời nay của đồng bào người H’Mông và hiện đang là nghề thoát nghèo cho không ít bà con.

Tết sớm bản Mông

(09/02/2011)
Xuân về sớm hơn với bản Mông bởi năm nào cũng vậy, Tết của dân tộc Mông được tổ chức trước Tết Nguyên đán một tháng. Thời gian Tết Mông diễn ra trong ba ngày đầu tháng Chạp, nhưng không khí Tết thì kéo dài tới cả tháng. Vào những ngày này, trên khắp các bản làng người Mông, đâu đâu cũng tràn ngập bầu không khí Tết, tiếng sáo, tiếng khèn dập dìu khắp các sườn núi...

Nét mới của Lễ hội Chùa Hương năm 2011

(08/02/2011)
Trong năm vừa qua, Bến Thiên Trù đã được đầu tư hơn 5 tỷ đồng để mở rộng tuyến bến đò, giảm thiểu sức ép giao thông. Một khoản kinh phí cũng được dành đầu tư cho tuyến đường bộ lên chùa Hinh Bồng, trạm sơ cứu và chăm sóc sức khỏe khách trảy hội. Công tác bảo đảm vệ sinh môi trường trong lễ hội năm nay cũng được cải thiện, ban quản lý khu di tích đã xây dựng kế hoạch thu gom, phân loại, xử lý rác theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Thương hồ Đà Giang

(08/02/2011)

Ngót 20 năm các chủ buôn ngược Đà Giang phục vụ những bản làng ven sông từ khi hồ thuỷ điện Hoà Bình ra đời với cái bụng 9 tỷ khối nước. Kiểu buôn bán này đã trở thành thương hiệu nổi tiếng như một đại siêu thị di động trên sông.

Khát vọng Mường Động

(07/02/2011)
Những ngày đầu xuân đến với quê hương Mường Động, dọc hai bên đường những vườn hoa mận, hoa mơ nở trắng báo hiệu một năm mới gặt nhiều bội thu và hạnh phúc tràn trề. Tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, len lỏi trong từng bản làng, ngõ xóm, tạo nên một nét riêng truyền thống của người Mường trong ngày hội vui xuân.

Thú chơi đào Tết: Sự tinh tế trong tâm hồn Việt

(07/02/2011)
Hàng năm, cứ tới dịp Tết Nguyên Đán, người dân lại tấp nập mua hoa đào chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Hoa đào đã trở thành biểu tượng cho ngày Tết, cho mùa xuân. Thú chơi hoa và cây cảnh ngày Tết nói chung và thú chơi đào nói riêng thể hiện sự tinh tế trong tâm hồn người Việt.

Nét đẹp mừng tuổi đầu năm

(05/02/2011)
Không phải ngẫu nhiên mà ai ai cũng háo hức mong chờ những ngày Tết đến thế! Sau một năm bận rộn, nhà nhà dọn dẹp chuẩn bị đón chào năm mới, quây quần bên mâm cơm cuối năm... Song, ý nghĩa hơn cả trong mỗi dịp này là được đi thăm hỏi người thân, bè bạn..., mừng tuổi đầu năm trở thành nét đẹp không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Nơi lưu giữ những cổ vật về nghề gốm

(05/02/2011)
Khu giới thiệu và trưng bày cổ vật Vạn Vân là nơi đầu tiên trưng bày đầy đủ nhất những sản phẩm về nghề gốm truyền thống, một địa chỉ cho những người yêu gốm, đặc biệt là gốm cổ Bát Tràng.

Nô nức người khai xuân tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám

(04/02/2011)
Ngày 4/2 tức mùng 2 Tết Tân Mão, trong thời tiết nắng đẹp, nắng ấm chan hòa, hàng vạn người dân dân Thủ đô và du khách đã nô nức thăm Văn Miếu-Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.

Tưng bừng chào đón năm mới Tân Mão 2011

(03/02/2011)

Khoảnh khắc giao thừa chào đón năm 2011 náo nức, tưng bừng, lung linh cùng hàng ngàn bông pháo hoa toả sáng trên dòng sông Đà. Cái lạnh giá của đêm 30 như bị xua tan trong mỗi nụ cười, trên gương mặt rạng ngời của người dân Hoà Bình.

Xứ Mường ơi hẹn ngày gặp lại

(01/02/2011)
Cách đây vài năm về trước, trên bản đồ du lịch, Hoà Bình chỉ là một điểm đến chưa tạo được sức hút bởi sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng đầu tư cho ngành công nghiệp “không khói” này còn chưa thoả đáng, chưa tương xứng với tiềm năng. Vì thế đã tạo ra tâm lý nhàm chán, có người dù mới chỉ lần đầu đặt chân đến đã ngao ngán: Sẽ không trở lại Hoà Bình lần thứ hai! ấy vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, diện mạo du lịch Hoà Bình đã có sự thay đổi đáng kể. Giờ đây, Hoà Bình đang trở thành một điểm đến đầy mê hoặc và cuốn hút.

Lên Đà Bắc chơi chợ Tết vùng cao

(31/01/2011)
Xuân đã về trên vùng cao Đà Bắc, nhưng dường như mùa đông vẫn ẩn nấp đâu đó trên những cánh đào phai ướt sẫm sương đêm. Khác hẳn với nỗi bâng khuâng của thời tiết lúc giao mùa, phiên chợ vùng cao đã ngập tràn không khí Tết. Khi trời còn tối khiến con gà lười chưa kịp cất tiếng gáy, đồng bào nơi đây đã châm đuốc, í ới gọi nhau đi họp chợ phiên.

Quyến rũ những nếp nhà sàn hàng trăm năm tuổi

(29/01/2011)

Từ TP. Hòa Bình, chúng tôi tìm đến bản Mường Giang Mỗ (xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình), một địa điểm du lịch hấp dẫn đông đảo du khách trong và ngoài nước từ nhiều năm qua. Dẫu đã đón hàng ngàn lượt khách du lịch, ngôi làng nhỏ giờ cũng đã không còn vắng vẻ, hoang sơ như chục năm về trước, nhưng Giang Mỗ vẫn giữ vẹn nguyên chất mộc mạc vốn có của bản Mường với những nếp nhà sàn truyền thống được lưu giữ theo nguyên bản.

Hang động Cao Phong - Tiềm năng du lịch cần được khai thác

(29/01/2011)
Cao Phong được nhiều người biết đến là vùng đất có hai loại cây đặc sản là mía tím và cam. Bên cạnh đó, với thế mạnh là nằm ven vùng hồ Hoà Bình và các bản làng dân tộc, Cao Phong đã và đang khai thác hiệu quả tiềm năng về các loại hình du lịch văn hoá, sinh thái.

“Mùa” cưới – mùa trốn thuế

(29/01/2011)
Trong những năm qua, loại hình kinh doanh này đã có bước phát triển mạnh, một mặt do nhu cầu xã hội, một mặt lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh này đã lại cao, do vậy những năm gần đây trên địa bàn thành phố Hoà Bình nhiều nhà hàng, khách sạn đầu tư mở thêm hội trường, phòng ăn, phòng trà… phục vụ nhu cầu ngày càng tăng.

Đi chợ ngày Tết

(29/01/2011)
Hoa mơ, hoa mận bung nở trắng xoá ven đồi, báo hiệu một mùa xuân nữa lại về. Không chỉ là quãng thời gian đẹp nhất trong năm, xuân về mang theo dịp lễ lớn nhất đối với mỗi người Việt - Tết Nguyên đán. Người Việt thưởng thức hương vị Tết bằng nhiều thú vui khác nhau. Hoà cùng không khí náo nức chuẩn bị cho một cái Tết thật sự đủ đầy, có một thú vui mà có lẽ bất cứ ai, từ già đến trẻ đều rất thích, ấy là đi chợ Tết. Đối với không ít người, chợ Tết còn là câu chuyện về cuộc sống, sản vật, những đẹp phong tục...

Kết quả ủng hộ xây dựng nhà "mái ấm tình thương"

(28/01/2011)
Qua hơn 20 năm đất nước đổi mới, đời sống của nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên có một bộ phận nhân dân và chị em phụ nữ đang sống trong cảnh đói nghèo, sống trong những ngôi nhà tạm bợ phải chịu đựng khó khăn

Xã Bao La khánh thành nhà bia ghi tên liệt sỹ

(28/01/2011)
Ngày 25/1, Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ, nhân dân xã Bao La (Mai Châu), đã tổ chức cắt băng khánh thành Nhà bia ghi tên các liệt sỹ. Tổng giá trị công trình là 617.545.000 đồng.

Cúng Táo quân: văn hoá và chưa văn hoá

(27/01/2011)
Người Việt quan niệm rằng, ba vị thần Táo: thần đất, thần nhà, thần bếp núc định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này có được từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Vì vậy, hàng năm, đúng ngày 23 tháng chạp là ngày Táo Công lên chầu trời báo cáo những công việc đã làm được trong năm, các gia đình Việt thường tổ chức lễ cúng cá chép. Đây là tập tục đẹp tồn tại từ lâu đời, tuy nhiên, đằng sau tính nhân văn ấy vẫn còn những điều đáng bàn.

Thảo thơm những tấm lòng để mọi người cùng có tết

(27/01/2011)
Tỉnh ta hiện có hơn 40 nghìn gia đình chính sách và hộ nghèo, với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn’ và hiểu được “gánh nặng” của người nghèo mỗi khi Xuân về Tết đến, các cấp chính quyền địa phương ngoài việc chăm lo cho dân bằng ngân sách Nhà nước, còn tranh thủ tối đa nguồn vận động từ xã hội để lo cho người nghèo.

Hiển thị 1.741 - 1.800 of 2.158 kết quả.