ListNewByCategory

Hòa Bình: Hiện vẫn còn lưu giữ khoảng 10 nghìn chiếc chiêng

(30/09/2022)
Chiêng là loại hình văn hóa đặc sắc, đầy sức hấp dẫn của dân tộc Mường, tỉnh Hòa Bình. Từ bao đời nay, âm thanh cồng chiêng luôn gắn liền với phong tục, tập quán, lễ nghi trong đời sống tâm linh của người Mường. Văn hóa cồng chiêng được sáng tạo và lưu truyền hàng nghìn năm trong đời sống cộng đồng người Mường, góp phần quan trọng làm nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc.

Kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU về phát triển Khu du lịch hồ Hòa Bình thành Khu du lịch quốc gia

(29/09/2022)
Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 22/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển Khu du lịch hồ Hòa Bình thành Khu du lịch quốc gia, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội của tỉnh đã triển khai có hiệu quả đến cán bộ, đảng viên, các tổ chức, cá nhân, cộng đồng địa phương liên quan đến hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Sau 5 năm triển khai, hoạt động du lịch tại Khu du lịch hồ Hòa Bình có nhiều khởi sắc và đạt được 3/5 tiêu chí quan trọng để từng bước đạt được các điều kiện của Khu du lịch quốc gia.

Khai mạc Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Hòa Bình lần thứ VII, năm 2022

(27/09/2022)
Ngày 27/9, tại Sân vận động tỉnh, UBND tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức Lễ Khai mạc Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Hòa Bình lần thứ 7, năm 2022. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện Tổng cục Thể dục Thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; các đồng chí BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố; đại diện các tỉnh bạn; các doanh nghiệp, nhà tài trợ; 12 Đoàn vận động viên đại diện cho 10 huyện, thành phố và 2 ngành Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh; các nghệ nhân Chiêng, lực lượng đồng diễn, các em học sinh cùng đông đảo Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Phấn đấu để các xã vùng cao huyện Tân Lạc đạt tiêu chuẩn khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030

(27/09/2022)
Tân Lạc có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với các khu vực có du lịch phát triển của tỉnh như Mai Châu, Cao Phong, hồ Hòa Bình; gần với các địa phương có du lịch phát triển trong khu vực như Vân Hồ, Mộc Châu (Sơn La), khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa). Tân Lạc có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú: tài nguyên du lịch tự nhiên gắn với cảnh quan núi rừng Tây Bắc hùng vỹ, với đầy đủ các giá trị tài nguyên sông, suối, hồ, hang động, thác nước, núi, rừng, đèo,...; tài nguyên du lịch văn hóa đặc sắc gắn với văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường (chiếm 85% dân số huyện). Các xã vùng cao huyện Tân Lạc gồm Vân Sơn, Quyết Chiến và Ngổ Luông, cách trung tâm huyện khoảng 20 km về phía Tây, có diện tích tự nhiên 12.038 ha, dân số 8.700 người. Nơi đây sở hữu nguồn tài nguyên đa dạng, tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa đặc sắc, phong phú, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển du lịch.

Hiển thị 429 - 432 of 2.171 kết quả.