ListNewByCategory

Rộn ràng Mường Vang

(05/09/2011)
Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 2/9, gia đình anh Bùi Văn Tiềm ở xóm Lục, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) lại đông vui hơn ngày thường. Mặc dù còn trẻ, vợ chồng mới dựng được nếp nhà sàn ra ở riêng nhưng anh vẫn nhớ mừng Tết Độc lập của ông bà và quê hương nơi đây. Vợ anh đã chuẩn bị gạo nếp hương từ tháng 10 năm trước và mấy con gà để đón tiếp anh em, họ hàng đến chung vui. Từ lâu, ngày 2/9 đã trở thành ngày Tết Độc lập, một phong tục đẹp của nhân dân cả vùng Mường Vang. Không chỉ tại xã Yên Nghiệp mà vùng Đại Đồng, Cộng Hòa, Quyết Thắng, đời sống tinh thần của bà con luôn được vun đắp, truyền thống đón Tết Độc lập luôn được phát huy.

Người Yên Mông “ ăn mồng hai”

(05/09/2011)
Cứ mỗi năm vào dip 2-9, người Mường trên đất Hòa Bình lại tưng bừng đón ngày Tết Độc lập. Đi khắp phố phường, thôn xóm, nơi đâu cũng dễ dàng bắt gặp sắc đỏ rợp trời của lá cờ tổ quốc tung bay trong nắng vàng chớm thu. Lòng tôi không khỏi náo nức xen lẫn tự hào. Tâm trạng ấy như thúc giục bước chân tôi trở về nhanh hơn với xóm làng.

Về một dòng sông

(05/09/2011)

Mỗi làng quê đều có một dòng sông, người dân đôi bờ sông ấy có những kỷ niệm riêng, những được mất, buồn vui mà dòng sông mang lại. Tôi sinh ra phía hữu ngạn vùng hạ du sông Đà, một làng Mường mà “chất Mường” đã phôi pha đi nhiều, dẫu vùng đất này mới “khai thiên, phá thạch” khoảng mười đời, từ lời ăn tiếng nói, nhà cửa đến những phong tục, tập quán khác. Có người ví: so với làng Mường cổ xưa, làng tôi bây giờ như vùng “nước lợ”! Không biết nên vui hay nên buồn? Sáng mở cửa là gặp dòng sông Đà, dẫu từ nhà tôi ra đến sông còn phải qua một cánh đồng. ở đó thấp thoáng bóng dáng bà con thân thích sớm chiều lam lũ, tôi và dòng sông đã song hành với nhau theo những thăng trầm của đời người- đời sông.

Để quy chế văn hóa công sở trở thành nét đẹp ở mỗi cơ quan, đơn vị

(01/09/2011)
Ngày 2/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 129 ban hành quy chế văn hóa công sở tại cơ quan hành chính Nhà nước. Ngay sau đó, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố thực hiện quy chế văn hóa công sở trong cơ quan đơn vị. Hơn 3 năm, qua quy chế đã được triển khai nghiêm túc ở hầu hết cơ quan hành chính trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, việc thực hiện còn nhiều điểm hạn chế được xác định bởi nhiều nguyên nhân.

Kim Bôi - biến những tiềm năng du lịch thành cơ hội

(31/08/2011)
Theo lời giới thiệu của đồng chí Bùi Thị Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi, chúng tôi đi sâu tìm hiểu về những tiềm năng văn hóa, du lịch vật thể và phi vật thể ở vùng đất giàu truyền thống này. Những cánh rừng nguyên sinh như: khu du lịch sinh thái Cửu thác Tú Sơn; thác Mặt trời, xóm Vó Khang, xã Kim Tiến; khu nghỉ dưỡng cao cấp suối khoáng, xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì; khu vui chơi, giải trí tắm bùn xóm Khai Đồi, xã Sào Báy, Khu Resort Vĩnh Tiến; mỏ nước khoáng nóng xã Vĩnh Đồng; rừng đặc dụng Thượng Tiến...

SNV hỗ trợ Hòa Bình thiết kế logo và thương hiệu du lịch

(30/08/2011)
Ông Phil Harman - Cố vấn Trưởng Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) cho biết: Nhằm hỗ trợ việc phát triển du lịch của các tỉnh thuộc cung đường Tây Bắc, SNV đã hỗ trợ nghiên cứu và thiết kế mẫu logo và slogan (biểu tượng và thương hiệu) của từng tỉnh trong đó có Hòa Bình.

Xã Cư Yên xây dựng đời sống văn hóa

(29/08/2011)
Hưởng ứng CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”, xã Cư Yên (Lương Sơn) đã tích cực, chủ động phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, tập trung mọi nguồn lực trong phát triển KT-XH, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Cấp uỷ Đảng, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền để CVĐ đi vào cuộc sống một cách thiết thực.

Thung Nai- Bến cảng bình yên giữa lòng hồ Hòa Bình

(26/08/2011)
Thung Nai - một địa danh nổi tiếng của Hòa Bình với nhiều cảnh đẹp, vào mùa nước nổi được ví như một Hạ Long trên cao nhưng ít ai biết rằng vào mùa nước cạn Thung Nai cũng rất đẹp.

Đề nghị lập hồ sơ đưa xác tàu chiến Pháp vào hiện vật Di tích lịch sử cách mạng

(26/08/2011)
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh đã ký công văn số 858/UBND –VX ngày 5/7/2011 gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc nâng cao hiệu quả quản lý thiết chế văn hóa. Trong đó, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng sửa chữa Cung Văn hóa tỉnh để sớm đi vào sử dụng; giao Bảo tàng Hòa Bình phối hợp với Trung tâm giải trí Sao Mai làm tốt công tác quản lý và khai thác hiện vật tầu chiến; yêu cầu Trung tâm giải trí Sao Mai làm tốt công tác bảo quản hiện vật và vệ sinh môi trường, tạo điều kiện cho cán bộ, nhân dân, khách tham quan tới thăm hiện vật xác tầu chiến Pháp, nhằm nâng cao giáo dục truyền thống cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ.

Đà Bắc: Người thầy nặng lòng với tiếng Tày

(26/08/2011)
Với tâm niệm: Người Tày phải biết tiếng Tày, trong 15 năm dạy học, thầy Lường Đức Chôm, người dân tộc Tày ở xã Trung Thành đã dồn nhiều tâm huyết vào việc tìm hiểu văn hóa dân tộc Tày cũng như nghiên cứu và biên soạn bộ giáo trình dạy chữ Tày.

Bản làng thờ cúng thần... chuột

(24/08/2011)

Những người Dao Tiền ở bản Bương, Tân Pheo, Đà Bắc, Hòa Bình coi chuột như một vị thần cứu mạng, họ còn lập hẳn một ngôi miếu để thờ thần chuột.

Suối nước nóng Kim Bôi: địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng

(23/08/2011)

Hòa Bình là một tỉnh có khá nhiều những suối nước khoáng nóng, những thung lũng hoang sơ huyền bí. Tiêu biểu như: Suối nước khoáng Kim Bôi với nguồn nước phun lên ở nhiệt độ 36°C, đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tắm, ngâm mình chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp.

Sao Mai Hòa Bình nơi chắp cánh cho những tài năng âm nhạc

(22/08/2011)
Liên hoan tiếng hát truyền hình - Sao Mai Hoà Bình là một hoạt động nghệ thuật truyền thống của ngành PTTH được tổ chức hai năm một lần. Một sân chơi thu hút được nhiều bạn trẻ yêu ca hát tham gia. Nhiều giọng ca triển vọng đã được phát hiện, bồi dưỡng và chắp cánh qua các kỳ liên hoan.

Phụ nữ Mường với nghề dệt truyền thống

(22/08/2011)
Ngay từ lúc mười một, mười hai tuổi,các em gái Mường đã được các bà, các chị trong gia đình, dòng họ tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho cách thức trồng bông, dệt vải.Các em cũng được dạy nuôi tằm, ươm tơ, kéo sợi. Bận rộn xuống ruộng, lên nương, lo cấy lúa, trồng sắn, trỉa ngô. Người phụ nữ Mường vẫn dành thời gian chăm chút, duy trì nghề dệt thủ công truyền thống. Sản phẩm làm ra gồm có: mặt phà( thổ cẩm), vải bông,trôốc vắl( cạp váy), lụa tơ tằm… Đây cũng là cách để các mẹ, các chị truyền dạy lại nghề cho các em gái trong gia đình, lưu giữ nghề truyền thống quê hương khỏi bị mai một.

Thảng thốt Mường Ải!

(19/08/2011)
Theo kế hoạch Dự án đầu tư công trình bảo tồn, tôn tạo xóm Ải xã Phong Phú (Tân Lạc) thành làng truyền thống tiêu biểu dân tộc Mường được triển khai thực hiện từ giữa năm 2009 và hoàn thành trong năm 2010 với tổng mức đầu từ gần 11,7 tỷ đồng. Đây là một trong số 20 làng truyền thống được Nhà nước đầu tư xây dựng. Song cho đến nay, dự án đầu tư này vẫn còn dang dở, nhiều hạng mục đầu tư đã bộc lộ những bất cập, kiến trúc bản sắc truyền thống được lưu truyền của người Mường hàng trăm năm qua đã bị phá vỡ.

Kỷ niệm về chuyến công tác lên Cao Phong - Thạch Yên

(19/08/2011)
Năm 1995,sau 4 năm tái lập tỉnh Hòa Bình, hệ thống giao thông trong tỉnh nhiều nơi còn rất khó khăn. Đường lên các xã vùng cao còn hết sức nan giải, nhiều chặng đường phải đi bộ cả ngày vì xe ôm đi còn khó huống gì ô tô. Năm đó Bảo tàng tỉnh Hòa Bình được giao điều tra nghiên cứu lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hang di tích cho các khu căn cứ cách mạng trong tỉnh. Đường đến Khu căn cứ cách mạng Mường Diềm, huyện Đà Bắc, gập ghềnh hiểm trở. Đường lên Khu căn cứ cách mạng Cao Phong - Thạch Yên, huyện Cao Phong cũng chẳng kém gì

Những lễ hội tiêu biểu ở Hòa Bình

(18/08/2011)
Hòa Bình là vùng đất nổi tiếng với nhiều lễ hội dân gian mang bản sắc dân tộc. Người Mường có các lễ hội nông nghiệp như: hội xuống đồng, hội cầu mưa, hội đi săn, hội đánh cá, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới, lễ nạ mạ, lễ cầu mát, lễ nhóm lửa, lễ hội chùa kè… lễ hội ở các vùng Mường không mang rõ tính chất hội mà chủ yếu hướng vào lễ nghi.

Độc đáo nhà sàn "con rùa"

(17/08/2011)
Trong khi nếp nhà cổ người Mường đang dần bị “bê tông hóa” thì ở thôn Tháu (xã Lạc Sĩ, Yên Thủy, Hòa Bình) lại giữ nguyên được bản sắc dân tộc về cách dựng nhà sàn cổ người Mường kiểu "con rùa".

Hiển thị 1.581 - 1.600 of 2.158 kết quả.