ListNewByCategory

Nhiều lễ hội độc đáo đầu Xuân

(07/02/2012)

Đến Hòa Bình đầu Xuân, có 3 lễ hội lớn được mọi người quan tâm, đó là lễ hội Khai hạ của đồng bào Mường, hội xên bản, xên Mường của đồng bào Thái và lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông.

Năm Thìn kể chuyện "vua tre rồng"

(07/02/2012)

Những tháng ngày rong ruổi khắp nơi bằng nghề đào cây rừng cảnh về bán khiến ông hiểu hết nỗi cơ cực của cái nghề mưu sinh bằng các loài cây hoang dại. Để rồi vào một đêm mưa gió vần vũ, bụi tre ngà bên vách cứ cọ quẹt lên mái nhà như một ánh lửa thắp sáng trong đầu người đàn ông lam lũ một ý tưởng làm giàu táo bạo: Biến tre thành “rồng”. Và những thành quả ông thu được đã ngoài “tầm với” của bất cứ người giàu trí tưởng tượng nào. Ông là Nguyễn Văn Nam – người được mệnh danh là “vua tre rồng” đất Hòa Bình.

Là gái Mường em chẳng rực rỡ đâu

(06/02/2012)
Tết năm nay là cái Tết đặc biệt của Phước - cô gái trẻ người dân tộc Mường đang hồi hộp chuẩn bị cho ngày lễ vu quy. Trong hành trang về nhà chồng của Phước, quý giá nhất là bộ trang phục truyền thống được bà và mẹ tận tâm sắm sửa cho đứa con, đứa cháu ngoan hiền. Lời cầu chúc tốt lành ẩn trong mỗi chi tiết của bộ trang phục khiến Phước càng ngắm càng cảm thấy rưng rưng hạnh phúc.

Bảo tồn trò chơi dân gian trước nguy cơ mai một

(04/02/2012)
Đầu xuân Nhâm Thìn, chúng tôi đã có dịp hoà mình vào nhiều lễ hội lớn của tỉnh như Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), Xên bản, xên mường (Mai Châu), Đu Vôi (Lạc Sơn), chùa Tiên (Lạc Thuỷ)... để cùng nhân dân nô nức vui xuân, đón năm mới.

Lễ hội đình Cổi - Lạc Sơn

(03/02/2012)
Trên dòng suối Vó Đuống, Vó Cối (xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn) có một hòn đá giống con trâu nửa nằm, nửa ngồi, ghếch mõm lên trên mặt nước. Phần mõm ghếch lên ấy có một lỗ thủng tựa như mũi con trâu. Ngày lễ cầu mưa, người có chức vị cao nhất Mường trèo lên lưng trâu đá, tay cầm thừng, tay cầm mõ, rung liên hồi, miệng hô to: “mưa, mưa, mưa”. Tất cả mọi người dự lễ hô theo “mưa rồi, mưa rồi”.

Xây dựng nhà văn hóa xóm bản: Phát huy hiệu quả sức dân

(02/02/2012)
Trên tinh thần thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã tích cực tham gia giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, việc tham gia xây dựng nhà văn hóa (NVH) xóm, bản được coi là điểm nhấn trong xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Sắc xuân lễ hội Mường Động

(01/02/2012)
Khi những cành mận, cành đào nở trắng rừng thì mùa xuân cũng đến, mùa xuân của người Tây Bắc không ồn ào và náo nhiệt như nơi phố thị, mùa xuân ấy mộc mạc giản dị như núi rừng, và mùa xuân đặc biệt với những lễ hội đặc trưng mà chỉ nơi đây mới có.

Trên 1 vạn người tham dự Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2012

(31/01/2012)
Ngày 30/1 (tức mồng 8 âm lịch), Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2012 đã tưng bừng diễn ra tại xóm Luỹ, xã Phong Phú (Tân Lạc). Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện và khoảng trên 1 vạn người dân, du khách thập phương đã đến dự hội.

Cỗ lá của người Mường

(31/01/2012)
Cỗ lá (đồ ăn được bày trên lá chuối) được xem là một trong những nét riêng biệt của văn hóa ẩm thực người Mường ở xóm Vai Đào, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Cồng chiêng - Không gian văn hóa Mường

(31/01/2012)
Văn hóa Mường rất đặc sắc và phong phú, trong đó âm nhạc cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống của người Mường.

Những người Nga gặt lúa ở Mai Châu

(31/01/2012)
Chờ đợi suốt cả năm để đến Mai Châu vào đúng vụ mùa chiêm, Robert Kurilo - chàng trai người Nga yêu Việt Nam đến kỳ lạ, đã tổ chức cho những người bạn một chuyến đi gặt lúa trên cánh đồng ở bản Cha.

Đón xuân cùng câu hát Mường Vang

(30/01/2012)

Khi những cánh đào phai bung nở khoe sắc hồng duyên dáng, đó cũng là lúc Mường Vang rộn rã cồng chiêng phường xắc bùa và dặt dìu câu hát thường rang. Câu hát đầu xuân như làm cho sắc đào thêm thắm, đôi má thiếu nữ thêm ửng hồng, bầu trời mùa xuân thêm xanh trong vắt và một năm mới thêm nhiều hứng khởi, may mắn, vui tươi trên mảnh đất Mường Vang ấm no.

Hoà Bình níu chân du khách

(29/01/2012)

“Mai Châu em vui hội xoè hoa/ Nào về đây hỡi bạn gần xa”... Theo câu hát da diết, ngọt ngào, chúng tôi cùng anh Vũ Văn Thông ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) và nhóm bạn gia đình của anh bon bon trên chiếc Inova ngược dốc Thung Khe mờ sương để lên với Mai Châu. Mặc dù đã lần thứ hai trong năm nhóm gia đình này lên Mai Châu nhưng suốt dọc đường đi họ vẫn háo hức và nhất định phải dừng xe ở đỉnh dốc nhìn xuống thung lũng xinh đẹp giữa điệp trùng núi rừng để chụp ảnh.

Mường Vó phục dựng Lễ hội rước Bụt Khụ Dúng

(29/01/2012)

Ngày 28/1 (tức mồng 6 Tết Nhâm Thìn), tại sân vận động xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn đã diễn ra Lễ hội rước Bụt Khụ Dúng của người Mường Vó, Mường Vang. Tham dự Lễ hội có đồng chí: Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành trong tỉnh, huyện Lạc Sơn cùng đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Rượu cần – hương vị ngọt ngào của đất Mường

(28/01/2012)

Những ngày Tết này, ta được cùng người thân ngồi quây quần, ấm cúng bên vò rượu cần, thứ rượu được làm từ “men say” của đại ngàn trộn lẫn với gạo nếp thơm và gửi gắm trong đó cả sự khéo léo của người phụ nữ Mường đã làm cho rượu cần có được vị ngọt riêng. Và mỗi bữa tiệc bên rựơu cần ấy đã thực sự là nét đặc sắc để mỗi người trog gia đình, cộng đồng dân tộc Mường như gần gũi nhau hơn, ấp ủ nhiều hơn những ước vọng tốt đẹp cho một năm mới ấm áp, may mắn, hạnh phúc.

Khai hội Chùa Tiên Phú Lão năm 2012

(27/01/2012)

Sáng ngày 26/1 (tức mồng 4 tháng giêng), huyện Lạc Thuỷ, Ban quản lý di tích huyện Lạc Thuỷ đã tổ chức Lễ khai hội Chùa Tiên Phú Lão năm 2012.

Hiển thị 1.441 - 1.460 of 2.158 kết quả.