ListNewByCategory

Người Mông ở Pà Cò

(10/05/2012)
Ở nơi rẻo cao Pà Cò quanh năm phủ đầy mầu hồng mầu trắng của hoa đào hoa mận, mầu trắng của mây mù này, không biết từ bao giờ nó đã là quê hương của người H’Mông. Di cư đến Pà Cò huyện vùng cao Mai Châu hơn 300 năm trước, người H’Mông đã chọn vùng núi rẻo cao này làm nơi sinh sống. Họ định cư, làm nhà, làm nương và làm nên một cuộc sống mới và mang đến một bản sắc độc đáo làm say lòng người mỗi khi có dịp đặt chân đến với rẻo cao này.

Lễ hội đánh cá suối tháng ba xã Lỗ Sơn năm 2012

(08/05/2012)
6/5, tại xóm Tân Vượng, xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc đã diễn ra Lễ hội đánh bắt cá suối tháng ba năm 2012. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; huyện Tân Lạc và đông đảo người dân xã Lỗ Sơn.

Khèn Bè của người Thái Mai Châu

(08/05/2012)
Là một trong bảy dân tộc anh em cùng sinh sống ở vùng đất Hòa Bình, người Thái ở Mai Châu có một nền văn hóa độc đáo và đa dạng. Một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Thái đó là khèn bè. Khèn bè là loại nhạc cụ độc đáo của người Thái và được nam giới người Thái dùng phổ biến. Thông thường, chàng trai nào biết thổi khèn hay thì đó là người dễ chiếm được cảm tình của mọi người. Tục ngữ Thái Mai Châu có câu: “trai giỏi khèn, gái dễ ưng”.

Rộn ràng bản Lác

(02/05/2012)
Bản Lác (xã Chiềng Châu, H.Mai Châu, Hòa Bình) thời gian gần đây đã trở thành một điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm nay, du khách khắp nơi kéo về Mai Châu, khiến bản làng nơi đây rộn ràng hẳn.

Hòa Bình dự chương trình “Sắc màu Tây Bắc” ở Hà Nội

(18/04/2012)
Chương trình "Sắc màu Tây Bắc" tại Hà Nội do Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch tổ chức với sự tham gia của các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và Hà Nội, sẽ diễn ra từ 27-29/4, tại Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Hà Nội).

Vàng son xứ Mường - Bài 2: Bí mật Đống Thếch

(10/04/2012)
Gần 3ha trải dài qua hai khu mộ của dòng họ Đinh Công ngày nay chỉ còn lác đác hơn chục ngôi mộ. Qua nhiều lần các đoàn khảo cổ bắt tay vào nghiên cứu, những bí mật của thánh địa xứ Mường này mới dần được hé lộ, xua tan những đồn đoán.

Đêm Pom Coọng

(09/04/2012)
Từ Hòa Bình, vượt dốc Cun, qua Cao Phong, Tân Lạc... vượt thêm một con dốc mù sương Thung Khe sẽ thấy “Mai Châu kính chào quý khách”. Theo quốc lộ, rẽ trái, đi thêm 5-6km nữa thì tới thị trấn Mai Châu, cách Hà Nội 120km. Cuối thị trấn, nằm lọt trong thung lũng có một bản của người dân tộc Thái tên là bản Pomcoọng.

“Bánh trứng kiến” độc đáo ẩm thực Hòa Bình

(05/04/2012)
Nói tới bánh trứng kiến hẳn rất nhiều người chưa từng được thưởng thức và thắc mắc nó là loại bánh gì? Hương vị ra sao? Tại sao lại đặt tên như vậy? Nhưng với đồng bào dân tộc Mường, Tày ở Hòa Bình nói riêng và Tây Bắc nói chung nó lại gắn liền với nét truyền thồng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mình.

Vàng son xứ Mường - Bài 1: Cổ vật quý

(05/04/2012)
Huyện Kim Bôi là đất Chiềng Động xưa, một trong bốn xứ Mường nổi tiếng: Vang, Bi, Thàng, Động. Nhắc tới xứ Mường Chiềng Động là nhắc tới điểm độc đáo của khu mộ đá cổ lớn nhất Việt Nam cùng nhiều cổ vật của cải được tìm thấy. Nhưng cổ vật thì không biết lên tiếng, vàng son một thủa của người Mường này đang dần mất đi trước sự bảo tồn nửa vời...

Vài nét về đình làng ở tỉnh ta

(03/04/2012)
Đình làng - một mảnh hồn quê, một nét đẹp của xóm làng Việt Nam, từ lâu đã in vào tâm khảm mỗi con người. Theo nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, đình làng ở nước ta xuất hiện từ thời Lê Sơ (1428- 1527) và định hình vào thời nhà Mạc (1527- 1592). Lúc đầu đình xuất hiện chỉ là các quán để nghỉ. Sự phát triển của Nho giáo vào cuối thế kỷ XV đã cấy dần thành hoàng vào đình làng. Sớm nhất có lẽ là đình Quảng Văn (1489). Nhưng dấu vết có thờ thành hoàng có lẽ chỉ mới gặp ở thế kỷ XI.

Tăng cường trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn

(28/03/2012)
Do điều kiện địa lý và điều kiện kinh tế, xã hội, hẩu hết các xã vùng cao, vùng xa của tỉnh còn rất nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, trình độ đội ngũ cán bộ xã còn thấp nên nhu cầu cung cấp thông tin và sử dụng sách của các xã, phường, thị trấn trong tỉnh là rất lớn, tất cả các loại sách đều rất cần cho các địa phương cơ sở.

“Du Lịch Hòa Bình” - Kỳ 6: Bản Mường Giang Mỗ

(28/03/2012)
Đến thăm bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, du khách có thể cảm nhận được lối kiến trúc nhà Mường cổ, cách ứng xử mang đậm nét văn hóa cùng nhiều lễ hội, phong tục tập quán đặc sắc của người Mường...

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hoá

(23/03/2012)
Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của tổ quốc, Hoà Bình có nền “Văn hoá Hoà Bình” nổi tiếng trong nước và thế giới. Điều kiện thiên thiên và bề dày lịch sử văn hoá đã tạo cho Hoà Bình tiềm năng du lịch hấp dẫn và phong phú, gây được ấn tượng sâu sắc với du khách. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có quần thể 175 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, trong đó có 35 di tích cấp quốc gia, 15 di tích cấp tỉnh. Hoà Bình là cái nôi của người Mường (người Việt cổ) với 4 mường nổi tiếng “Bi, Vang, Thàng, Động”. Sự độc đáo của bản sắc văn hoá được thể hiện qua phong tục, tập quán của các dân tộc Mường, Dao, Thái, Tày, Mông, Kinh còn được lưu giữ khá nguyên vẹn với trên 30 lễ hội cộng đồng dân tộc.

“Du lịch Hòa Bình”: Kỳ 2- Mai Châu: Vẻ đẹp huyền thoại

(23/03/2012)

Xin được mượn lời 2 câu thơ trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” để nói về vẻ đẹp thuần khiết, mộc mạc mà hấp dẫn của đất và người Mai Châu. Vẻ đẹp ấy không hiện ra lồ lộ ngay trước mắt mà như nét duyên thầm nhìn lâu mới thấy

Duyên kỳ ngộ” với văn hóa Thái Mai Châu

(21/03/2012)
“Phải gọi đó là duyên kỳ ngộ”, Kiều Văn Kiên bắt đầu câu chuyện về mình bằng chất giọng Thạch Thất (tỉnh Hà Tây cũ) quê anh. “Duyên” đầu tiên đến với anh khi còn đang học ở một trường đại học tại Hà Nội. Một lần, lên chơi với bạn học, Kiên gặp và bén duyên với cô gái Khà Thị Lệ, quê ở xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu (Hòa Bình).

Hiển thị 1.401 - 1.420 of 2.158 kết quả.