ListNewByCategory

Bí ẩn trong những ngôi mộ cổ của các quan lang

(24/09/2012)
Nằm hoang lạnh, im lìm cạnh quốc lộ 12b, khu mộ cổ Đống Thếch (ở xã Vĩnh Đồng, Kim Bôi, Hòa Bình) với những cột đá xám lạnh vươn ngạo nghễ lên nền trời xanh thẳm, ẩn chứa trong nó biết bao câu chuyện, truyền thuyết kỳ bí về tộc người Mường Động.

Bản Lác trong tôi

(24/09/2012)
Cũng là một người sinh ra từ quê, sống ở nơi có đầy sông và núi, nhưng đến bản Lác - Mai Châu (Hòa Bình) tôi thật sự ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp của một làng quê Việt Nam mộc mạc với những con người rất đỗi thân quen, rất đỗi hiền lành.

Người gìn giữ báu vật đất Mường

(24/09/2012)
Trên lưng chừng một quả đồi ở phía sau chợ Chăm thuộc tổ 6, phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình có mấy ngôi nhà sàn nằm giữa vấn vít trầu cau. Chủ nhân của khu nhà sàn này là một người con của vùng đất cổ Mường Động, người đã giành thời gian hơn 30 năm công sức, tiền của sưu tầm gìn giữ trên 4000 nghìn hiện vật văn hóa vật thể của người Mường.

Đêm trên lòng hồ sông Đà

(12/09/2012)
Lòng hồ sông Đà là những nơi yên bình nhất trên sông. Người dân thường tận dụng để thả những lồng cá kiếm thêm thu nhập và tranh thủ lúc buổi đêm giăng lưới kéo cá sông.Ngày thường, lòng hồ bình yên chỉ có những con sóng lăn tăn gợn nhẹ nhưng những ngày mưa bão lại biến thành một vùng sóng nước hung tợn.

Yên ả đất Mường

(04/09/2012)
Đêm về. Bên kia con dốc Cun là thành phố Hoà Bình rực rỡ và ồn ào. Những chiếc xe ghế nằm mải miết nhằm hướng Tây Bắc, đưa giấc ngủ của du khách chìm vào sâu hơn bằng cái se lạnh của sương đêm bám ngoài cửa kính.. Bên kia con dốc quanh co, tưởng như dẫn ta lên mãi tới đỉnh cao lại là một bình địa yên ả.

Về Mường Động vui Tết Độc lập

(04/09/2012)

Vào những ngày thu Tháng Tám, chúng tôi lại có dịp về với quê hương Mường Động. ở đây, bà con đang náo nức chuẩn bị vui Tết Độc lập. Trên khắp các con đường sắc cờ rực rỡ. Không khí náo nhiệt như ở thành phố nhưng với những người dân Mường Động, Tết Độc lập không chỉ là ngày kỷ niệm mà còn là ngày hội của cả cộng đồng.

"Báu vật" xứ Mường đang dần mai một

(29/08/2012)
Nắm bắt được sự yêu thích của du khách khắp nơi đối với rượu cần xứ Mường Hòa Bình, các cơ sở sản xuất rượu cần mọc lên như nấm. Cũng chính vì thế mà chất lượng cũng như thương hiệu của rượu cần nơi đây ngày một giảm sút.

Văn hóa rượu cần của người Mường

(16/08/2012)
Rượu cần tiếng Mường gọi là “rão tỏng”. Không ai biết chắc người Mường biết làm rượu cần từ khi nào, chỉ biết rằng nó là thức uống có men được dùng trong đời sống của họ từ lâu đời. Rượu cần được người Mường chú ý sản xuất để thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng. Rựợu được dùng để uống trong gia đình, uống lúc vui chơi, lúc tiếp khách, trong đám cưới uống mừng nhà mới, trong lễ tang, lễ tảo mộ ...

Cơm Lam xứ Mường

(15/08/2012)
Người Mường là tộc người bản địa của vùng đất Hòa Bình. Từ xa xưa người Mường đã biết cách sống gần gũi với thiên nhiên, tận dụng tiềm năng của nó để phục vụ lợi ích của con người. Họ phát hiện ngày càng nhiều về nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên và chế biến hợp khẩu vị của mình. Cao hơn nữa họ đã tạo ra cho mình một tập quán ăn uống mang bản sắc riêng, và bản sắc đó còn được người Mường bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay, trong đó có món cơm Lam.

Duyên dáng trang phục phụ nữ Mường

(10/08/2012)
Cũng giống như người Tày, Thái, Mường sống trong các thung lũng chân núi. Măc dù đã lấy nghề trồng lúa nước làm hoạt động chính, song người Mường còn có cả tập quán chăn nuôi và nghề thủ công. Trong đó đáng chú ý hơn cả là nghề dệt vải làm trang phục. Trong trang phục truyền thống cua phụ nữ Mường không cầu kỳ như váy áo cua dân tộc Dao, không rực rỡ hoa văn như dân tôc Mông, nhưng váy áo Mường lại thể hiện được nét duyên dáng, tinh tế và dường như ẩn chứa sự dịu dàng kín đáo của người phụ nữ Mường.

Triển lãm tranh Đồ họa ASEAN 2012

(09/08/2012)
Từ ngày 6 đến 16-8 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, sẽ diễn ra triển lãm tranh Đồ họa ASEAN. 130 tác phẩm của 77 tác giả thuộc 9 quốc gia ASEAN được chọn trưng bày tại triển lãm này.

Phát động tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào – Việt Nam"

(02/08/2012)
Thực hiện Kế hoạch số 12-KH/BTCCT ngày 23/5/2012 của Ban tổ chức Cuộc thi "tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào – Việt Nam" tỉnh Hòa Bình về triển khai Cuộc thi "Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào – Việt Nam". Ngày 26/7/2012, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh xây dựng Kế hoạch tham gia Cuộc thi ở Đảng bộ Khối như sau:

Người giữ hồn cho văn hóa xứ Mường

(02/08/2012)
Dù đã ở tuổi "thất thập cổ lai hy", nhưng người con xứ Mường ấy vẫn ngày đêm rong ruổi trên khắp các nẻo đường từ Bắc chí Nam với khát vọng tìm và lưu giữ, bảo tồn những giá trị, nét đẹp văn hóa xứ Mường đang có nguy cơ dần bị mai một…

Độc đáo Không gian văn hóa Mường

(02/08/2012)

Từ bộ sưu tập cá nhân 3000 hiện vật về các công cụ sinh hoạt của người Mường, họa sĩ trẻ đất Mường Vũ Đức Hiếu đã gây dựng lên Bảo tàngKhông gian văn hóa Mường từ năm 2007. Qua 5 năm, Bảo tàng giờ đã trở thành một địa chỉ văn hóa độc đáo cho du khách khi đặt chân tới Hòa Bình.

Ký ức Thác Bờ

(30/07/2012)
Đã từ lâu, mỗi khi nói đến Sông Đà - Hòa Bình, người ta nghĩ ngay đến chợ Bờ. Bởi, từ khi tỉnh Mường mới thành lập, người Pháp đã đặt tỉnh lỵ ngay tại nơi đây. Để đến được trung tâm hành chính này người ta phải vượt qua con thác nổi tiếng bởi vẻ trữ tình và hung bạo: Thác Bờ.

Hiển thị 1.341 - 1.360 of 2.158 kết quả.