ListNewByCategory

“Bánh trứng kiến” độc đáo ẩm thực Hòa Bình

(05/04/2012)
Nói tới bánh trứng kiến hẳn rất nhiều người chưa từng được thưởng thức và thắc mắc nó là loại bánh gì? Hương vị ra sao? Tại sao lại đặt tên như vậy? Nhưng với đồng bào dân tộc Mường, Tày ở Hòa Bình nói riêng và Tây Bắc nói chung nó lại gắn liền với nét truyền thồng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mình.

Vàng son xứ Mường - Bài 1: Cổ vật quý

(05/04/2012)
Huyện Kim Bôi là đất Chiềng Động xưa, một trong bốn xứ Mường nổi tiếng: Vang, Bi, Thàng, Động. Nhắc tới xứ Mường Chiềng Động là nhắc tới điểm độc đáo của khu mộ đá cổ lớn nhất Việt Nam cùng nhiều cổ vật của cải được tìm thấy. Nhưng cổ vật thì không biết lên tiếng, vàng son một thủa của người Mường này đang dần mất đi trước sự bảo tồn nửa vời...

Vài nét về đình làng ở tỉnh ta

(03/04/2012)
Đình làng - một mảnh hồn quê, một nét đẹp của xóm làng Việt Nam, từ lâu đã in vào tâm khảm mỗi con người. Theo nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, đình làng ở nước ta xuất hiện từ thời Lê Sơ (1428- 1527) và định hình vào thời nhà Mạc (1527- 1592). Lúc đầu đình xuất hiện chỉ là các quán để nghỉ. Sự phát triển của Nho giáo vào cuối thế kỷ XV đã cấy dần thành hoàng vào đình làng. Sớm nhất có lẽ là đình Quảng Văn (1489). Nhưng dấu vết có thờ thành hoàng có lẽ chỉ mới gặp ở thế kỷ XI.

Tăng cường trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn

(28/03/2012)
Do điều kiện địa lý và điều kiện kinh tế, xã hội, hẩu hết các xã vùng cao, vùng xa của tỉnh còn rất nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, trình độ đội ngũ cán bộ xã còn thấp nên nhu cầu cung cấp thông tin và sử dụng sách của các xã, phường, thị trấn trong tỉnh là rất lớn, tất cả các loại sách đều rất cần cho các địa phương cơ sở.

“Du Lịch Hòa Bình” - Kỳ 6: Bản Mường Giang Mỗ

(28/03/2012)
Đến thăm bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, du khách có thể cảm nhận được lối kiến trúc nhà Mường cổ, cách ứng xử mang đậm nét văn hóa cùng nhiều lễ hội, phong tục tập quán đặc sắc của người Mường...

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hoá

(23/03/2012)
Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của tổ quốc, Hoà Bình có nền “Văn hoá Hoà Bình” nổi tiếng trong nước và thế giới. Điều kiện thiên thiên và bề dày lịch sử văn hoá đã tạo cho Hoà Bình tiềm năng du lịch hấp dẫn và phong phú, gây được ấn tượng sâu sắc với du khách. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có quần thể 175 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, trong đó có 35 di tích cấp quốc gia, 15 di tích cấp tỉnh. Hoà Bình là cái nôi của người Mường (người Việt cổ) với 4 mường nổi tiếng “Bi, Vang, Thàng, Động”. Sự độc đáo của bản sắc văn hoá được thể hiện qua phong tục, tập quán của các dân tộc Mường, Dao, Thái, Tày, Mông, Kinh còn được lưu giữ khá nguyên vẹn với trên 30 lễ hội cộng đồng dân tộc.

“Du lịch Hòa Bình”: Kỳ 2- Mai Châu: Vẻ đẹp huyền thoại

(23/03/2012)

Xin được mượn lời 2 câu thơ trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” để nói về vẻ đẹp thuần khiết, mộc mạc mà hấp dẫn của đất và người Mai Châu. Vẻ đẹp ấy không hiện ra lồ lộ ngay trước mắt mà như nét duyên thầm nhìn lâu mới thấy

Hiển thị 1.431 - 1.440 of 2.179 kết quả.