ListNewByCategory

Thung lũng 'trường sinh' giữa núi rừng Hòa Bình

(16/08/2011)

Nằm ở nơi cao nhất của xứ Mường, mảnh đất Mường Chậm thuộc xã Lũng Vân, huyện Tân Lạc quanh năm mây trắng bao phủ được mọi người gọi là xứ sở thần tiên bởi nơi đây có những người sống tới “tuổi giời”.

Gìn giữ nếp nhà sàn cổ

(16/08/2011)
Trong khi nếp nhà cổ người Mường đang dần bị “bê tông hóa” thì ở thôn Tháu, xã Lạc Sĩ, huyện Yên Thủy (Hòa Bình) lại giữ nguyên được bản sắc dân tộc về cách dựng nhà sàn cổ người Mường kiểu 'con rùa'.

Du ngoạn thác Mu - Hòa Bình

(15/08/2011)

Thác Mu thuộc địa phận xóm Mu, xã Tự Do, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình). Thác được hình thành bởi một con suối ngầm khởi nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ, nằm ở độ cao trên 1.000m, giữa vùng rừng núi hoang sơ.

Thơ của người về hưu - những điều ghi nhận

(13/08/2011)

Thơ của tất cả mọi lứa tuổi đều đáng quý. Thơ của lớp người cao tuổi còn đáng quý trọng hơn. Những người về hưu đều thuộc lớp người cao tuổi nhưng còn là những người có công lao trong công cuộc giữ nước và kiến quốc. Người về hưu (NVH) có hành trang đầy ắp kinh nghiệm sống, chiến đấu, công tác quản lý, học tập và nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực KT- XH, QP-AN của quê hương, đất nước. Trong hành trang đó bao gồm cả thành công lẫn thất bại đã để lại cho các thế hệ sau bằng nhiều kênh khác nhau, trong đó có thơ và văn.

Xây dựng Thành phố Hòa Bình xứng tầm thành phố vệ tinh

(11/08/2011)
Với lợi thế về địa lý, cơ sở hạ tầng mang tầm quốc gia…, thành phố Hòa Bình xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh, trung tâm lớn về văn hoá, du lịch dịch vụ tỉnh và vùng, trung tâm khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch của tỉnh, một đô thị cấp vùng của Vùng thủ đô Hà Nội

Tổng khởi nghĩa Tháng 8/1945 ở Hòa Bình

(10/08/2011)
Đầu tháng 8-1945, cục diện Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bước vào thời điểm quyết định với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít. Ở châu Âu, phát xít Ý, phát xít Đức bị tiêu diệt. Ngày 9-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật và trong tuần lễ đầu tiên, Hồng quân Xô Viết anh hùng đã tiêu diệt hoàn toàn đội quân Quan Đông tinh nhuệ nhất của phát xít Nhật. Ngày 18-5-1945 phát xít Nhật chính thức công bố đầu hàng quân Đồng Minh vô điều kiện.

Cấp phát trang thiết bị trị giá 1,55 tỷ đồng cho các nhà văn hóa xóm, bản

(10/08/2011)
Trong tháng 7, ngành Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã cấp phát trang thiết bị cho 100 Nhà văn hóa xóm, bản thuộc các huyện, thành phố từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2011 với tổng kinh phí 1,55 tỷ đồng; đồng thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho 100 cán bộ phụ trách Nhà văn hóa xóm, bản.

Thu hút gần 6.000 lượt khách thăm quan nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng

(09/08/2011)
Từ đầu năm 2011, Khu di tích lịch sử cách mạng Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng tại xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) đã khai trương đi vào hoạt động. Đến nay, đã thu hút gần 6.000 lượt khách trong và ngoài tỉnh đến dâng hương, dâng hoa, báo công tại khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm quan di tích.

Những tín ngưỡng độc đáo của người Dao

(09/08/2011)
Người Dao ở Hòa Bình quan niệm mọi vật đều có linh hồn, khi vật đó chết thì hồn lìa khỏi xác để biến thành ma và hồn ma có ở khắp nơi. Người dao cho rằng có ma lành và có ma dữ trong cuộc sống của họ.

Không gian văn hóa cồng chiêng trong đời sống xã hội tỉnh ta

(08/08/2011)
Theo quan niệm của người Mường, không gian văn hóa cồng chiêng vừa là giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.Hàng nghìn dàn chiêng, hàng chục nghìn chiếc chiêng quý giá, hàng chục những bản nhạc chiêng đặc sắc, phản ánh sâu sắc tâm tư, tình cảm, mơ ước về cuộc sống bình yên, no đủ, hạnh phúc và những phương thức trình tấu, trình diễn hay, quyến rũ đã song hành nâng đỡ, nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm suốt vòng đời mỗi người của cộng đồng làng, xóm và suốt quá trình hình thành, phát triển dân tộc.

Những đổi thay ở chợ phiên vùng cao Đà Bắc

(05/08/2011)
Có lẽ trở lại Đà Bắc sau nhiều năm, những ai đi xa sẽ ngỡ ngàng hơn với sự thay da đổi thịt từng ngày của một huyện miền núi cao của tỉnh Hoà Bình. Sự đổi thay ấy không chỉ là những cơ sở hạ tầng, những khu dân cư, mức sống của người dân đang dần dần được cải thiện,… mà nó còn thể hiện ở cả những buổi chợ phiên, chợ đầu mối nông sản , chính là nơi giao lưu hàng hoá , văn hoá, là nơi gặp gỡ của các bà con người dân tộc cùng sinh sống trên mảnh đất hiền hoà này.

Văn học của trẻ em và viết cho trẻ em hôm nay

(05/08/2011)
Sự đổi mới văn học của trẻ em không hoàn toàn chỉ là đổi mới về kỹ năng, kỹ xảo, trẻ em đang cần những điều mới nhất về cuộc sống và về những giá trị chân - thiện - mỹ đã tồn tại muôn đời. Như có lần nhà văn Võ Quảng nhận xét về một tác giả, đã viết đại ý rằng: người ấy có văn bởi vì người ấy có tâm. Văn học của trẻ em hôm nay đang rất mong mỏi những tác giả tâm huyết và chung thủy để cùng làm nên một phong trào lớn.

Khởi động chương trình du lịch “Qua miền Tây Bắc - Sơn La 2011”

(03/08/2011)
Chương trình này là sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng và văn hóa lịch sử, tạo điểm nhấn đề tiến tới liên kết vùng miền giữa các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và với các tỉnh khác của vùng Tây Bắc. Sản phẩm được giới thiệu bằng một loạt các hoạt động trong chương trình du lịch kéo dài từ ngày 27/8 – 2/9/2011.

TPHòa Bình: Những bốt điện thoại công cộng dần bị lãng quên

(01/08/2011)

Dọc các tuyến đường lớn trên địa bàn thành phố Hòa Bình như đường Cù Chính Lan, Chi Lăng, Điện Biên Phủ,… dễ dàng thấy những chiếc bốt điện thoại “chỏng chơ” bên đường.Những chiếc bốt điện thoại này không những bị bỏ quên mà đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Hầu hết chúng không còn tín hiệu, buồng kính bị đập vỡ, điện thoại đứt dây hoặc đã gãy làm đôi. Tệ hơn, người ta còn lấy đây là nơi để “trang trí” hàng loạt các tờ rơi, áp phích quảng cáo, và nhiều người bán hàng vỉa hè còn lấy đây là vị trí đắc địa để cất, xếp đồ…

Hội thảo đề tài khoa học “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng của người Mường Hòa Bình”

(29/07/2011)
Ngày 28/7, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Mường (VHDT) và các dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc tổ chức hội thảo đề tài khoa học “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng (KGVHCC) của người Mường Hòa Bình”. Tham dự hội thảo có: đại diện lãnh đạo Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở VH,TT&DL, Sở KH&CN, Hội VHNT tỉnh, Hội Khoa học lịch sử Hòa Bình, các nghệ sỹ, nhà nghiên cứu văn hóa của tỉnh.

Đêm giao lưu Cộng đồng cùng chung sức phòng, chống tội phạm, ma túy

(29/07/2011)
Để góp phần thiết thực trong công tác phòng chống tội phạm, ma túy, tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em. Ngày 28/7/2011 Hội Nông dân tỉnh cùng Công an tỉnh đã phối hợp với Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn tổ chức Đêm giao lưu Cộng đồng cùng chung sức phòng, chống tội phạm, ma túy tại xã Dân Hạ.

Người cao tuổi xã Tân Lập phát triển câu lạc bộ văn nghệ quần chúng

(28/07/2011)
Ông Bùi Văn Ườm, Chủ tịch Hội NCT xã Tân Lập (Lạc Sơn) cho biết: Hội NCT xã có 769 hội viên, sinh hoạt tại 17 chi. Các hội viên của 17 chi hội đều sinh hoạt trong các loại hình CLB với 100% hội viên là người dân tộc. Các CLB cũng chính là đội văn nghệ quần chúng thường xuyên biểu diễn các tiết mục đặc sắc trong các dịp lễ, tết, mừng Đảng, mừng xuân và ngày hội của xã, xóm. Thành viên của các CLB, đội văn nghệ đã từng là những hạt nhân văn nghệ ở cơ sở, nay tuổi đã cao nhưng với uy tín, kinh nghiệm và am hiểu về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mà được người dân trong xã, đặc biệt là lớp trẻ coi trọng như già làng, trưởng bản của phong trào.

Đẩy mạnh các hoạt động hướng về trẻ em ở Lạc Sơn

(26/07/2011)
Đối với hầu hết trẻ em từ các xã vùng trung tâm như Liên Vũ, Vũ Lâm, thị trấn Vụ Bản đến xã vùng cao như Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Chí Đạo…, những ngày hè là khoảng thời gian lý thú nhất trong một năm bởi đó là lúc các em được học tập, vui chơi theo sở thích.

Đặc sắc chiếc khăn đội đầu người Mường

(26/07/2011)

Với chiếc yếm bên trong, áo dài, áo ngắn bên ngoài, đi cùng chiếc váy cầu kì và giải thắt lưng duyên dáng, điểm xuyết bằng những chiếc vòng bạc, những chuỗi hạt cườm quý giá, bên hông là bộ xà tích bằng bạc buông lơi... Tất cả đều thật đẹp nhưng sẽ thật thiếu cho bộ trang phục của người phụ nữ Mường nếu không có thêm dải khăn buộc đầu màu trắng - một chi tiết tuy rất đơn giản nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc.

Tin ở ngày mai

(25/07/2011)
Làng Yên Tiến thuộc huyện Yên Thủy (Hòa Bình) là nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn. Khoảng giữa những năm đầu thế kỷ 20, nơi đây còn hoang vu lắm, người già trong làng vẫn còn nhớ đã từng đi săn hổ báo trong rừng sâu.

Hội thi văn hóa ẩm thực LLVT huyện Kim Bôi

(25/07/2011)
Ngày 22/7, tại khu du lịch Cửu thác Tú Sơn- xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi đã diễn ra hội thi văn hóa ẩm thực LLVT huyện Kim Bôi lần thứ 1. Dự hội thi có lãnh đạo, đại diện Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Bộ CHQS tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh và hơn 200 thí sinh đến từ 28 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

"Tôm bay " hương vị từ mùa lúa.

(21/07/2011)
Khi nói đến món " tôm bay" hẳn ít nhiều người sẽ giật mình đó là món gì mà có tên gọi rất thú vị đến vậy. ở những miền xuôi người ta gọi là "châu chấu", còn miền ngươc người ta còn gọi là "tôm bay ". "Tôm bay" không phải mùa nào cũng có chỉ đến khi tiết trời ấm áp mùa vụ lúa chiêm xuân hay vụ mùa chúng mới xuất hiện.

Lạc Sơn giữ gìn vốn văn hóa truyền thống trong đời sống hiện đại

(21/07/2011)
Là một vùng rộng lớn với 29 xã, thị trấn, dân số trên 13 vạn người, trong đó, trên 90% là dân tộc Mường, Mường Vang (Lạc Sơn) chứa đựng bao giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Đặc biệt, từ khi các nhà khoa học phát hiện dấu lối mòn của người nguyên thủy cách dây 21 nghìn năm tại hang xóm Trại (xã Tân Lập), Mường Vang được coi là một trong những cái nôi của loài người cổ đại.

Văn hóa đình, đền, chùa, miếu trong đời sống tinh thần của người trong tỉnh

(15/07/2011)
Theo tổng hợp của Bảo tàng tỉnh, toàn tỉnh hiện có khảng 200 đình, đền, chùa, miếu. Đây là nơi người dân thờ phụng các vị thánh thần, các anh hùng, danh nhân có công với dân, với nước, với cộng động dân cư. Hệ thống đình, đền, chùa, miếu gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Hòa Bình.

Đắm say xòe Thái

(13/07/2011)
Nắng đầu hè trải vàng óng ánh trên những thửa ruộng bậc thang trĩu hạt, đưa tôi về Mai Châu (Hòa Bình), xứ sở của những điệu xòe ngây ngất lòng người.

Hát “Rằng thường” một nét văn hóa đặc sắc của người Mường Vang

(12/07/2011)

Bên bếp lửa nhà sàn ấm cúng, giữa cái lạnh đầu đông đã kéo cả gia đình tôi xum họp bên bếp lửa. Tôi lại có dịp nghe “Mế” hát “Rằng thường - Bộ mẹng”. Những câu hát “Thương thiết hỡi lại thương nồng” ngọt ngào và sâu lắng kể về đất Mường, về nếp sống bình dị của người Mường Vang - Mường Vó.

Hàm lượng lịch sử trong sản phẩm du lịch Việt Nam

(12/07/2011)
Du lịch được mệnh danh là ngành "công nghiệp không khói". Cách ví von ấy thuộc về thời đại mà công nghiệp được đánh giá như một guồng máy làm ra lợi nhuận. Giờ đây, du lịch dường như còn đóng vai trò hơn thế trong bối cảnh toàn cầu hội nhập khiến việc hưởng thụ du lịch toàn cầu trở nên một tiêu chí quan trọng của chất lượng sống.

Giao lưu thanh, thiếu niên Việt Nam - Hàn Quốc

(04/07/2011)
Chiều 2/7, tại Trung tâm hoạt động Thanh, thiếu niên tỉnh đã diễn ra giao lưu nghệ thuật giữa TTN Việt Nam - Hàn Quốc. Tham dự có 35 tình nguyện viên Hàn Quốc và trên 300 em TTN tiêu biểu đang sinh sống và học tập trên địa bàn tỉnh.

Người lính pháo binh và những vần thơ “hát”

(04/07/2011)
Ông 72 tuổi, “Cái tuổi nó đuổi xuân đi”. Ôm trong mình nỗi đau màu da cam suốt 35 năm qua, người lính pháo binh ấy chưa bao giờ thấy mình là người bất hạnh, càng không cho rằng mình là nạn nhân khốn khổ của chiến tranh. Từ trước đến nay, ông chấp nhận mọi cái giá trong cuộc đời bởi ông luôn sống lạc quan và trái tim lúc nào cũng nghêu ngao những vẫn thơ biết hát…

Thành nhà Hồ : Vinh danh sau 6 thế kỷ

(30/06/2011)
Gia đình di sản thế giới của Việt Nam vừa đón thêm một thành viên mới, Thành nhà Hồ - di sản thế giới thứ 12 của nước ta. Sau hơn sáu thế kỷ xây dựng và tồn tại, Thành nhà Hồ đã được thế giới tôn vinh bởi những giá trị ngoại hạng và toàn cầu độc đáo.

Thành nhà Hồ trở thành di sản văn hoá thế giới

(29/06/2011)
Ngày 27/6, tại Paris (Pháp), Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hóa là di sản văn hóa thế giới.

Làm sống lại nghề dệt thổ cẩm

(29/06/2011)
Vì nhiều lý do, làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mường ở xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình dần mai một. Mấy năm gần đây, nhờ nông dân được học nghề, Dũng Phong không những khôi phục lại nghề, mà còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động.

Tân Lạc giữ gìn phát huy bản sắc làm nền tảng để xây dựng đời sống văn hóa

(29/06/2011)
Hòa chung dòng chảy CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa ở KDC" do T.Ư MTTQ Việt Nam phát động, 15 năm qua, huyện Tân Lạc đã khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có để xây dựng mô hình KDC, làng văn hóa tiêu biểu. Thực hiện đầy đủ 6 nội dung của CVĐ, nhưng đồng bộ, sâu sát nhất là tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.

Tân Lạc giữ gìn phát huy bản sắc làm nền tảng để xây dựng đời sống văn hóa

(29/06/2011)
Hòa chung dòng chảy CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa ở KDC" do T.Ư MTTQ Việt Nam phát động, 15 năm qua, huyện Tân Lạc đã khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có để xây dựng mô hình KDC, làng văn hóa tiêu biểu. Thực hiện đầy đủ 6 nội dung của CVĐ, nhưng đồng bộ, sâu sát nhất là tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.

Lạc Sơn: Giếng nước có hai màu

(28/06/2011)
Người bản Khộp, xã Ngọc Lâu có một cái “giếng thần” ngự ngay đầu bản. Dưới đáy giếng là khúc gỗ kỳ lạ: Nếu vớt khúc gỗ ấy lên, cả bản Khộp sẽ không còn một giọt nước.

Hiển thị 1.601 - 1.640 of 2.156 kết quả.