ListNewByCategory

Độc đáo miến dong riềng Mai Châu – Mộc Châu

(24/10/2011)
Bát miến trong mâm cỗ Tết, mâm cỗ cúng là hình ảnh quen thuộc của người Việt. Miến dong là đặc sản nhiều nơi, trong đó có vùng giáp gianh Mai Châu (Hòa Bình) – Mộc Châu (Sơn La).

Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm ngày tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh lần thứ I để lại dấu ấn tốt đẹp

(21/10/2011)
Ngày 20/10, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết thực hiện kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm ngày tái lập tỉnh và Lễ hội văn hoá cồng chiêng tỉnh lần thứ I. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng BTC các sự kiện và lễ hội tỉnh năm 2011 chủ trì hội nghị.

Độc đáo lễ cơm mới của người Thái Mai Châu

(19/10/2011)

Năm nào cũng vậy, lễ cơm mới của người Thái ở Mai Châu được tổ chức một lần vào tháng 8 âm lịch. Không định ngày tuỳ theo điều kiện của từng gia đình mà làm lễ cơm mới to hay nhỏ.

Sức hút du lịch sinh thái Hoà Bình

(18/10/2011)
Hòa Bình được biết đến là một tỉnh cửa ngõ vùng Tây Bắc với những núi non trùng điệp, điều kiện thiên nhiên lý tưởng và các DTTS vẫn còn giữ nguyên những phong tục, tập quán, giá trị văn hóa truyền thống. Với lợi thế đó, Hòa Bình là nơi hội tụ nhiều tiềm năng du lịch hấp dẫn về văn hóa và sinh thái.

Người xoa chiêng cuối cùng của xứ Mường

(17/10/2011)

Người Mường biết đánh chiêng có hàng vạn, nhưng người biết chỉ huy giàn chiêng cổ 12 chiếc thì chỉ còn lác đác vài người. Song, người dùng bàn tay xoa chiêng, giữ phách cho giàn chiêng xứ Mường thì chỉ còn mỗi ông già Thực dưới chân dốc Cun.

Bảo tồn và phát triển các làng, bản truyền thống của dân tộc Mường

(11/10/2011)
Hòa Bình được coi là vùng đất của người Việt cổ, là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình, nơi sinh sống chủ yếu của người Mường. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn làng, bản giữ nguyên được những tập quán sinh hoạt, canh tác truyền thống của cư dân vùng núi Tây Bắc.

Ngân vang cồng chiêng xứ Mường

(11/10/2011)
Chương trình hòa tấu cồng chiêng đặc sắc với tên gọi “Vật báu hồn thiêng” với sự tham gia của 1.500 diễn viên, nghệ nhân đã được ghi vào kỉ lục Guinneess Việt Nam tại Lễ hội văn hóa cồng chiêng lần thứ nhất. Đây cũng chính là điểm nhấn trong hoạt động kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh Hoà Bình, 20 năm tái lập tỉnh...

Chiêng Mường đang đứng trước nhiều thử thách

(10/10/2011)
Chiêng Mường vẫn “sống” trong đời sống của cộng đồng dân tộc Mường. Chỉ có điều, gìn giữ và phát huy nhạc khí, vật thiêng này của người Mường vẫn còn nhiều điều chưa được thống nhất.

Kim Bôi: Lớp học cội nguồn của người Dao ở Đằng Long

(07/10/2011)
Mười năm nay, ngoài nghề làm thầy thuốc, ông Triệu Văn Triển còn kiêm luôn cả làm thầy cho người Dao ở bản Đằng Long (huyện Kim Bôi). Những bài học đêm đêm ở nhà ông giúp họ biết chữ Dao nôm, biết thuốc chữa bệnh.

Ngọt ngào những áng dân ca Mường

(07/10/2011)

Vì ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc nên con người đã có rất nhiều cách để lưu giữ lại cái “linh hồn” đó. Dân ca, thứ nghệ thuật phản ánh chân thực, hồn hậu nhất ngôn ngữ trong đời sống. Trong quá trình tồn tại, mỗi tộc người cũng luôn tìm cách để lưu giữ lại những giá trị truyền thống cho thế hệ sau, người Mường Hoà Bình nói riêng, cộng đồng dân tộc Mường trên đất nước Việt Nam nói chung cũng vây, họ cũng đã dùng những làn điệu dân ca để lưu giữ lại những phong tục tập quán, những thói quen trong cuộc sống hàng ngày, để bày tỏ những cung bậc cảm xúc trong cuộc sống…Dân ca của người Mường tuy đơn sơ, giản dị, nhưng trong nó có cả một sức sống đến mãnh liệt.

Vang vọng cồng chiêng xứ Mường

(06/10/2011)
Nhân dịp kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh Hòa Bình, lần đầu tiên một kỷ lục về số lượng chiêng cổ đã được xác nhận trên mảnh đất xứ Mường. Đây chính là một trong những tư liệu quý giá để Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình xây dựng hồ sơ trình Bộ VHTTDL công nhận "Không gian văn hóa cồng chiêng của người Mường, tỉnh Hòa Bình” là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Văn hóa cồng chiêng, “vật báu” lưu giữ “hồn thiêng” của dân tộc Mường

(06/10/2011)
KTNT - Người Mường coi cồng chiêng là một phần hồn của dân tộc mình. Âm thanh của cồng chiêng như tiếng đồng vọng của núi rừng, sông suối; nó hòa quyện vào từng nhịp sống, hơi thở mỗi người dân bản Mường. Nó chính là những giá trị cao siêu, tinh túy nhất của nghệ thuật dân gian và nhạc cụ đặc sắc của người Mường Hòa Bình.

Cô bé nghị lực Nguyễn Thị Nguyện đã qua đời

(06/10/2011)

Tối 1/10, ca sĩ Cẩm Tú và nhạc sĩ Dương Cầm tổ chức mini show dự án từ thiện Ước nguyện có sự tham gia của một số ca sĩ nổi tiếng và “em bé sao mai” Nguyễn Thị Nguyện (sin năm 1988, tại Hòa Bình).

Thí sinh đến từ thành phố Hòa Bình đạt giải A trong cuộc thi trình diễn trang phục nữ dân tộc

(04/10/2011)
Ngày 3/10, tại Nhà văn hóa thành phố Hòa Bình đã diễn ra cuộc thi trình diễn trang phục nữ dân tộc. Tham dự có các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Trưởng đoàn nghệ nhân các tỉnh bạn và 11 huyện, thành phố trong tỉnh. Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ các hoạt động Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm ngày tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa cồng chiêng lần thứ nhất, năm 2011.

Nổi chiêng lên cho Mường ta mở hội

(04/10/2011)
VH- Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh của tỉnh Hòa Bình đã được tổ chức tại TP Hòa Bình sáng 2.10. Đến dự và trao Huân chương có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh.

1.400 nghệ nhân, diễn viên tham gia diễu hành cồng chiêng đường phố

(03/10/2011)
Chiều ngày 2/10, gần 1.400 nghệ nhân, diễn viên đến từ 11 huyện, thành phố trong tỉnh và 17 đoàn tham gia Liên hoan trình tấu cồng chiêng gồm các tỉnh, thành phố: Đắc Lắc, Gia Lai, Thanh Hóa, Sơn La, Phú Thọ, Hà Nội và các huyện, thành phố trong tỉnh đã tham gia diễu hành cồng chiêng đường phố.

Hội trại văn hóa ẩm thực năm 2011

(03/10/2011)
Sáng ngày 1/10, tại Trung tâm giải trí Sao Mai (TPHB) đã khai mạc Hội trại văn hóa ẩm thực. Tham dự hội trại có các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; các sở, ngành và đông đảo người dân, khách tham quan trong và ngoài nước.

Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng

(03/10/2011)

UBND tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức hội thảo bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng. Tới dự có đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ và Gia Lai; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về giá trị văn hóa cồng chiêng.

Khai trương phòng trưng bày “Văn hoá Hoà Bình truyền thống và đương đại”

(01/10/2011)
Sáng 1/10, tại Bảo tàng tỉnh Hoà Bình đã diễn ra Lễ khai trương phòng trưng bày “Văn hoá Hoà Bình truyền thống và đương đại”. Đến dự có đồng chí Nguyễn Hữu Toàn, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hoá - Bộ VH-TT-DL, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức các sự kiện và lễ hội tỉnh năm 2011; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và đông đảo du khách trong, ngoài tỉnh.

Hòa Bình rạng rỡ tuổi 125

(30/09/2011)
Năm 1886, tỉnh Hoà Bình được thành lập theo nghị định cuả kinh lược bắc kỳ với tên gọi là tỉnh Mường. Từ đó đến nay, tỉnh Hòa Bình đã nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Ngày 12/8/1991, quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ IX đã quyết định tách tỉnh Hà Sơn Bình ra thành tỉnh Hà Tây và tỉnh Hòa Bình. Sau 125 năm thành lập và 20 năm tái lập tỉnh, với sự nỗ lực cố gắng của các thế hệ nhân dân các dân tộc trong tỉnh, ngày hôm nay, tỉnh Hòa Bình đã có sự phát triển vượt bậc, trở thành một tỉnh miền núi có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, lễ hội và có một nền kinh tế khởi sắc với nhiều thành tựu quan trọng, hứa hẹn nhiều cơ hội cho sự phát triển.

Festival văn hóa truyền thống dân tộc Mường và triển lãm nghệ thuật đương đại “ Đất Mường”.

(30/09/2011)
Sáng 30/9, Trong khuôn khổ các sự kiện Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh lần thứ I năm 2011. Tại Bảo tàng không gian văn hóa Mường (phường Thái Bình, TPHB) đã diễn ra lễ khai Festival văn hóa truyền thống dân tộc Mường và triển lãm nghệ thuật đương đại “Đất Mường”. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức các sự kiện và lễ hội tỉnh năm 2011; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và đông đảo du khách trong, ngoài tỉnh.

Về Nơi mở đầu chiến dịch Hòa Bình

(30/09/2011)
Tính ra, trận đánh Tu Vũ (Thanh Thủy - Phú Thọ) mở đầu chiến dịch Hòa Bình 1951 - 1952 đã qua 60 năm. Thời gian trôi qua, người xưa không còn, cảnh cũ đã đổi thay quá nhiều nhưng vẫn còn lại đài bia ghi công chiến thắng lịch sử ấy bên dòng sông Đà. Từ nơi khởi đầu ấy đã mở ra và nối tiếp những chiến công của quân và dân tỉnh ta trong chiến dịch Hòa Bình năm 1952 cũng như những bước phát triển mới trong đấu tranh, phát triển KT-XH ở Hòa Bình.

Bảo tàng tỉnh: Nơi giữ gìn, phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa của tỉnh

(29/09/2011)
Năm 1991, cùng sự kiện tái lập tỉnh, Bảo tàng tỉnh được thành lập mới trên cơ sở chia tách từ Bảo tàng tổng hợp Hà Sơn Bình. Tổng số hiện vật được tiếp nhận lúc này là 3.764 tài liệu, hiện vật các loại. 20 năm qua, Bảo tàng tỉnh đã không ngừng được củng cố và phát triển về mọi mặt. Lưu giữ trên 11.000 hiện vật, Bảo tàng tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của tỉnh.

“Đất Mường”

(29/09/2011)
Các tác phẩm nghệ thuật đương đại được sinh ra từ không gian sinh hoạt và lễ hội văn hóa nguyên bản của người Mường sẽ được trưng bày tại triển lãm nghệ thuật “Đất Mường” khai mạc vào ngày 30-9 tại Bảo tàng không gian văn hóa Mường, phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình.

Xuất bản và phát hành cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hoà Bình (1929-2010)” chào mừng kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh.

(29/09/2011)
Nhân dịp kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh (1886-2011), 20 năm ngày tái lập tỉnh Hoà Bình (1991-2011), Tỉnh uỷ Hoà Bình phát hành cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hoà Bình (1929-2010)” nhằm góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Cuốn sách gồm 6 chương, 880 trang trang giới thiệu về các giai đoạn lịch sử cách mạng, thành tựu của Đảng bộ từ năm 1929 đến năm 2010:

Bỏ du canh về bản mới

(27/09/2011)
Bao đời nay, nhiều hộ đồng bào Mông ở những xóm xa trung tâm xã Pà Cò (Mai Châu) sống lầm lũi trên núi cao. Họ trồng ngô, sắn và dựa vào rừng mà sống. Đất trồng không lên ngô, sắn thì tìm chỗ đất khác canh tác. Mấy năm nay, cuộc sống của họ đã đổi thay. Họ đã về sống thành bản biết đến điện, tivi, xe máy, đường bê tông, nước sạch...

Độc đáo chợ vùng hồ Hòa Bình

(27/09/2011)
Trên tuyến đường sông, từ cảng Bích Hạ (đập Thuỷ điện Hoà Bình, thành phố Hoà Bình) ngược lên thượng nguồn sông Đà đến chợ Chiềng Hoa (Thuỷ điện Sơn La, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) có 18 điểm chợ.

Đôi điều về sáng tác văn xuôi của tỉnh

(26/09/2011)
Trong những năm qua, tỉnh đã xây dựng được một đội ngũ viết văn khá hùng hậu, chững chạc về văn phong, bút pháp và từng bước định hình trong lòng độc giả. Nhiều tác giả văn xuôi thường xuyên có tác phẩm giới thiệu trên các trang báo Trung ương và địa phương như: Hà Trung Nghĩa, Triệu Văn Đồi, Bùi Minh Chức, Nguyễn Thu Hiền, Hoàng Nghĩa, Trần Hoàng... Đặc biệt, năm 2010, tập truyện ngắn của tác giả Triệu Văn Đồi được Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tặng thưởng.

Các hoạt động trong sự kiện kỷ niệm 125 thành lập tỉnh, 20 năm ngày tái lập tỉnh và lễ hội văn hóa cồng chiềng tỉnh Hòa Bình lần thứ I

(23/09/2011)
Theo BTC Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm ngày tái lập tỉnh và lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ I - năm 2011, thời gian, địa điểm và các hoạt động trong khuôn khổ kỷ niệm và Lễ hội diễn ra từ ngày 30/9-3/10/2011, như sau:

Thức dậy hồn chiêng Mường Bi!

(23/09/2011)
Mường Bi - xứ Mường lớn nhất trong 4 Mường. Song hành cùng với một không gian văn hóa truyền thống đặc sắc, Mường Bi còn gìn giữ được một không gian văn hóa cồng chiêng độc đáo. Hướng về Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm ngày tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa cồng chiêng, từ vùng núi cao Ngổ Luông, Quyết Chiến đến thủ phủ Địch Giáo, Phong Phú, Phú Vinh đã ngân dài những giai điệu ping! poòng! piing... Thức dậy rồi, hồn chiêng Mường Bi!

Hội thi “Giao tiếp khách hàng giỏi, năm 2011”

(23/09/2011)
Trong 2 ngày 20- 21/9, Công ty Điện lực Hòa Bình đã tổ chức hội thi giao tiếp khách hàng giỏi năm 2011 với chủ đề “EVN NPC vì sự phát triển của cộng đồng”. Tham dự hội thi có 33 thí sinh của 11 Điện lực các huyện, thành phố trong tỉnh.

Độc đáo tiếng cồng chiêng Mường Bi

(22/09/2011)
Xứ sở Mường Bi - nơi sinh ra văn hóa Hòa Bình hiện lưu giữ hơn 500 chiếc cồng chiêng và đang dần khôi phục không gian văn hóa cồng chiêng đã từng bị mai một.

Nhân rộng mô hình luân chuyển sách pháp luật

(21/09/2011)
Theo kế hoạch luân chuyển sách pháp luật giữa tủ sách pháp luật của UBND xã với điểm BĐ-VH xã được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định ban hành ngày 28/4/2010, việc luân chuyển sách trên địa bàn tỉnh được thực hiện từ năm 2010 và được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn I từ quý II/2010 đến quý I/2011 triển khai làm điểm tại 6 xã của các huyện Mai Châu, Lương Sơn và thành phố Hòa Bình; giai đoạn II từ quý II/2011 trở đi tiếp tục triển khai việc luân chuyển sách pháp luật tại 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh. Đối với cơ sở không có điểm BĐ-VH xã, việc luân chuyển sách được thực hiện với trung tâm học tập cộng đồng.

Hiển thị 1.521 - 1.560 of 2.156 kết quả.