ListNewByCategory

Hỗ trợ cây giống để thực hiện tái canh cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2023-2025

(10/02/2023)
Ngày 27/10/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 4085/QĐ-BNNPTNT về việc phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030. Theo đó, tỉnh Hòa Bình được định hướng phát triển chủ lực cây cam và cây bưởi là các loại cây ăn quả có múi. Tỉnh đã nắm bắt và đón đầu xu thế trong phát triển sản xuất cây ăn quả chủ lực khi đã sớm ban hành Đề án tái canh cây ăn quả có múi tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 phù hợp với định hướng chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như của Chính phủ trong Chiến lược phát phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Tỉnh đã xây dựng, ban hành nhiều chính sách đặc thù để trồng tái canh cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong, phù hợp với tình hình thực tế sản xuất.

Tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và xúc tiến tiêu thụ nông, lâm, thủy sản

(10/02/2023)
Năm 2022, ngành Nông nghiệp và PTNT đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và xúc tiến tiêu thụ nông sản, kết quả đã đạt được chuyển biến tích cực: Nhận thức về an toàn thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và trách nhiệm của cơ quan quản lý được nâng lên; qua kiểm tra, giám sát cho thấy vi phạm về an toàn thực phẩm giảm rõ rệt so với năm 2021. Bên cạnh đó việc xuất khẩu nông sản đã có nhiều khởi sắc, tổng giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu tăng mạnh so với chỉ tiêu của Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Thực hiện đồng bộ những biện pháp kỹ thuật nhằm phòng trừ một số sâu bệnh hại nguy hiểm trên cây ăn quả có múi

(06/02/2023)
Cây ăn quả có múi là nhóm cây trồng nhiễm nhiều đối tượng sinh vật hại nguy hiểm. Theo dõi sản xuất những năm gần đây cho thấy, nếu người sản xuất đã chú ý phòng trừ những đối tượng như rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, bệnh vàng lá thối rễ... khá hiệu quả. Tuy nhiên còn những đối tượng rất nguy hiểm mà người sản xuất chưa biết cách phòng trừ hay phòng trừ kém hiệu quả, gây ảnh hưởng nặng nề tới năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đó là: (1) Nhóm nấm bệnh gây thối cuống, thối hoa làm rụng hoa, rụng quả non hàng loạt; (2) Nhóm nhện nhỏ, đặc biệt nhện rám vàng; (3) Bọ trĩ gây hại giai đoạn nụ hoa, quả non; (4) Bệnh chảy gôm do nấm Phytophthora.

Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo từng lĩnh vực

(03/02/2023)
Thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hòa Bình đã triển khai nhiều nhóm giải pháp nhằm hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh thị trường, thực hiện các chính sách đối với nông dân, doanh nghiệp, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất...nhằm cụ thể hóa các nội dung quyết định, qua đó các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân đan các huyện thành phố căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch đã triển khai thực hiện thông qua các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án...cụ thể của từng đơn vị.

Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo nhà vườn lựa chọn, sử dụng giống cây Cam có tên trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất

(03/02/2023)
Diện tích cây ăn quả có múi tại Hòa Bình, hiện có là 9.687ha, trong đó riêng cây cam 4.800ha, sản lượng đạt 85.000 tấn, thu nhập bình quân từ 350 đến 400 triệu đồng/ha. Ông Nguyễn Hồng Yến - Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình cho biết: "Hiện nay trên địa bàn tỉnh có tình trạng trồng cam ngoài quy hoạch, hầu hết do người dân từ nơi khác tự mua đất rồi đầu tư trồng cam. Khó nhất trong quản lý chất lượng cây giống hiện nay là các hộ dân tự chiết ghép, bán, cho nhau.

Cao Phong: Chủ động chăm sóc cho hai cây trồng chủ lực ngay từ đầu vụ Đông - Xuân năm 2022 - 2023

(01/02/2023)
Thực hiện kế hoạch sản xuất vụ Đông – Xuân năm 2022 – 2023, đến nay, các đơn vị, cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp huyện Cao Phong đã cung ứng đầy đủ, kịp thời giống lúa, ngô, phân bón, thuốc BVTV, đáp ứng nhu cầu sản xuất vụ chiêm xuân 2023. Các loại cây trồng sinh trưởng, phát triển bình thường, không có diện tích mạ bị chết và sâu bệnh. Toàn huyện làm đất được khoảng 80% diện tích. Các hồ, đập chứa nước đảm bảo phục vụ nước tưới cho gieo trồng. Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi duy trì ổn định. Diện tích nuôi trồng thủy sản trên 133 ha với 470 lồng.

Hội Nông dân tỉnh phát động “Tết trồng cây”

(01/02/2023)
Ngày 31/01, tại xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây” hưởng ứng Chương trình “Trồng 1 tỷ cây xanh-Vì một Việt Nam xanh” và Phong trào trồng “Hàng cây nông dân” gắn với khu dân cư nông thôn kiểu mẫu. Tham dự có các đồng chí: Bùi Tiến Lực, UV BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Trên 2,5 tỷ đồng chi phí quản lý Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2023

(01/02/2023)
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định về phê duyệt dự toán chi phí quản lý năm 2023 của Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng. Tổng số tiền chi cho hoạt động bộ máy Qũy và chênh lệnh thu chi từ nguồn chi phí quản lý là trên 2.556 triệu đồng, trong đó: Chi hoạt động bộ máy quản lý Qũy là 2.519 triệu đồng; chênh lệch thu chi từ nguồn chi phí quản lý dùng trích lập các Qũy theo quy định là trên 37,2 triệu đồng.

Hiển thị 249 - 256 of 368 kết quả.