ListNewByCategory

Hoà Bình xuất khẩu 48 tấn bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

(05/12/2023)
Sáng nay 5/12, tại huyện Lương Sơn, các đơn vị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, UBND huyện Lương Sơn, UBND huyện Yên Thủy, Công ty cổ phần Nông nghiệp RYB tổ chức xuất khẩu chuyến bưởi Diễn đầu tiên với số lượng 16 tấn, trong 3 lô đơn hàng 48 tấn bưởi sang thị trường Hoa Kỳ.

Sản lượng Cam Cao Phong niên vụ 2023 - 2024, dự kiến đạt khoảng 18.000 - 20.000 tấn

(30/11/2023)
Những ngày cuối tháng 11/2023, trên thủ phủ đất cam huyện Cao Phong (Hòa Bình), người dân nơi đây phấn khởi, nô nức thu hoạch những vườn cam trĩu quả, vàng ươm, thơm ngọt. Mùa vụ năm nay, cam Cao Phong đạt năng suất cao, chất lượng ổn định. Giá bán tại vườn dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/kg. Sản phẩm đang được tiêu thụ mạnh trên các thị trường trong và ngoài tỉnh.

Hiệu quả từ các giải pháp mới, nhằm đưa các đặc sản của tỉnh đến với người tiêu dùng

(28/11/2023)
Hiện nay, nhiều đặc sản của tỉnh Hòa Bình được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, nhờ vào các giải pháp rất mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng tính nhận diện thương hiệu. Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh đã đẩy mạnh phát triển và quảng bá ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà gắn với phát triển du lịch sinh thái. Tỉnh tập trung xây dựng vùng sản xuất cá sạch theo tiêu chuẩn VieGAP, tiếp tục hướng tới xây dựng mã vùng trồng thuỷ sản phục vụ xuất khẩu.

Chú trọng phát triển cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh

(27/11/2023)
Cây ăn quả có múi (CCM) được xác định là cây trồng chủ lực của tỉnh Hòa Bình. Đến nay, tỉnh Hòa Bình đã hình thành những vùng sản xuất hàng hóa, có điều kiện thâm canh cao như vùng sản xuất cam tại huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại các huyện: Tân Lạc, bưởi Diễn tại huyện Yên Thủy, Lương Sơn. Nhờ áp dụng kỹ thuật tốt đã đem lại năng suất cao, góp phần ốn định cuộc sống cho người dân.

Tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023 toàn tỉnh 2.219,29 ha

(27/11/2023)
Năm 2023, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh được quan tâm, có chủ trương, sự chỉ đạo thống nhất của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương trong chỉ đạo, điều hành. Đa số người dân đều hướng ứng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giúp các quy định, chính sách chuyển đổi mang tính thực tiễn cao. Thủ tục đăng ký chuyển đổi được thực hiện nhanh gọn, dễ hiểu giúp người dân được tiếp cận dễ dàng. Góp phần gia tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích và thúc đẩy kinh tế địa phương.

Hội thảo giải pháp phục hồi và phát triển bền vững cây có múi ở Việt Nam

(24/11/2023)
Ngày 24/11, UBND tỉnh Hòa Bình phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội làm vườn Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp phục hồi và phát triển bền vững cây có múi ở Việt Nam”. Chủ trì hội thảo, có các đồng chí: Nguyễn Như Cường, Cục Trưởng Cục Trồng trọt Việt Nam; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình; Lê Quốc Doanh, Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam. Cùng lãnh đạo các sở, ngành; đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã trồng cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; doanh nghiệp cung ứng vật tư, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất cây có múi.

Tân Lạc: Thực hiện chuyển đổi trên 600 ha đất trồng lúa kém hiệu quả trong năm 2023

(20/11/2023)
Thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023, UBND huyện Tân Lạc đã lồng ghép các chương trình, dự án, hội nghị của huyện để tuyên truyền, phổ biến các nghị định, thông tư của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Chỉ thị số 11-CT/HU ngày 10/12/2021 của Ban Thường vụ Huyện uỷ về tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, giai đoạn 2021-2025 đến các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn và tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân.

Hiển thị 105 - 112 of 366 kết quả.