ListNewByCategory

Thành phố Hòa Bình: Chủ động triển khai thực hiện Tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật

(21/02/2023)
Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi; đồng thời bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôi. Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình đã ban hành Công văn số 438, ngày 17/2/2023, yêu cầu các phòng, ban đơn vị của thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện “Tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật”.

Tân Lạc: Tập trung chủ động phòng trừ dịch bệnh hại trên cây trồng, vật nuôi

(21/02/2023)
Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, tình hình thời tiết từ đầu năm đến nay thuận lợi cho sản xuất trồng trọt. Tiến độ gieo cấy sớm hơn và tập trung hơn so với cùng kỳ các năm trước.Công tác chăn nuôi, thú y được chú trọng vào công tác phòng chống đói rét cho gia súc, theo dõi và bám sát chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm về cơ bản ổn định, không xảy ra dịch bệnh lớn trong tổng đàn.

Bố trí nguồn lực cải tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm cam Cao Phong

(16/02/2023)
Cao Phong là vùng trồng cam chủ lực của tỉnh (chiếm trên 45% diện tích cam toàn tỉnh). Cam Cao Phong là sản phẩm đã được cấp sở hữu trí tuệ về Chỉ dẫn địa lý từ 2014. Tuy nhiên, quá trình phát triển, mở rộng diện tích cam ở vùng này đã có những hạn chế, yếu kém về quản lý nguồn giống, sâu bệnh…làm giảm năng suất và chất lượng cam. Thực trạng này đòi hỏi cần có những giải pháp thiết thực, hiệu quả để khắc phục, nâng cao giá trị sản lượng, chất lượng của cam Cao Phong nhằm giữ vững và phát triển thị trường.

Hiệu quả từ việc liên kết sản xuất Cây Dược liệu

(16/02/2023)
Cây Sachi có xuất xứ từ vùng Nam Mỹ, thân dạng dây leo không có tay cuốn. Các bộ phận của cây đều có thể sử dụng trong công nghiệp dược phẩm như: Dầu Sachi làm viên nang, lá làm trà thảo dược, hạt làm bột dinh dưỡng hay tinh chế mỹ phẩm dùng để dưỡng da, tóc...

Hỗ trợ cây giống để thực hiện tái canh cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2023-2025

(10/02/2023)
Ngày 27/10/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 4085/QĐ-BNNPTNT về việc phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030. Theo đó, tỉnh Hòa Bình được định hướng phát triển chủ lực cây cam và cây bưởi là các loại cây ăn quả có múi. Tỉnh đã nắm bắt và đón đầu xu thế trong phát triển sản xuất cây ăn quả chủ lực khi đã sớm ban hành Đề án tái canh cây ăn quả có múi tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 phù hợp với định hướng chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như của Chính phủ trong Chiến lược phát phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Tỉnh đã xây dựng, ban hành nhiều chính sách đặc thù để trồng tái canh cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong, phù hợp với tình hình thực tế sản xuất.

Tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và xúc tiến tiêu thụ nông, lâm, thủy sản

(10/02/2023)
Năm 2022, ngành Nông nghiệp và PTNT đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và xúc tiến tiêu thụ nông sản, kết quả đã đạt được chuyển biến tích cực: Nhận thức về an toàn thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và trách nhiệm của cơ quan quản lý được nâng lên; qua kiểm tra, giám sát cho thấy vi phạm về an toàn thực phẩm giảm rõ rệt so với năm 2021. Bên cạnh đó việc xuất khẩu nông sản đã có nhiều khởi sắc, tổng giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu tăng mạnh so với chỉ tiêu của Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Thực hiện đồng bộ những biện pháp kỹ thuật nhằm phòng trừ một số sâu bệnh hại nguy hiểm trên cây ăn quả có múi

(06/02/2023)
Cây ăn quả có múi là nhóm cây trồng nhiễm nhiều đối tượng sinh vật hại nguy hiểm. Theo dõi sản xuất những năm gần đây cho thấy, nếu người sản xuất đã chú ý phòng trừ những đối tượng như rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, bệnh vàng lá thối rễ... khá hiệu quả. Tuy nhiên còn những đối tượng rất nguy hiểm mà người sản xuất chưa biết cách phòng trừ hay phòng trừ kém hiệu quả, gây ảnh hưởng nặng nề tới năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đó là: (1) Nhóm nấm bệnh gây thối cuống, thối hoa làm rụng hoa, rụng quả non hàng loạt; (2) Nhóm nhện nhỏ, đặc biệt nhện rám vàng; (3) Bọ trĩ gây hại giai đoạn nụ hoa, quả non; (4) Bệnh chảy gôm do nấm Phytophthora.

Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo từng lĩnh vực

(03/02/2023)
Thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hòa Bình đã triển khai nhiều nhóm giải pháp nhằm hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh thị trường, thực hiện các chính sách đối với nông dân, doanh nghiệp, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất...nhằm cụ thể hóa các nội dung quyết định, qua đó các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân đan các huyện thành phố căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch đã triển khai thực hiện thông qua các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án...cụ thể của từng đơn vị.

Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo nhà vườn lựa chọn, sử dụng giống cây Cam có tên trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất

(03/02/2023)
Diện tích cây ăn quả có múi tại Hòa Bình, hiện có là 9.687ha, trong đó riêng cây cam 4.800ha, sản lượng đạt 85.000 tấn, thu nhập bình quân từ 350 đến 400 triệu đồng/ha. Ông Nguyễn Hồng Yến - Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình cho biết: "Hiện nay trên địa bàn tỉnh có tình trạng trồng cam ngoài quy hoạch, hầu hết do người dân từ nơi khác tự mua đất rồi đầu tư trồng cam. Khó nhất trong quản lý chất lượng cây giống hiện nay là các hộ dân tự chiết ghép, bán, cho nhau.

Cao Phong: Chủ động chăm sóc cho hai cây trồng chủ lực ngay từ đầu vụ Đông - Xuân năm 2022 - 2023

(01/02/2023)
Thực hiện kế hoạch sản xuất vụ Đông – Xuân năm 2022 – 2023, đến nay, các đơn vị, cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp huyện Cao Phong đã cung ứng đầy đủ, kịp thời giống lúa, ngô, phân bón, thuốc BVTV, đáp ứng nhu cầu sản xuất vụ chiêm xuân 2023. Các loại cây trồng sinh trưởng, phát triển bình thường, không có diện tích mạ bị chết và sâu bệnh. Toàn huyện làm đất được khoảng 80% diện tích. Các hồ, đập chứa nước đảm bảo phục vụ nước tưới cho gieo trồng. Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi duy trì ổn định. Diện tích nuôi trồng thủy sản trên 133 ha với 470 lồng.

Hội Nông dân tỉnh phát động “Tết trồng cây”

(01/02/2023)
Ngày 31/01, tại xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây” hưởng ứng Chương trình “Trồng 1 tỷ cây xanh-Vì một Việt Nam xanh” và Phong trào trồng “Hàng cây nông dân” gắn với khu dân cư nông thôn kiểu mẫu. Tham dự có các đồng chí: Bùi Tiến Lực, UV BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Trên 2,5 tỷ đồng chi phí quản lý Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2023

(01/02/2023)
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định về phê duyệt dự toán chi phí quản lý năm 2023 của Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng. Tổng số tiền chi cho hoạt động bộ máy Qũy và chênh lệnh thu chi từ nguồn chi phí quản lý là trên 2.556 triệu đồng, trong đó: Chi hoạt động bộ máy quản lý Qũy là 2.519 triệu đồng; chênh lệch thu chi từ nguồn chi phí quản lý dùng trích lập các Qũy theo quy định là trên 37,2 triệu đồng.

Công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Xuất bản, In và phát hành thuộc thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông

(18/01/2023)
Ngày 16/01/2023, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 80/QĐ-UBND về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Xuất bản, In và phát hành thuộc thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông.

Đoàn công tác của Trung ương đoàn làm việc tại tỉnh về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây

(17/01/2023)
Ngày 16/01, Đoàn công tác Trung ương Đoàn do đồng chí Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Hòa Bình về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Quý Mão năm 2023. Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí Đinh Công sứ, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn

(10/01/2023)
Bệnh khảm lá virus hại sắn có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV). Đây là bệnh nguy hiểm, có khả năng phát tán và lây lan qua côn trùng môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) và qua hom giống nên có khả năng lây lan rất nhanh, gây hại nghiêm trọng đến các vùng trồng sắn.

Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông, lâm, thủy sản năm 2022 ước đạt 4,57%, tăng 1,56% so với kế hoạch giao

(26/12/2022)
Năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương đã chủ động thực hiện các chương trình, đề án và kế hoạch hành động cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình mục tiêu phát triển ngành; tham mưu thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất. Mặc dù đầu năm có chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, song hầu hết các chỉ tiêu phát triển ngành năm 2022 đều đạt và vượt so với cùng kỳ và kế hoạch đề ra; giá trị sản xuất toàn ngành tăng khá.

Cao Phong: Người dân phấn khởi bước vào vụ thu hoạch Cam năm 2022

(22/12/2022)
Những ngày cuối năm 2022, vùng cam Cao Phong của tỉnh Hòa Bình đã chính thức bắt đầu vào vụ thu hoạch. Những trái cam Cao Phong từ lâu đã được người tiêu dùng cả nước biến đến với đặc điểm có vỏ mỏng, mọng nước, vị ngọt thơm dịu, tép vàng. Năm nay, cam được mùa nhờ nâng cao kỹ thuật thâm canh, người dân cũng kỳ vọng giá tăng cao để có một mùa bội thu.

Nâng cao năng lực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng chống thiên tai

(14/12/2022)
Thời gian qua, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương nâng cao năng lực tưới tiêu, phòng chống hạn hán, chỉ đạo các địa phương tích trữ nước, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm, chủ động chuyển diện tích cấy lúa không đảm bảo nguồn nước sang trồng cây màu khác, nạo vét hệ thống kênh mương, tu sửa các hư hỏng nhỏ, xây dựng kế hoạch chống hạn và phương án ứng phó khi hạn hán xảy ra.

Tăng cường xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản

(09/12/2022)
Năm 2022, chính quyền các cấp địa phương đã quan tâm, tập trung phát triển, nâng cao chất lượng nông sản; chú trọng sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm; tăng cường liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi, cấp mã số vùng trồng, đẩy mạnh diện tích được chứng nhận ATTP, VietGAP, hữu cơ…nhằm mở rộng cơ hội cho tiêu thụ và xuất khẩu nông sản.

Thành phố Hòa Bình tập trung hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

(09/12/2022)
Thực hiện Kế hoạch số 194/KH-UBND ngày 04/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, thời gian qua, UBND thành phố Hòa Bình đã ban hành Kế hoạch số 4930/KH-UBND ngày 25/11/2021 về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Hòa Bình, chỉ đạo các phòng chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, phường phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số; hướng dẫn đăng ký tài khoản để đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn Thương mại điện tử; hướng dẫn đăng ký tài khoản thanh toán trực tuyến phục vụ giao dịch trên sàn Thương mại điện tử. Hướng dẫn thực hiện quy trình đóng gói, kết nối, giao nhận để hộ sản xuất nông nghiệp tác nghiệp trong quá trình kết nối mua bán trên sàn Thương mại điện tử …

Đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ Đông xuân năm 2022 – 2023

(07/12/2022)
Kế hoạch sản xuất vụ Đông 2022 toàn tỉnh là 8.746 ha. Hiện nay các địa phương đã và đang tích cực sản xuất gieo trồng cây vụ Đông đảm bảo tiến độ, kế hoạch, tuân thủ khung thời vụ và quy trình sản xuất. Đã gieo trồng được 6,4 nghìn ha, trong đó diện tích ngô 3,2 ngàn ha đạt 80,7% kế hoạch, khoai lang 982 ha đạt 79% kế hoạch, đậu tương 12 ha đạt 25% kế hoạch, rau đậu các loại 2,6 nghìn ha đạt 81% kế hoạch; đang đẩy nhanh tiến độ làm đất trồng khoai tây đảm bảo trong khung thời vụ tốt nhất. Dự báo sản xuất vụ Đông năm 2022 là năm khá thuận lợi, diện tích cây trồng có khả năng vượt so với kế hoạch, nhất là nhóm cây rau ăn lá, đảm bảo đủ để cung ứng cho thị trường.

Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023

(02/12/2022)
Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2022 được thực hiện đồng bộ tại các cấp địa phương. Trên cơ sở Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của tỉnh đã ban hành, một số huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã ban hành Đề án, Kế hoạch, giao chỉ tiêu chuyển đổi và thực hiện cụ thể, chi tiết đến từng xã.

Lễ hội và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong đã thu hút trên 12.000 lượt khách đến tham quan, mua sắm

(01/12/2022)
Cam Cao Phong cho thu hoạch vào đầu tháng 11 và kéo dài đến Tết Nguyên đán, đây cũng là thời gian nhộn nhịp nhất trong năm của cả huyện. Nhân dịp này, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022. Thông qua lễ hội nhằm quảng bá hình ảnh sản phẩm Cam Cao phong và các nông sản chủ lực của địa phương tới đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Yên Thủy thực hiện thành công chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

(30/11/2022)
Để triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa Uỷ ban nhân dân huyện đã ban hành Quyết định số 689/QĐ-UBND ngày 28/3/2022 về phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện Yên Thủy giai đoạn 2021-2025; Ban hành Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 13/6/2022 về thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa huyện Yên Thủy năm 2022; Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 27/7/2022 về thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Yên Thủy năm 2022.

Kết quả sản xuất vụ Hè thu - vụ Mùa năm 2022

(29/11/2022)
Trong vụ Hè thu - vụ Mùa năm 2022, thời tiết diễn biến tương đối thuận lợi, các địa phương trong tỉnh đã tăng cường phối hợp với các sở, ngành thực hiện đúng kế hoạch sản xuất trên địa bàn, đảm bảo diện tích cung cấp nước, rà soát để xây dựng phương án chống hạn, tích nước, sử dụng nước của các hồ chứa hợp lý.

Tiếp tục nghiên cứu bổ sung cây gai xanh vào cơ cấu cây trồng của địa phương

(28/11/2022)
Sau 2 năm trồng thử nghiệm, mặc dù hầu như chưa có sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước, nhưng diện tích cây gai xanh đã phát triển được trên 250ha ở 6 huyện, thành phố. Diện tích trồng cây gai xanh chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng đã trụ lại được với người dân; một số hộ dân đã có sự thay đổi đáng kể về kinh tế gia đình nhờ cây gai xanh. Bước đầu cây gai xanh đã thể hiện được hiệu quả kinh tế so với những cây trồng truyền thống trước đây trên cùng chân đất (cây ngô, sắn). Đồng thời đã chứng minh được việc thực hiện chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân một cách khá chặt chẽ, theo đúng định hướng, đảm bảo các quy định hiện hành.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh

(15/11/2022)
Thực hiện thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 22/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh, 5 năm qua, nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với công tác dồn điền, đổi thửa đã có chuyển biến tích cực. Sản xuất trồng trọt của tỉnh có bước phát triển khá; năng suất, chất lượng nông sản của tỉnh không ngừng tăng.

Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022 sẽ khai mạc ngày 25/11/2022

(14/11/2022)
Theo kế hoạch của Uỷ ban nhân dân huyện Cao Phong, nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm tạo sự chuyển biến tích cực của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc bảo vệ, phát triển thương hiệu Cam Cao Phong, Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022 giao lưu văn hoá – thể thao – du lịch với chủ đề “Tiếng gọi Mường Thàng” sẽ khai mạc vào 19h00 tối 25/11/2022.

Triển vọng phát triển cây Gai xanh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

(14/11/2022)
Đầu năm 2021, trên cơ sở đề nghị của Công ty Cổ phần Nông nghiệp An Phước (sau đây gọi tắt là Công ty An Phước) về việc phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh AP1 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình theo cơ chế, hình thức liên kết, tạo chuỗi khép kín từ tổ chức sản xuất, thu mua, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm. Cây gai xanh đã được bắt đầu trồng trên địa bàn tỉnh dưới sự cung cấp con giống đầu vào và bao tiêu đầu ra của Công ty An Phước. Bên cạnh đó trong quá trình trồng thử nghiệm, cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đánh giá vùng trồng, đánh giá việc tuân thủ hợp đồng liên kết của các bên tham gia; phối hợp, giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế sản xuất.

Phát triển mô hình trồng rau an toàn giúp người dân nâng cao thu nhập

(10/11/2022)
Đến nay, với sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của người dân, xã Độc Lập đã hoàn thành 13/19 tiêu chí nông thôn mới. Nhờ phát triển mô hình rau an toàn, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Độc Lập (xã Độc Lập, TP.Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình) đã tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con nhân dân trên địa bàn xã. Từ đó, giúp hoàn thành tiêu chí thu nhập, đưa xã Độc Lập hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Hiện, xã Độc lập đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đạt các tiêu chí còn lại, phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới đúng kế hoạch đã đề ra.

Giữ vững thương hiệu Cam Cao Phong

(03/11/2022)
Huyện Cao Phong đã chính thức bắt đầu vào vụ thu hoạch cam, niên vụ 2022-2023. Năm nay, thời tiết, khí hậu thổ nhưỡng và trình độ thâm canh của người dân tiếp tục khẳng định chất lượng cam Cao Phong.

Hiển thị 241 - 280 of 367 kết quả.