ListNewByCategory

Chè Sông Bôi: Khẳng định về giá trị và thương hiệu khi được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(10/11/2023)
Từ năm 2020 đến nay, thương hiệu chè Sông Bôi, huyện Lạc Thủy đã và đang từng bước khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, giá trị sản phẩm chè được nâng lên đáng kể. Người trồng chè ở huyện Lạc Thủy đã có thêm thu nhập ổn định từ loại cây trồng này. Hiện tại, sản phẩm chè Sông Bôi, ngày càng được khẳng định về giá trị và thương hiệu khi được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh.

Tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

(09/11/2023)
Ngày 8/11, Sở NN&PTNT ban hành công văn số 3200/SNN-QLCL gửi Ủy ban nhân dân các huyện: Cao Phong,Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc; Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình; Các đơn vị thuộc Sở: Thanh tra Sở, Chi cục Quản lý chất lượng NLS và TS, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Sản phẩm na trái vụ xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy: Khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP 3 sao

(09/11/2023)
Những năm gần đây, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hộ trồng na trên địa bàn xã Đồng Tâm (huyện Lạc Thuỷ) đã có vụ na thứ 2, hay còn gọi là na trái vụ... Diện tích trồng na trái vụ ở xã Đồng Tâm (huyện Lạc Thuỷ) trước đây chỉ thu được 1 vụ. Nhờ vậy người trồng na đã tăng thêm thu nhập, khắc phục tình trạng được mùa mất giá.

Mai Châu: Phấn đấu đến năm 2025 thực hiện dồn điền đổi thửa được 41 ha diện tích đất nông nghiệp

(07/11/2023)
Huyện Mai Châu có tổng diện tích tự nhiên là trên 56 nghìn ha. Trong đó: Đất trồng cây hằng năm trên 8,7 nghìn ha, chiếm 15,3% (đất trồng lúa là 1.552,86ha, đất trồng cây hằng năm khác là 7.164,57ha), còn lại là đất trồng cây lâu năm và đất khác. Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức dồn điền, đổi thửa. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân về mục đích, tầm quan trọng của việc dồn điền, đổi thửa được nâng lên, từng bước khắc phục tình trạng manh mún, phân tán về ruộng đất, giảm chi phí sản xuất, tạo thuận lợi trong canh tác, thu hoạch, dần áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, hình thành vùng sản xuất tập trung.

Mai Châu: Tăng cường chỉ đạo đảm bảo thực hiện thắng lợi vụ sản xuất Đông Xuân 2023 - 2024

(06/11/2023)
Ngay từ đầu vụ Mùa - Hè thu, UBND huyện Mai Châu tập trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất, phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đôn đốc các hộ gia đình khẩn trương làm đất, chuẩn bị vật tư nông nghiệp chuẩn bị cho sản xuất lúa vụ mùa và cây trồng vụ Mùa - Hè thu năm 2023 đảm bảo đúng tiến độ sản xuất, năng suất và chất lượng.

Kim Bôi phấn đấu thực hiện dồn đổi 504 ha đất nông nghiệp trong năm 2024

(06/11/2023)
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm huyện Kim Bôi trung bình đạt trên 16 nghìn ha được chia làm 03 vụ trong năm trong đó có 02 vụ trồng lúa với diện tích khoảng trên 5 nghìn ha/năm; trồng ngô đạt trên 3,2 nghìn ha/năm; rau các loại gần 4 nghìn ha/năm; cây mía gần 500 ha/năm;…Sản lượng lương thực cây có hạt đạt trên 48 nghìn tấn/năm.

Tân Lạc: Vụ Đông xuân 2023 - 2024 phấn đấu diện tích gieo trồng đạt trên 7.500 ha

(02/11/2023)
Vụ Mùa - hè thu 2023, thời tiết thuận lợi, nguồn nước cơ bản đảm bảo cho sản xuất; bà con nông dân tranh thủ điều kiện sản xuất thuận lợi đã gieo trồng các loại cây trồng đảm bảo trong khung thời vụ; lựa chọn cơ cấu giống phù hợp, khắc phục kịp thời ảnh hưởng thiên tai. Công tác phòng, trừ sâu bệnh hại trên cây trồng, dịch bệnh trên vật nuôi được quan tâm, thực hiện tốt. Nhìn chung tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Lạc diễn ra thuận lợi, năng suất đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Lương Sơn: Tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện cho vụ Đông Xuân 2023 – 2024

(01/11/2023)
Vụ Mùa- Hè thu năm 2023, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Diện tích gieo trồng, sản lượng lương thực có hạt đạt 105,5% kế hoạch; cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã và đang chuyển dịch theo hướng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, hình thành các vùng sản xuất tập trung hàng hóa; công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi được quan tâm, đàn vật nuôi được duy trì và phát triển. Các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị tiếp tục được tập trung chỉ đạo thực hiện; các chương trình, đề án, dự án, chương trình xây dựng nông thôn mới và công tác phòng chống thiên tai được triển khai thực hiện tốt.

Yên Thủy: Phát triển trên 950 ha cây bưởi

(30/10/2023)
Tính đến tháng 10/2023, diện tích cây bưởi trên địa bàn huyện Yên Thủy đạt 950 ha gồm bưởi diễn, bưởi đỏ, bưởi da xanh, diện tích cho thu hoạch 750 ha, sản lượng ước đạt sản lượng đạt trên 10 nghìn tấn/ha.

Tăng cường quản lý, rà soát dự án có sử dụng diện tích đất lâm nghiệp

(26/10/2023)
Thời gian qua, để cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, xã hội vào tỉnh, giai đoạn từ năm 2019 đến nay, đã có 84 dự án được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, với tổng diện tích 1.919,87 ha, trong đó: 100,55 ha quy hoạch rừng phòng hộ; 1.169,35 ha quy hoạch rừng sản xuất; 649,97 ha đã điều chỉnh ra ngoài quy hoạch ba loại rừng.

Phấn đấu giữ vững độ che phủ rừng đạt trên 51%

(25/10/2023)
Do làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh không có các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, an ninh rừng được giữ vững, tỷ lệ che phủ rừng được duy trì ổn định trên 51,5%.

Cao Phong: Tạo quỹ đất an toàn cho chu kỳ mới cho vựa cam

(20/10/2023)
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, vùng cam Cao Phong sau một chu kỳ phát triển sẽ già cỗi, phải trồng lại chu kỳ mới. Bên cạnh đó, do quá trình canh tác lâu năm, sử dụng nhiều phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hoá học đã khiến đất chai cứng, mất kết cấu, hệ vi sinh vật có ích trong đất nghèo nàn.

Phát triển trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa

(12/10/2023)
Xác định sản xuất nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế; với những lợi thế nhất định, tỉnh ta đang chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, từng bước phát triển trồng trọt theo hướng hàng hóa, quy mô lớn.

Huy động nguồn lực hoàn thành Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025

(28/09/2023)
Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp và PTNT, trong năm 2021, 2022 và ước thực hiện trong cả năm 2023 toàn tỉnh trồng được tổng cộng 9.882 nghìn cây xanh đạt 64% Kế hoạch giai đoạn 2021-2025 (theo Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 13/8/2021, thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hòa Bình).

9 tháng đầu năm 2023, tổng thu nhập từ rừng của các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt trên 700 tỷ đồng

(14/09/2023)
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, do làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, 9 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn tỉnh không có các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, an ninh rừng được giữ vững, độ che phủ rừng được duy trì ổn định từ 51,5 % trở lên (nay là 51,69%).

Phát triển cây có múi hiệu quả và bền vững

(12/09/2023)
Theo thống kê, diện tích cây có múi năm 2022 tỉnh Hòa Bình đạt 10.234 ha, diện tích hiện đang cho sản phẩm đạt khoảng 9.020 ha, tổng sản lượng đạt trên 192 nghìn tấn trong đó: Diện tích cam 4.112 ha, sản lượng 106 nghìn tấn; diện tích bưởi 5.366 ha, sản lượng trên 79 nghìn tấn.

Đà Bắc có trên 157 ha cây ăn quả có múi

(11/09/2023)
Theo báo cáo của UBND huyện Đà Bắc, từ năm 2021 đến nay diện tích cây ăn quả có múi cơ bản ổn định không có nhiều bến động thay đổi lớn về diện tích, phần lớn là các diện tích đã được trồng và cho thu hoạch từ 5 đến 10 năm trở lại đây. Tới nay tổng diện tích cây ăn quả có múi của toàn huyện đạt trên 157 ha.

Tỉnh Hòa Bình: Hình thành mô hình sản xuất sạch

(08/09/2023)
Thực hiện lồng ghép Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững vào các chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh, đến nay, tỉnh Hòa Bình đã có 70% doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn.

Tập trung phòng trừ rầy cuối vụ mùa năm 2023

(08/09/2023)
Hiện nay, diện tích lúa toàn tỉnh Hòa Bình đã trỗ khoảng 60%, dự kiến từ nay đến trung tuần tháng 9 sẽ cơ bản trỗ xong toàn bộ diện tích. Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn hiện nay mật độ rầy đang phát sinh và gây hại mạnh trên toàn tỉnh, đã gây hiện tượng cháy từng chòm, từng vạt; diện tích này đang có xu hướng tăng nhanh nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Cao Phong tập trung phát triển vùng cam bền vững

(31/08/2023)
Theo báo cáo của UBND huyện Cao Phong, 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có diện tích trồng cây có múi, nhưng tập trung chủ yếu ở các xã vùng giữa của huyện như: xã Hợp Phong, Tây Phong, Bắc Phong, Thu Phong, Thị trấn Cao Phong (bao gồm cả đơn vị Công ty TNHH MTV Cao Phong Hòa Bình).

Thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình

(30/08/2023)
Thời gian qua, mặc dù trong bối cảnh quốc tế và khu vực phức tạp, diễn biến khó lường; ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng với sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh; sự nỗ lực, sát sao, quyết tâm trong chỉ đạo, hỗ trợ sản xuất từ các cơ quan chuyên môn và các địa phương; sự chủ động của doanh nghiệp, hợp tác xã và sự cần cù, sáng tạo của người sản xuất, nhiều sản phẩm chủ lực đã được xuất khẩu, góp phần nâng cao thương hiệu và giá trị nông sản; nâng cao kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Số doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác có sản phẩm nông, lâm sản xuất khẩu tăng nhanh, đây là tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu trong những năm tiếp theo. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản đều tăng mạnh so với mục tiêu 10% đặt ra.

Tăng cường chỉ đạo nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2023, đảm bảo kế hoạch tăng trưởng

(24/08/2023)
Thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2023, ngay từ đầu năm, lĩnh vực Thủy sản của tỉnh đã tích cực thực hiện các chương trình phát triển sản xuất, kết quả đến nay đạt và vượt so với kế hoạch. Diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.698 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha), số lồng nuôi cá 4.930, sản lượng nuôi trồng ước đạt 6.138 tấn, đạt 99,6% so với cùng kỳ và 101% kế hoạch đề ra, gồm các loài như cá Nheo Mỹ, cá Chiên, cá Lăng, Diêu hồng, cá Trắm đen, cá Bỗng, cá Tầm, Trắm cỏ, cá Rô phi, cá Chim trắng, cá Trê lai, cá chép… Sản lượng cá giống ước đạt 69 triệu con giống các loại.

Tình hình sản xuất nông nghiệp 9 tháng năm 2023

(22/08/2023)
Theo báo cáo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT, tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông, lâm, thủy sản dự báo đến cuối năm đạt kế hoạch đề ra. Bình quân tiêu chí nông thôn mới toàn tỉnh đạt 16 tiêu chí/xã, dự báo đến cuối năm đạt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 95,55%. Dự báo đến cuối năm đạt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 51,69%, vượt kế hoạch đề ra.

Tìm đầu ra ổn định cho Nhãn Sơn Thủy, huyện Kim Bôi

(21/08/2023)
Nhãn Sơn Thủy, huyện Kim Bôi đã từng bước xây dựng được thương hiệu của mình, tạo thành vùng trồng tập trung. Đặc biệt, năm 2016, sản phẩm Nhãn của Hợp tác xã Sơn Thủy được cấp giấy Chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Ngoài việc bán ra nhiều thị trường trong nước, năm 2022 nhãn Sơn Thủy đã được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu.

Hoàn thiện hệ thống thủy lợi góp phần phát triển sản xuất

(14/08/2023)
Hiện tại, tỉnh Hòa Bình đã có 1.915 công trình và hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng kiên cố và bán kiên cố bằng nhiều nguồn vốn đang hoạt động phục vụ sản xuất cấp nước tưới chủ động phục vụ cho các vụ sản xuất. Với sự quan tâm, đầu tư bài bản trong nhiều năm, tới nay hệ thống thủy lợi của tỉnh tương đối hoàn chỉnh, tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh.

Phát triển kinh tế rừng gắn với giảm nghèo bền vững

(10/08/2023)
Theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hòa Bình có 74 xã thuộc khu vực I; 12 xã thuộc khu vực II; 59 xã thuộc khu vực III. Đến nay đã có 07 xã thuộc khu vực II; 07 xã thuộc khu vực III về đích nông thôn mới. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh còn 05 xã khu vực II, 52 xã khu vực III phân bổ trên địa bàn 8 huyện, thành phố (Thành phố Hòa Bình; Cao Phong; Đà Bắc; Tân Lạc; Lạc Sơn; Kim Bôi; Yên Thủy; Mai Châu).

Toàn tỉnh đã có 38 cơ sở trồng bưởi đã được chứng nhận GAP và tiêu chuẩn hữu cơ

(09/08/2023)
Tỉnh Hòa Bình có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích của cả nước. Theo thống kê, diện tích cây có múi tại Hòa Bình đạt khoảng 10.500 ha; trong đó riêng diện tích cam, bưởi trồng tập trung đạt 9.053 ha với 7.429 ha giai đoạn kinh doanh, sản lượng đạt khoảng 167 nghìn tấn (số liệu thống kê năm 2022).

Tập trung phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa mùa năm 2023

(03/08/2023)
Ngày 2/8/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 2067/SNN-TTBVTV gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống CT, VN và TS tập trung phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa mùa năm 2023.

Huyện Yên Thủy: Tăng giá trị cây dược liệu bản địa gắn với bảo vệ hệ sinh thái rừng

(03/08/2023)
Với diện tích tự nhiên 4,6 nghìn km2 và khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, Hòa Bình khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung, trồng cây dược liệu nói riêng; đặc biệt là tiềm năng hình thành các vùng sản xuất dược liệu tập trung và bảo tồn, khai thác, phát triển những cây dược liệu tự nhiên, giá trị lớn, quý hiếm. Các địa phương trong tỉnh cũng quan tâm và từng bước phát triển các loại cây dược liệu phù hợp cho hiệu quả kinh tế cao.

Hiển thị 121 - 160 of 368 kết quả.