ListNewByCategory

Kết quả nghiên cứu, ứng dụng các đề tài, giải pháp đối với sản phẩm cây mía trên địa bàn tỉnh

(21/09/2022)
Những năm qua, nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trên cơ sở phát huy những thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội những sản phẩm đặc thù của tỉnh như cây cam, bưởi, mía... đã giúp người dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu, tạo thu nhập ổn định. Trong đó, cây mía nổi lên là một trong những cây trồng chính, chủ lực.

Quán triệt, triển khai Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

(08/09/2022)
Ngày 8/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai và quán triệt Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 16-6-2022 của Ban Chấp hành TW Đảng, khoá XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định 150/QĐ-TTg, ngày 28-1-2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình, có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

Chủ động phòng trừ sinh vật gây hại chính trên lúa vụ Mùa 2022

(08/09/2022)
Đến nay diện tích gieo cấy lúa Mùa toàn tỉnh là 21.525 ha, trà sớm diện tích khoảng 2.000 ha đang giai đoạn phơi màu - chắc xanh - đỏ đuôi; trà chính vụ diện tích khoảng 18.500 ha giai đoạn trỗ bông - phơi màu, trà muộn và cực muộn giai đoạn ôm đòng - đòng già diện tích khoảng 1.025 ha chiếm khoảng 5% tổng diện tích, đây là giai đoạn cây lúa mẫn cảm với các đối tượng dịch hại như tập đoàn rầy, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, đạo ôn cổ bông,... Với điều kiện thời tiết từ nay đến cuối vụ còn nhiều diễn biến phức tạp, thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh gây hại lây lan thành dịch, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa nếu không phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Khuyến cáo không áp dụng biện pháp truyền dịch để chữa bệnh cho cây ăn quả có múi

(26/08/2022)
Thời gian gần đây, một số hộ dân trồng cam trên địa bàn huyện Cao Phong đã sử dụng một số loại thuốc kháng sinh chữa bệnh dành cho người, cho động vật như Tetracycline, Streptomycin, Penicillin G; các Vitamin B1, B6, B12; đường Gluco pha với nước thành dung dịch, đục lỗ và truyền trực tiếp vào thân cây cam với mong muốn chữa được hiện tượng vàng lá, tàn lụi cây. Tuy nhiên một số vườn cho thấy có cây đã khỏi bệnh vàng lá và hồi phục, cũng có vườn không hiệu quả rõ ràng, thậm chí tàn cây và chết nhanh sau khi truyền dịch.

Kim Bôi: Nâng cao chất lượng rừng sản xuất

(24/08/2022)
Huyện Kim Bôi có diện tích tự nhiên là 55.117 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 39.186 ha, chiếm 71,1% diện tích đất tự nhiên. Thời gian qua, sản xuất lâm nghiệp của huyện đã đạt được những kết quả quan trọng, hằng năm trồng rừng đạt từ 800-1.000 ha.

Hiển thị 289 - 296 of 364 kết quả.