ListNewByCategory

Quy hoạch dược liệu phục vụ phát triển đông y

(23/03/2023)
Với diện tích tự nhiên 4,6 nghìn km2 và khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, Hòa Bình khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung, trồng cây dược liệu nói riêng; đặc biệt là tiềm năng hình thành các vùng sản xuất dược liệu tập trung và bảo tồn, khai thác, phát triển những cây dược liệu tự nhiên, giá trị lớn, quý hiếm. Các địa phương trong tỉnh cũng quan tâm và từng bước phát triển các loại cây dược liệu phù hợp cho hiệu quả kinh tế cao.

Hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(22/03/2023)
Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức Hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. Tham dự có đại diện Ban Quản lý Chương trình FFF II Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; lãnh đạo các sở, ngành chức năng; Hội Nông dân các huyện Tân Lạc, Lạc Thủy; UBND các xã và đại diện các HTX, tổ hợp tác, nông dân tham gia dự án sản xuất rừng và trang trại.

11 cây Nghiến tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông được công nhận là cây di sản

(22/03/2023)
Ngày 10/3 vừa qua, tại UBND xã Ngổ Luông (Tân Lạc), Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông phối hợp với UBND xã Ngổ Luông tổ chức Lễ Công bố quyết định và Đón bằng công nhận quần thể 11 cây Nghiến là Cây di sản Việt Nam. Dự lễ công bố có PGS.TS Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng cây Di sản Việt Nam; lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, huyện Tân Lạc và huyện Lạc Sơn.

Tổng thu nhập từ rừng trong quý I ước đạt trên 125 tỷ đồng

(21/03/2023)
Do làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng nên trong tháng 3 và quý I năm 2023 trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng, không có các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, an ninh rừng được giữ vững, tỷ lệ che phủ rừng được duy trì ổn định trên 51,5%.

Tỉnh Hòa Bình nỗ lực đưa nông sản chất lượng cao xuất khẩu

(20/03/2023)
Xác định nhóm nông, lâm, thủy sản là nhóm mặt hàng có vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của tỉnh, thời gian qua, các cấp, các ngành tăng cường kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa phương. Đến nay, một số sản phẩm của tỉnh đã được xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao, như: Gạo, cây ăn quả có múi, mía, thanh long, nhãn; các sản phẩm từ chăn nuôi là trâu, bò, lợn, gà, cá nuôi lồng; gỗ rừng trồng có chu kỳ sản xuất trên 8 năm.

Chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh

(17/03/2023)
Nhằm cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030; đồng thời huy động nguồn lực của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia thực hiện có hiệu quả Kế hoạch; ngày 17/3/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động số 54/KH-UBND về thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Đà Bắc

(15/03/2023)
Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và là lá phổi bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Rừng cũng là không gian chính cho các hoạt động lâm nghiệp, một ngành kinh tế chủ chốt trong cơ cấu phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế quốc dân, người dân sinh sống nhờ rừng và các ngành lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Ngày 12/01/2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 13-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”. Sau 05 năm thực hiện Chỉ thị, công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn huyện Đà Bắc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, tạo nhiều dấu ấn như duy trì độ che phủ rừng trên toàn huyện ổn định 61%, kinh tế rừng dần phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Hiển thị 305 - 312 of 794 kết quả.