ListNewByCategory

Tổ chức Hội nghị xúc tiến cung cầu và giới thiệu sản phẩm tỉnh Hòa Bình tại thành phố Hải Phòng năm 2022

(21/11/2022)
Nhằm giới thiệu, tạo diễn đàn quảng bá hình ảnh và truyền thông về các sản phẩm nông sản, thực phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; xúc tiến liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản thúc đẩy hoạt động giao thương giữa các hợp tác xã của Hòa Bình với các doanh nghiệp, siêu thị, hợp tác xã, tiểu thương tại Hải Phòng và các tỉnh lân cận; ngày 18/11/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 222/KH-UBND về tổ chức Hội nghị xúc tiến cung cầu và giới thiệu sản phẩm tỉnh Hòa Bình tại thành phố Hải Phòng năm 2022.

Hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực vào việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững của tỉnh

(21/11/2022)
Những năm gần đây, dòng vốn tín dụng chính sách đã và đang được chuyển tải đến các bản làng, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Ngoài việc được học nghề, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, việc áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất đã giúp bà con nông dân có nguồn thu nhập bền vững.

Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du và miền núi phía Bắc

(18/11/2022)
Tối 17/11, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du và miền núi phía Bắc năm 2022. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Hoàng Hiệp,Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Mai Văn Nhiều, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Long An; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh; Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12 tỉnh vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; đại diện lãnh đạo Huyện ủy, Thành ủy, UBND các huyện, thành phố cùng các doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh tham gia trưng bày sản phẩm tại hội chợ.

Phê duyệt kết quả đánh giá, chấm điểm, xếp hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản pẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình năm 2022

(18/11/2022)
Ngày 17/11/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2739/QĐ-UBND về việc Phê duyệt kết quả đánh giá, chấm điểm, xếp hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình năm 2022.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh

(15/11/2022)
Thực hiện thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 22/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh, 5 năm qua, nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với công tác dồn điền, đổi thửa đã có chuyển biến tích cực. Sản xuất trồng trọt của tỉnh có bước phát triển khá; năng suất, chất lượng nông sản của tỉnh không ngừng tăng.

Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022 sẽ khai mạc ngày 25/11/2022

(14/11/2022)
Theo kế hoạch của Uỷ ban nhân dân huyện Cao Phong, nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm tạo sự chuyển biến tích cực của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc bảo vệ, phát triển thương hiệu Cam Cao Phong, Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022 giao lưu văn hoá – thể thao – du lịch với chủ đề “Tiếng gọi Mường Thàng” sẽ khai mạc vào 19h00 tối 25/11/2022.

Triển vọng phát triển cây Gai xanh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

(14/11/2022)
Đầu năm 2021, trên cơ sở đề nghị của Công ty Cổ phần Nông nghiệp An Phước (sau đây gọi tắt là Công ty An Phước) về việc phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh AP1 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình theo cơ chế, hình thức liên kết, tạo chuỗi khép kín từ tổ chức sản xuất, thu mua, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm. Cây gai xanh đã được bắt đầu trồng trên địa bàn tỉnh dưới sự cung cấp con giống đầu vào và bao tiêu đầu ra của Công ty An Phước. Bên cạnh đó trong quá trình trồng thử nghiệm, cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đánh giá vùng trồng, đánh giá việc tuân thủ hợp đồng liên kết của các bên tham gia; phối hợp, giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế sản xuất.

Phát triển mô hình trồng rau an toàn giúp người dân nâng cao thu nhập

(10/11/2022)
Đến nay, với sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của người dân, xã Độc Lập đã hoàn thành 13/19 tiêu chí nông thôn mới. Nhờ phát triển mô hình rau an toàn, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Độc Lập (xã Độc Lập, TP.Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình) đã tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con nhân dân trên địa bàn xã. Từ đó, giúp hoàn thành tiêu chí thu nhập, đưa xã Độc Lập hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Hiện, xã Độc lập đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đạt các tiêu chí còn lại, phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới đúng kế hoạch đã đề ra.

Tân Lạc: Tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm

(04/11/2022)
Thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp năm 2022, huyện Tân Lạc đã triển khai đồng bộ các chính sách như hỗ trợ liên kết tiêu thụ một số sản phẩm cây ăn quả, cây dược liệu, cây rau; hỗ trợ phân bón cải tạo đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ giống vật nuôi… Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phát triển cơ bản ổn định và có bước tăng trưởng khá; các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tiếp tục duy trì hiệu quả, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các hình thức tổ chức sản xuất được hoàn thiện và nâng cao.

Giữ vững thương hiệu Cam Cao Phong

(03/11/2022)
Huyện Cao Phong đã chính thức bắt đầu vào vụ thu hoạch cam, niên vụ 2022-2023. Năm nay, thời tiết, khí hậu thổ nhưỡng và trình độ thâm canh của người dân tiếp tục khẳng định chất lượng cam Cao Phong.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo ra giá trị mới cho nông sản

(03/11/2022)
Thực hiện Quyết định số 3030/QĐ-UBND ngày 23/12/2013, về việc phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 vào quy hoạch chung của tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050; đến nay, toàn tỉnh có hơn 4.000 ha cây trồng đủ điều kiện chứng nhận an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Trong đó có 3.373 ha cây ăn quả có múi, 561 ha rau an toàn các loại và 152 ha cây trồng khác.

Xã Vạn Mai: Phát triển nuôi cá dầm xanh trở thành sản phẩm thế mạnh của địa phương

(02/11/2022)
Xã Vạn Mai, huyện Mai Châu nằm ven con suối Sia quanh năm nước chảy hiền hòa. Dòng suối trong vắt, mát lành được người dân dẫn về ao nuôi cá, đặc biệt là nuôi cá dầm xanh. Đây là loại cá đặc sản của vùng đất Mai Châu bởi mùi vị thơm ngon, độc đáo, hương vị hấp dẫn dù chế biến bất cứ món gì, được nhiều nhà hàng niêm yết trên thực đơn, tư thương săn đón. Nhiều năm nay, người dân xã Vạn Mai duy trì, mở rộng diện tích ao cá, từng bước nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân, phát triển trở thành sản phẩm thế mạnh của địa phương.

Xây dựng thương hiệu cá sông Đà

(26/10/2022)
Với lợi thế tiềm năng sẵn có, Hòa Bình đã và đang xây dựng cá sông Đà theo chuỗi giá trị, nhằm tạo sự phát triển bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản đem lại nguồn thu nhập cao.

Phấn đấu năm 2022 bình quân tiêu chí nông thôn mới của tỉnh đạt 16 tiêu chí/xã

(25/10/2022)
9 tháng đầu năm 2022, Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Chương trình đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhận được sự đồng lòng ủng hộ của Nhân dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ nhiều chương trình, dự án, đưa diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đi lên.

Tân Lạc: Ưu tiên lựa chọn cơ cấu giống cây trồng thích hợp với từng vùng sinh thái cho năng suất, chất lượng cao

(25/10/2022)
Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, vụ Mùa - Hè Thu năm 2022 thời tiết khá thuận lợi, nguồn nước cơ bản đảm bảo cho sản xuất, nông dân tranh thủ điều kiện thuận lợi gieo cấy nhanh, tập trung, đảm bảo khung thời vụ. Sâu bệnh hại trên lúa và trên cây trồng cạn thấp hơn so với cùng kỳ. Nhìn chung, so với cùng thời điểm mọi năm, năm nay giá nông sản trên thị trường có xu hướng tăng cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân tăng thu nhập.

Triển khai thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hoà Bình

(12/10/2022)
Thời gian qua, tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đảm bảo đúng tiến độ thời gian và hiệu quả. Xác định Chương trình OCOP là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị, góp phần thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường nông thôn, góp phần kiểm soát ô nhiễm không khí

(10/10/2022)
Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, thời gian qua, ngành Nông nghiệp &PTNT đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hưởng ứng, triển khai hành động để tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh.

Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh

(09/10/2022)
9 tháng đầu năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất, đời sống của nông dân. Nhưng các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh đã tập trung tuyên truyền, vận động nông dân đoàn kết, hăng hái thi đua vượt qua khó khăn, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, tạo ra nhiều nguồn lực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Kinh nghiệm của huyện Yên Thủy trong thực hiện dồn điền đổi thửa

(07/10/2022)
Huyện Yên Thủy có tổng diện tích đất nông nghiệp 22.977,32 ha, chiếm 73,53% diện tích toàn huyện. Những năm qua, cùng với việc tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện đã chủ động, sáng tạo thực hiện thí điểm thành công và nhân rộng việc dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Việc thực hiện thành công dồn điền, đổi thửa đã phát huy hiệu quả kinh tế tích cực, xây dựng được vùng sản xuất hàng hóa và nhãn hiệu hàng hóa, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Lạc Sơn: Phấn đấu từ nay đến năm 2025 mỗi năm dồn điền, đổi thửa đạt 50 ha

(04/10/2022)
Huyện Lạc Sơn có tổng diện tích tự nhiên của huyện Lạc Sơn đến năm 2021 là 58.700,26ha (trong đó đất Nông nghiệp 50.075,32 ha, đất phi nông nghiệp 8.367,47 ha, đất chưa sử dụng 257,47 ha). Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện 12.786,6 ha (trong đó đất trồng lúa 6.512,18 ha, đất cây hàng năm khác 3.383,91 ha, đất cây lâu năm 2.890,52 ha).

Nâng cao chất lượng công tác khai thác và phát triển các Nhãn hiệu tập thể

(29/09/2022)
Thời gian qua, các sở, ngành, địa phương đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc thù, đặc biệt là đối với các sản phẩm đã được bảo hộ nhãn hiệu (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận). Đến nay, toàn tỉnh Hòa Bình hiện có 16 nhãn hiệu tập thể (NHTT) được bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, truyền thống của tỉnh Hòa Bình gồm: Rượu cần, dệt thổ cẩm, mía tím, hạt dổi, cam, bưởi, quýt, ổi, nhãn, rau quả su su, rau củ quả hữu, lợn bản địa, gạo,…. Trong đó có 03 NHTT đã hết hiệu lực , 01 NHTT có chủ sở hữu đã giải thể ; 01 NHTT có chủ sở hữu dừng hoạt động

Tăng cường chỉ đạo thu hoạch vụ Mùa, vụ Hè thu và thúc đẩy sản xuất vụ Đông 2022

(22/09/2022)
Để tăng cường chỉ đạo thu hoạch vụ Mùa, vụ Hè - thu và đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch sản xuất vụ Đông năm 2022 trước diễn biến phức tạp của thời tiết; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công văn số 2673/SNN-TTBVTV, ngày 19/9/2022 gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về việc tăng cường chỉ đạo thu hoạch vụ Mùa, vụ Hè thu và thúc đẩy sản xuất vụ Đông 2022.

Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(19/09/2022)
Thời gian qua, cụ thể hóa các nội dung để triển khai thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU ngày 09/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”, tỉnh tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, thị trường tiêu thụ, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát huy lợi thế của mỗi tiểu vùng để tiếp tục phát triển các vùng chuyên canh tập trung.

Các cấp Hội Nông dân tỉnh thực hiện tốt Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”

(16/09/2022)
Trong 5 năm 2017-2022, Phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (NDSXKDG) đã góp phần tích cực vào phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đời sống nông dân được cải thiện và nâng lên, từ đó góp phần quan trọng hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phát triển bền vững nguồn nguyên liệu mía ăn tươi phục vụ chế biến, xuất khẩu

(15/09/2022)
Ngày 15/9, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức họp bàn về phát triển bền vững vùng nguyên liệu mía ăn tươi phục vụ chế biến, xuất khẩu. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì buổi làm việc. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; UBND các huyện, xã, HTX có vùng sản xuất mía tím tập trung tại các huyện: Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Kim Bôi; lãnh đạo các doanh nghiệp hợp tác liên kết sản xuất.

Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn huyện Đà Bắc

(13/09/2022)
Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khẳng định phát triển kinh tế tập thể trở thành chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chủ trương đó, những năm qua huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực nông nghiệp.

Quán triệt, triển khai Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

(08/09/2022)
Ngày 8/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai và quán triệt Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 16-6-2022 của Ban Chấp hành TW Đảng, khoá XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định 150/QĐ-TTg, ngày 28-1-2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình, có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản đến năm 2030

(24/08/2022)
Ngày 22/8/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 148/KH-UBND về thực hiện Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 20/7/2022của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Quan tâm phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh

(23/08/2022)
Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chế biến sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn. Nhờ đó, số lượng nhà máy sản xuất thức ăn tăng lên, đã cung cấp lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đáp ứng được nhu cầu sản xuất.

Nỗ lực cao nhất thực hiện các chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp trong 3 tháng cuối năm

(23/08/2022)
Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp và PTNT, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản 9 tháng đầu năm ước đạt 4,63%; dự báo đến cuối năm đạt kế hoạch đề ra. Bình quân tiêu chí nông thôn mới toàn tỉnh đến nay đạt 15,67 tiêu chí/xã, dự báo đến cuối năm đạt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến nay ước đạt 95,47%, Dự báo đến cuối năm đạt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ che phủ rừng được duy trì ổn định 51,5%. Dự báo độ che phủ rừng cả năm đạt chỉ tiêu được giao ở mức trên 51,5%.

Tập trung nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế vùng động lực của tỉnh

(18/08/2022)
Vùng động lực (VĐL) của tỉnh Hòa Bình gồm: Thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn (cũ), huyện Lương Sơn và phía Bắc huyện Lạc Thủy. Thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 03/10/2017 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển vùng động lực tỉnh Hoà Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, những năm qua ngành Nông nghiệp và PTNT đã tập trung phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai nhằm phục vụ sản xuất, gia tăng giá trị ngành nông nghiệp, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn

(17/08/2022)
Thực hiện kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh đã tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh. Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý; hướng dẫn, khuyến khích nông dân thực hiện thương mại điện tử trong nông nghiệp, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Đặc biệt thực hiện Quyết định số 5275/QĐ-BNN-VP ngày 31/12/2021 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2022.

Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa vụ mùa năm 2022

(16/08/2022)
Tính đến nay diện tích lúa mùa trà sớm đứng cái - ôm đòng; trà chính vụ cuối đẻ nhánh - đứng cái; trà muộn đẻ nhánh rộ - cuối đẻ nhánh. Theo kết quả điều tra phát hiện trên đồng ruộng sâu non lứa 5 đang phổ biến tuổi 1-3 gây hại mạnh trên diện tích trà muộn (Tân Lạc, Cao Phong, Mai Châu, Đà Bắc) và tiếp tục gây hại từ nay đến 20/8, trưởng thành lứa 5 vũ hóa rộ và đẻ trứng từ 25/8 - 10/9, sâu non lứa 6 gây hại từ 02/9; giữa các trà lúa, các khu đồng có sự gối các lứa sâu.

Phát huy giá trị tài nguyên đất trong sản xuất nông nghiệp

(11/08/2022)
Tỉnh Hòa Bình có 459.030 ha diện tích đất tự nhiên. Tài nguyên đất đai dồi dào, độ màu mỡ cao, quỹ đất chưa sử dụng lớn, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi là tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp sạch.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong

(09/08/2022)
Sáng 9/8, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong về tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị 7 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2022; việc triển khai xây dựng Nông thôn mới và thực hiện Đề án tái canh cây có múi giai đoạn 2021-2025. Cùng đi có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh

(08/08/2022)
Năm 2021, tỉnh Hòa Bình xếp thứ 2/63 tỉnh (đạt 92,5 điểm), thành phố về chỉ số đánh giá triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (theo Thông báo số 2267, ngày 14/4/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT). Đây là năm thứ ba liên tiếp tỉnh được đánh giá có chỉ số cao về công tác này, nằm trong nhóm địa phương triển khai tốt, (năm 2020 xếp thứ nhất toàn quốc với 92 điểm, năm 2019 xếp thứ 7 toàn quốc với 87.5 điểm). Kết quả này khẳng định chất lượng nông sản và những nỗ lực trong công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh trong thời gian qua.

Các tổ hợp tác góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn

(05/08/2022)
Những năm qua nhiều mô hình tổ hợp tác ra đời và phát triển mạnh, đã góp phần không nhỏ vào giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Ước đến 31/12/2021 toàn tỉnh có 228 tổ hợp tác, tăng 2,78 lần so với năm 2001. Trong đó có 205 tổ hợp tác Nông lâm nghiệp, thủy lợi, chăn nuôi; 12 tổ hợp tác Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp; 11 tổ hợp tác Thương mại - dịch vụ. Hiện có 220 tổ hợp tác đã đăng ký với chính quyền cấp xã. Thu nhập bình quân của người lao động thường xuyên khoảng 1,5 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu bình quân 1 tổ hợp tác khoảng 620 triệu đồng/năm, lợi nhuận trung bình 1 tổ hợp tác đạt 56 triệu đồng/năm.

Trên 80% diện tích cây màu đã áp dụng cơ giới hóa

(04/08/2022)
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện nay toàn tỉnh đã áp dụng cơ giới hóa trong làm đất lúa và cây màu đạt tỷ lệ cao trên 90%. Trong đó đối với lúa trên 95%; cây màu đạt trên 80%; Tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong gieo cấy đạt thấp , khoảng trên 20%; cơ giới hóa trong thu hoạch lúa đạt trên 55%.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam

(03/08/2022)
Thực hiện Kết luận 61, ngày 3/12/2009 của Ban Bí thư về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam”; Đề án số 01-ĐA/TU ngày 6/8/2021 của BTV Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 – 2025; thời gian qua các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tập trung triển khai nhiều chương trình, hoạt động để củng cố tổ chức Hội và xây dựng giai cấp nông dân ngày càng vững mạnh.

Lễ công bố huyện Lạc Thủy đạt Chuẩn nông thôn mới năm 2020 và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba

(01/08/2022)
Ngày 1/8, Uỷ ban nhân dân tỉnh long trọng tổ chức Lễ công bố huyện Lạc Thủy đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba. Dự buổi lễ có các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương.

Quy hoạch chăn nuôi gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới

(13/07/2022)
Thời gian qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã rà soát bổ sung quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp, quy hoạch chăn nuôi gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Quy hoạch tổng thể vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hoà Bình. Hiện nay, cơ bản các địa phương trong tỉnh đã tổ chức thực hiện phát triển chăn nuôi đúng theo quy hoạch, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp, phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá tập trung, nâng cao năng suất chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới.

Thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ tại địa phương

(13/07/2022)
Những năm gần đây, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà sản xuất, kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường và khẳng định giá trị tài sản trí tuệ.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới

(11/07/2022)
Thời gian qua, Hội Nông dân các cấp đã thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm về vận động và tổ chức cho hội viên, nông dân tham gia Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”….Các phong trào thi đua gắn với xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu với hình thức phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế nhằm tích cực thực hiện phong trào “Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Phát huy hiệu quả nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân

(08/07/2022)
Thực hiện chỉ tiêu Trung ương Hội giao ngay từ đầu năm BTV Hội Nông dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện quản lý Qũy Hỗ trợ nông dân, 6 tháng đầu năm 2022 Hội Nông dân các cấp chủ động, tích cực trong việc xây dựng kế hoạch vận động, phối hợp với các ngành liên quan để bổ sung Qũy HTND từ nguồn ngân sách địa phương, triển khai đến các cơ sở Hội vận động cán bộ, hội viên tham gia phát triển quỹ.

Hợp tác xã nâng cao năng lực thích ứng trong tình hình mới

(30/06/2022)
Những năm qua, tỉnh ta luôn quan tâm, tạo thuận lợi để hợp tác xã phát triển. Số HTX thành lập mới tăng dần qua các năm, ước đến ngày 31/12/2021, toàn tỉnh có 446 HTX đang hoạt động. Chất lượng hoạt động được nâng lên, doanh thu và thu nhập của người lao động trong HTX được cải thiện, từng bước hoạt động ổn định. Mở rộng liên kết HTX đang dần trở thành xu thế trong hoạt động hợp tác đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Hòa Bình phát huy lợi thế sản xuất nông nghiệp hữu cơ

(30/06/2022)
Tỉnh Hòa Bình có điều kiện tự nhiên, khí hậu khá thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng. Tỉnh cũng đặt ra mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Với những lợi thế như có nhiều vùng, khu vực sản xuất có đất đai màu mỡ, đất, nước không bị ô nhiễm, cách biệt với ô nhiễm từ bên ngoài, đảm bảo để sản xuất canh tác hữu cơ, tỉnh đã chú trọng tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích sản xuất hữu cơ trên địa bàn tỉnh

(28/06/2022)
Ngày 28/6, UBND tỉnh có buổi làm việc, đối thoại với Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, do đồng chí Hà Phúc Mịch, Chủ tịch HHNNHC Việt Nam về việc mở rộng diện tích canh tác hữu cơ và đưa vào kế hoạch phát triển nông nghiệp chung tại tỉnh Hòa Bình. Tiếp và làm với Hiệp hội có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành, Hội Nông dân tỉnh.

Hiển thị 421 - 480 of 808 kết quả.