ListNewByCategory

11 cây Nghiến tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông được công nhận là cây di sản

(22/03/2023)
Ngày 10/3 vừa qua, tại UBND xã Ngổ Luông (Tân Lạc), Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông phối hợp với UBND xã Ngổ Luông tổ chức Lễ Công bố quyết định và Đón bằng công nhận quần thể 11 cây Nghiến là Cây di sản Việt Nam. Dự lễ công bố có PGS.TS Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng cây Di sản Việt Nam; lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, huyện Tân Lạc và huyện Lạc Sơn.

Tổng thu nhập từ rừng trong quý I ước đạt trên 125 tỷ đồng

(21/03/2023)
Do làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng nên trong tháng 3 và quý I năm 2023 trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng, không có các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, an ninh rừng được giữ vững, tỷ lệ che phủ rừng được duy trì ổn định trên 51,5%.

Tỉnh Hòa Bình nỗ lực đưa nông sản chất lượng cao xuất khẩu

(20/03/2023)
Xác định nhóm nông, lâm, thủy sản là nhóm mặt hàng có vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của tỉnh, thời gian qua, các cấp, các ngành tăng cường kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa phương. Đến nay, một số sản phẩm của tỉnh đã được xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao, như: Gạo, cây ăn quả có múi, mía, thanh long, nhãn; các sản phẩm từ chăn nuôi là trâu, bò, lợn, gà, cá nuôi lồng; gỗ rừng trồng có chu kỳ sản xuất trên 8 năm.

Chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh

(17/03/2023)
Nhằm cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030; đồng thời huy động nguồn lực của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia thực hiện có hiệu quả Kế hoạch; ngày 17/3/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động số 54/KH-UBND về thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Đà Bắc

(15/03/2023)
Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và là lá phổi bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Rừng cũng là không gian chính cho các hoạt động lâm nghiệp, một ngành kinh tế chủ chốt trong cơ cấu phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế quốc dân, người dân sinh sống nhờ rừng và các ngành lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Ngày 12/01/2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 13-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”. Sau 05 năm thực hiện Chỉ thị, công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn huyện Đà Bắc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, tạo nhiều dấu ấn như duy trì độ che phủ rừng trên toàn huyện ổn định 61%, kinh tế rừng dần phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Lương Sơn: Thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ hướng tới xuất khẩu

(14/03/2023)
Thực hiện Đề án “Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030”, huyện Lương Sơn đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện từng bước chuyển đổi phù hợp với điều kiện sản xuất từng vùng và đã đạt được những kết quả nhất định theo kế hoạch đề ra.

Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Tân Lạc” cho sản phẩm Bưởi đỏ của huyện Tân Lạc

(14/03/2023)
Trong những năm gần đây, cây có múi nói chung và cây bưởi đỏ nói riêng đã và đang trở thành cây thế mạnh và là lợi thế của tỉnh Hòa Bình. Tỉnh đã hình thành được những vùng sản xuất tập trung, mang tính vùng miền như: Cam Cao Phong, Bưởi đỏ Tân Lạc, rau hữu cơ Lương Sơn... Trong đó, diện tích trồng bưởi khoảng gần 2.000 ha, diện tích bưởi đỏ đạt trên 1.326,6 (ha) được trồng tập trung ở huyện Tân Lạc. Đây được xem là điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển và khai thác giá trị thương hiệu bưởi đỏ Tân Lạc của tỉnh Hòa Bình.

Tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2023

(10/03/2023)
Trong quý I năm 2023, các ngành, các cấp, các địa phương đã tập trung hoàn thành công tác giao chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách; xây dựng chương trình, giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ và Nghị quyết số 199/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, công tác chăm lo Tết cho nhân dân gắn với bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Qua đó, tình hình kinh tế - xã hội quý I của tỉnh duy trì ổn định và có bước phát triển so với cùng kỳ.

Hàng nông sản của tỉnh khẳng định chất lượng nối tiếp nhau "xuất ngoại”

(10/03/2023)
Chất lượng Cam Cao Phong Hòa Bình được người tiêu dùng và các nhà phân phối bán lẻ tại thị trường Anh đánh giá cao. Từ tháng 02/2023, Tập đoàn Longdan, nhà nhập khẩu hàng Việt lớn nhất tại Anh, cũng nhập khẩu hơn 5 tấn Bưởi đỏ Tân Lạc và 11 tấn Bưởi Diễn, đánh dấu sự ra mắt của hai loại quả đặc sản Hòa Bình tại Anh qua đường xuất khẩu chính ngạch. Nhu cầu của thị trường Anh đối với Cam và Bưởi, đặc biệt là Cam rất lớn, mỗi năm nhập khẩu khoảng 420 tấn Cam, trị giá 263 triệu bảng (khoảng 315 triệu USD), phần lớn từ Tây Ban Nha, Nam Phi, Maroc và Ai Cập.

Mai Châu: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa khoảng 127 ha trong năm 2023

(10/03/2023)
Nhằm đáp ứng yêu cầu về đất đai cho mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Duy trì quỹ đất trồng lúa hợp lý nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, khó lường. Theo kế hoạch, năm 2023, huyện Mai Châu sẽ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tổng 127,40 ha, trong đó cây hàng năm trên đất 2 vụ lúa 63,60 ha, đất 1 vụ lúa 59,50 ha; Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất 2 vụ lúa 4,30 ha.

Thúc đẩy chế biến và xuất khẩu nông lâm thủy sản

(10/03/2023)
Hiện toàn tỉnh có tổng số 128 cơ sở chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản, bao gồm: 35 cơ sở chế biến có nguồn gốc thực vật, 88 cơ sở chế biến có nguồn gốc động vật, 05 cơ sở chế biến có nguồn gốc thủy sản. Trong đó 112 cơ sở chế biến quy mô siêu nhỏ, 15 cơ sở chế biến quy mô nhỏ, 01 cơ sở chế biến quy mô lớn.

Yên Thủy: Tập trung vận động, hướng dẫn nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị sản xuất

(10/03/2023)
Theo số liệu báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thủy, tình hình sản xuất nông nghiệp trong quý I sinh trưởng và phát triển tốt do điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi. Tới nay, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông đạt 987,7 ha, tăng 11,7 % so với kế hoạch, tăng 1,9 % so với cùng kỳ năm 2022. Đối với sản xuất vụ Chiêm Xuân năm 2023, đã gieo trồng được trên 5,8 nghìn ha, bằng 77,86 % so với kế hoạch. Các loại cây trồng đều sinh trưởng và phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra .

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và ngăn chặn tình trạng vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật

(08/03/2023)
Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan, bảo đảm an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôi, nhất là các bệnh truyền nhiễm truyền lây sang người (Cúm gia cầm, Dại động vật,…). Ngày 06/3/2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp đã ban hành Công văn số 459 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và ngăn chặn tình trạng vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật.

Thành phố Hòa Bình: Phấn đấu năm 2023 có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

(08/03/2023)
Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; đảm bảo lồng ghép nguồn lực thực hiện có hiệu quả Chương trình; nâng cao chất lượng Chương trình xây dựng nông thôn mới bằng xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, khu nông thôn mới kiểu mẫu; năm 2023 thành phố Hòa Bình phấn đấu có 01 xã (Độc Lập) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; phấn đấu 01 xã (Yên Mông) đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Tăng cường tuyên truyền về sử dụng chế phẩm diệt côn trùng y tế trong lĩnh vực nông nghiệp

(08/03/2023)
Ngày 6/3/2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình ban hành Công văn số 461/SNN-TTBVTV đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Cục Quản lý thị trường và các đơn vị có liên quan phối hợp, tổ chức thực hiện tốt một số nội dung về việc sử dụng chế phẩm diệt côn trùng y tế trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cam Cao Phong ra mắt tại thị trường Anh

(06/03/2023)
Từ tháng 01/2023, UBND huyện Cao Phong phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, Công ty cổ phần RYB, Công ty TNHH MTV Cao Phong tổ chức lễ xuất chuyến hàng cam Cao Phong đầu tiên sang Vương quốc Anh, với số lượng gần 7 tấn quả. Đây cũng là lô hàng Cam Cao Phong đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Anh. Sau Bưởi đỏ Tân lạc và Bưởi Diễn Yên Thủy, Cam Cao Phong Hòa Bình lần đầu tiên đã có mặt tại thị trường Anh qua đường xuất khẩu chính ngạch, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm.

Đẩy mạnh kinh tế rừng phục vụ xuất khẩu

(03/03/2023)
Nhằm đẩy mạnh kinh tế rừng phục vụ xuất khẩu, thời gian qua ngành Kiểm lâm và các địa phương đã phối kết hợp chặt chẽ nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản; đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai các văn bản liên quan về lĩnh vực chế biến lâm sản đến các doanh nghiệp, hộ gia đình chế biến lâm sản nói chung và các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

Kim Bôi: Quan tâm triển khai nhiều chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản

(01/03/2023)
Thực hiện Đề án “Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030” thời gian qua huyện Kim Bôi đã triển khai nhiều giải pháp về cả cơ chế, chính sách và hỗ trợ phát triển sản phẩm nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

Tình hình phát triển kinh tế- xã hội tháng 2/2023

(24/02/2023)
Tháng 2/2023, Các Sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, các lĩnh vực tiếp tục duy trì ổn định và có bước phát triển.

Lạc Thủy: Triển khai tích cực các giải pháp thúc đẩy nông sản xuất khẩu

(24/02/2023)
Thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện Lạc Thủy đã tổ chức thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp với tình hình thực tế của huyện. Trong đó đặc biệt quan tâm tới thúc đẩy nông sản phục vụ xuất khẩu. Triển khai tích cực Đề án số 03-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025"; Quyết định số 2017/QĐ-UBND ngày 11/10/2022 về việc phê duyệt Đề án phát triển cây lấy măng trên địa bàn huyện Lạc Thủy, giai đoạn 2022-2025; Quyết định số 2018/QĐ-UBND ngày 11/10/2022 về việc phê duyệt Đề án trồng thử nghiệm cây quế trên địa bàn huyện Lạc Thủy, giai đoạn 2022-2025…với mục tiêu của huyện tạo vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm để phát triển thị trường nông sản chủ lực của huyện tiến tới xuất khẩu.

Xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng

(24/02/2023)
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, một số loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, phù hợp với thổ nhưỡng, đem lại giá trị kinh tế cao đã được các địa phương ưu tiên mở rộng. Nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh nguyên liệu tập trung được phát triển và nhân rộng như: Vùng cam huyện Cao Phong; vùng mía tím các huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao phong; vùng cây dưa hấu ở các huyện: Lạc Thủy, Kim Bôi; vùng chăn nuôi lợn tập trung tại huyện Đà Bắc, Mai Châu; vùng chăn nuôi gia cầm tập trung tại Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy. Đặc biệt đã hình thành một số mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Toàn tỉnh đã hình thành trên 100 chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn, tạo liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và doanh nghiệp để sản xuất hàng hóa gắn với thị trường.

Yên Thủy: Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp

(23/02/2023)
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thủy, ra xuân năm nay thời tiết mưa ẩm, thuận lợi cho việc làm đất cày ải vụ Xuân với diện tích 7,497,9 ha đạt 100 % so với kế hoạch. Tổng diện tích đã gieo trồng được 5.838,2 ha bằng 77,86 % so với kế hoạch. Các loại cây trồng đều sinh trưởng và phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra.

Phê duyệt quy trình nội bộ thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

(23/02/2023)
Ngày 21/02/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 250/QĐ-UBND phê duyệt quy trình nội bộ thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết athủ tục hành chính lĩnh vực Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thành phố Hòa Bình: Chủ động triển khai thực hiện Tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật

(21/02/2023)
Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi; đồng thời bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôi. Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình đã ban hành Công văn số 438, ngày 17/2/2023, yêu cầu các phòng, ban đơn vị của thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện “Tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật”.

Tân Lạc: Tập trung chủ động phòng trừ dịch bệnh hại trên cây trồng, vật nuôi

(21/02/2023)
Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, tình hình thời tiết từ đầu năm đến nay thuận lợi cho sản xuất trồng trọt. Tiến độ gieo cấy sớm hơn và tập trung hơn so với cùng kỳ các năm trước.Công tác chăn nuôi, thú y được chú trọng vào công tác phòng chống đói rét cho gia súc, theo dõi và bám sát chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm về cơ bản ổn định, không xảy ra dịch bệnh lớn trong tổng đàn.

Sơ kết 3 năm thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Lâm nghiêp và UBND tỉnh Hòa Bình

(20/02/2023)
Ngày 17/2, UBND tỉnh phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện thoả thuận hợp giữa 2 đơn vị. Dự hội nghị có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Về phía Trường Đại học Lâm nghiệp, có GS, TS Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng nhà trường, cùng Ban Giám hiệu và các phòng, ban, viên nghiên cứu trực thuộc.

Bố trí nguồn lực cải tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm cam Cao Phong

(16/02/2023)
Cao Phong là vùng trồng cam chủ lực của tỉnh (chiếm trên 45% diện tích cam toàn tỉnh). Cam Cao Phong là sản phẩm đã được cấp sở hữu trí tuệ về Chỉ dẫn địa lý từ 2014. Tuy nhiên, quá trình phát triển, mở rộng diện tích cam ở vùng này đã có những hạn chế, yếu kém về quản lý nguồn giống, sâu bệnh…làm giảm năng suất và chất lượng cam. Thực trạng này đòi hỏi cần có những giải pháp thiết thực, hiệu quả để khắc phục, nâng cao giá trị sản lượng, chất lượng của cam Cao Phong nhằm giữ vững và phát triển thị trường.

Hiệu quả từ việc liên kết sản xuất Cây Dược liệu

(16/02/2023)
Cây Sachi có xuất xứ từ vùng Nam Mỹ, thân dạng dây leo không có tay cuốn. Các bộ phận của cây đều có thể sử dụng trong công nghiệp dược phẩm như: Dầu Sachi làm viên nang, lá làm trà thảo dược, hạt làm bột dinh dưỡng hay tinh chế mỹ phẩm dùng để dưỡng da, tóc...

Tập trung triển khai các giải pháp trọng tâm ngành Nông nghiệp trong quý II

(16/02/2023)
Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp và PTNT, đầu vụ Xuân thời tiết khá thuận lợi cho việc thu hoạch cây trồng vụ Đông, chuẩn bị làm đất gieo cấy lúa và gieo trồng cây màu vụ xuân năm 2023. Công tác chỉ đạo tích nước trên các các hồ chứa và điều tiết nước tưới được quan tâm, lượng nước phục vụ sản xuất khá đầy đủ. Nhìn chung trong vụ tiến độ sản xuất được đảm bảo, lúa và cây màu gieo cấy đúng khung thời vụ, sinh trưởng, phát triển tốt, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ổn định.

Công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản

(15/02/2023)
Ngày 13/02/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 213/QĐ-UBND về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sử dụng hiệu quả các nguồn lực thực hiện dồn điền đổi thửa

(13/02/2023)
Thời gian qua, tỉnh đã quan tâm, bố trí nguồn kinh phí cho công tác dồn điền, đổi thửa. Trong đó sử dụng kết hợp, hiệu quả các nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và nguồn vốn do Nhân dân đóng góp để làm kinh phí đo đạc bản đồ địa chính, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng hệ thống giao thông, kênh mương và xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Hỗ trợ cây giống để thực hiện tái canh cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2023-2025

(10/02/2023)
Ngày 27/10/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 4085/QĐ-BNNPTNT về việc phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030. Theo đó, tỉnh Hòa Bình được định hướng phát triển chủ lực cây cam và cây bưởi là các loại cây ăn quả có múi. Tỉnh đã nắm bắt và đón đầu xu thế trong phát triển sản xuất cây ăn quả chủ lực khi đã sớm ban hành Đề án tái canh cây ăn quả có múi tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 phù hợp với định hướng chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như của Chính phủ trong Chiến lược phát phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Tỉnh đã xây dựng, ban hành nhiều chính sách đặc thù để trồng tái canh cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong, phù hợp với tình hình thực tế sản xuất.

Tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và xúc tiến tiêu thụ nông, lâm, thủy sản

(10/02/2023)
Năm 2022, ngành Nông nghiệp và PTNT đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và xúc tiến tiêu thụ nông sản, kết quả đã đạt được chuyển biến tích cực: Nhận thức về an toàn thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và trách nhiệm của cơ quan quản lý được nâng lên; qua kiểm tra, giám sát cho thấy vi phạm về an toàn thực phẩm giảm rõ rệt so với năm 2021. Bên cạnh đó việc xuất khẩu nông sản đã có nhiều khởi sắc, tổng giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu tăng mạnh so với chỉ tiêu của Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh

(09/02/2023)
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 22/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh đã được tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc và hiệu quả.

Hiển thị 321 - 360 of 808 kết quả.