ListNewByCategory

Triển khai thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và năm 2030 trên địa bàn tỉnh

(06/12/2022)
Theo Quyết định số 4085/QĐ-BNN-TT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 27/10/2022 về việc phê duyệt Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030. Trong Đề án tỉnh Hòa Bình được quy hoạch phát triển cây cam, bưởi. Để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ được giao trong Đề án, ngày 1/12/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 2114/UBND-KTN về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và năm 2030.

Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023

(02/12/2022)
Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2022 được thực hiện đồng bộ tại các cấp địa phương. Trên cơ sở Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của tỉnh đã ban hành, một số huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã ban hành Đề án, Kế hoạch, giao chỉ tiêu chuyển đổi và thực hiện cụ thể, chi tiết đến từng xã.

Phát triển kinh tế tập thể gắn với xây dựng nông thôn mới ở Kim Bôi

(02/12/2022)
Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Kim Bôi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới. Qua đó phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo của hội viên nông dân trong lao động, sản xuất, kinh doanh, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Đà Bắc: Đã có 07 sản phẩm được chứng nhận OCOP tiêu chuẩn 3 sao

(01/12/2022)
Thực hiện chương trình phát triển sản phẩm nông nghiệp, năm 2022 Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn thành viên Hợp tác xã, chủ thể OCOP, hộ sản xuất tham gia Hội chợ nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc năm 2022; đồng thời hướng dẫn, quảng bá đưa sản phẩm nông sản làm ra lên sàn thương mại điện tử. Hội chợ đã thu hút trên 10 tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại địa phương tham gia.

Diện mạo Nông thôn mới ở xã Bao La, huyện Mai Châu đang từng ngày đổi thay

(01/12/2022)
Ngay sau khi về đích Nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân UBND xã Bao La, huyện Mai Châu đã tiếp tục nỗ lực, chủ động không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới mục tiêu xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao, trở thành một điểm sáng trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.

Lễ hội và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong đã thu hút trên 12.000 lượt khách đến tham quan, mua sắm

(01/12/2022)
Cam Cao Phong cho thu hoạch vào đầu tháng 11 và kéo dài đến Tết Nguyên đán, đây cũng là thời gian nhộn nhịp nhất trong năm của cả huyện. Nhân dịp này, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022. Thông qua lễ hội nhằm quảng bá hình ảnh sản phẩm Cam Cao phong và các nông sản chủ lực của địa phương tới đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Trồng cây dổi ở đất Mường mở ra cơ hội làm giàu cho người dân nơi đây

(29/11/2022)
Xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn là nơi sinh sống của đa số đồng bào dân tộc Mường. Hơn chục năm trở lại đây, những cây dổi với hàng chục, hàng trăm năm tuổi đã đem lại sự ấm no cho đồng bào xã vùng sâu này. Hiện người dân nơi đây đã và đang tích cực quảng bá sản phẩm, bảo vệ thương hiệu, đưa hạt dổi, Cây Dổi vươn xa đến khắp mọi miền đất nước.

Kết quả sản xuất vụ Hè thu - vụ Mùa năm 2022

(29/11/2022)
Trong vụ Hè thu - vụ Mùa năm 2022, thời tiết diễn biến tương đối thuận lợi, các địa phương trong tỉnh đã tăng cường phối hợp với các sở, ngành thực hiện đúng kế hoạch sản xuất trên địa bàn, đảm bảo diện tích cung cấp nước, rà soát để xây dựng phương án chống hạn, tích nước, sử dụng nước của các hồ chứa hợp lý.

Tiếp tục nghiên cứu bổ sung cây gai xanh vào cơ cấu cây trồng của địa phương

(28/11/2022)
Sau 2 năm trồng thử nghiệm, mặc dù hầu như chưa có sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước, nhưng diện tích cây gai xanh đã phát triển được trên 250ha ở 6 huyện, thành phố. Diện tích trồng cây gai xanh chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng đã trụ lại được với người dân; một số hộ dân đã có sự thay đổi đáng kể về kinh tế gia đình nhờ cây gai xanh. Bước đầu cây gai xanh đã thể hiện được hiệu quả kinh tế so với những cây trồng truyền thống trước đây trên cùng chân đất (cây ngô, sắn). Đồng thời đã chứng minh được việc thực hiện chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân một cách khá chặt chẽ, theo đúng định hướng, đảm bảo các quy định hiện hành.

Đẩy mạnh thi đua các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vùng miền núi Bắc bộ

(22/11/2022)
Ngày 18/11, tại Hòa Bình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác thi đua khen thưởng khối thi đua các sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vùng miền núi Bắc bộ năm 2022. Khối thi đua các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vùng miền núi Bắc bộ gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai và Lai Châu.

Kết quả Chương trình hợp tác giữa trường Đại học Lâm nghiệp và tỉnh Hòa Bình

(22/11/2022)
Sau 3 năm triển khai Chương trình hợp tác giữa trường Đại học Lâm nghiệp và tỉnh Hòa Bình, đến nay, công tác phối hợp, thông tin 2 chiều đã được triển khai liên tục, đảm bảo kết nối chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ từ lý thuyết vào thực tiễn một cách thuận lợi và hiệu quả. Trường tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức. Tỉnh đã phê duyệt 4 đề tài do trường Đại học Lâm nghiệp thực hiện với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Các đề tài đã từng bước hoàn thiện nghiên cứu khoa học, cải tạo môi trường, nâng cao giá trị ngành lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

Tổ chức Hội nghị xúc tiến cung cầu và giới thiệu sản phẩm tỉnh Hòa Bình tại thành phố Hải Phòng năm 2022

(21/11/2022)
Nhằm giới thiệu, tạo diễn đàn quảng bá hình ảnh và truyền thông về các sản phẩm nông sản, thực phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; xúc tiến liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản thúc đẩy hoạt động giao thương giữa các hợp tác xã của Hòa Bình với các doanh nghiệp, siêu thị, hợp tác xã, tiểu thương tại Hải Phòng và các tỉnh lân cận; ngày 18/11/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 222/KH-UBND về tổ chức Hội nghị xúc tiến cung cầu và giới thiệu sản phẩm tỉnh Hòa Bình tại thành phố Hải Phòng năm 2022.

Hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực vào việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững của tỉnh

(21/11/2022)
Những năm gần đây, dòng vốn tín dụng chính sách đã và đang được chuyển tải đến các bản làng, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Ngoài việc được học nghề, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, việc áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất đã giúp bà con nông dân có nguồn thu nhập bền vững.

Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du và miền núi phía Bắc

(18/11/2022)
Tối 17/11, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du và miền núi phía Bắc năm 2022. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Hoàng Hiệp,Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Mai Văn Nhiều, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Long An; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh; Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12 tỉnh vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; đại diện lãnh đạo Huyện ủy, Thành ủy, UBND các huyện, thành phố cùng các doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh tham gia trưng bày sản phẩm tại hội chợ.

Phê duyệt kết quả đánh giá, chấm điểm, xếp hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản pẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình năm 2022

(18/11/2022)
Ngày 17/11/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2739/QĐ-UBND về việc Phê duyệt kết quả đánh giá, chấm điểm, xếp hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình năm 2022.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh

(15/11/2022)
Thực hiện thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 22/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh, 5 năm qua, nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với công tác dồn điền, đổi thửa đã có chuyển biến tích cực. Sản xuất trồng trọt của tỉnh có bước phát triển khá; năng suất, chất lượng nông sản của tỉnh không ngừng tăng.

Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022 sẽ khai mạc ngày 25/11/2022

(14/11/2022)
Theo kế hoạch của Uỷ ban nhân dân huyện Cao Phong, nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm tạo sự chuyển biến tích cực của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc bảo vệ, phát triển thương hiệu Cam Cao Phong, Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022 giao lưu văn hoá – thể thao – du lịch với chủ đề “Tiếng gọi Mường Thàng” sẽ khai mạc vào 19h00 tối 25/11/2022.

Triển vọng phát triển cây Gai xanh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

(14/11/2022)
Đầu năm 2021, trên cơ sở đề nghị của Công ty Cổ phần Nông nghiệp An Phước (sau đây gọi tắt là Công ty An Phước) về việc phát triển vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh AP1 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình theo cơ chế, hình thức liên kết, tạo chuỗi khép kín từ tổ chức sản xuất, thu mua, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm. Cây gai xanh đã được bắt đầu trồng trên địa bàn tỉnh dưới sự cung cấp con giống đầu vào và bao tiêu đầu ra của Công ty An Phước. Bên cạnh đó trong quá trình trồng thử nghiệm, cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đánh giá vùng trồng, đánh giá việc tuân thủ hợp đồng liên kết của các bên tham gia; phối hợp, giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế sản xuất.

Phát triển mô hình trồng rau an toàn giúp người dân nâng cao thu nhập

(10/11/2022)
Đến nay, với sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của người dân, xã Độc Lập đã hoàn thành 13/19 tiêu chí nông thôn mới. Nhờ phát triển mô hình rau an toàn, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Độc Lập (xã Độc Lập, TP.Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình) đã tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con nhân dân trên địa bàn xã. Từ đó, giúp hoàn thành tiêu chí thu nhập, đưa xã Độc Lập hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Hiện, xã Độc lập đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đạt các tiêu chí còn lại, phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới đúng kế hoạch đã đề ra.

Tân Lạc: Tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm

(04/11/2022)
Thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp năm 2022, huyện Tân Lạc đã triển khai đồng bộ các chính sách như hỗ trợ liên kết tiêu thụ một số sản phẩm cây ăn quả, cây dược liệu, cây rau; hỗ trợ phân bón cải tạo đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ giống vật nuôi… Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phát triển cơ bản ổn định và có bước tăng trưởng khá; các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tiếp tục duy trì hiệu quả, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các hình thức tổ chức sản xuất được hoàn thiện và nâng cao.

Giữ vững thương hiệu Cam Cao Phong

(03/11/2022)
Huyện Cao Phong đã chính thức bắt đầu vào vụ thu hoạch cam, niên vụ 2022-2023. Năm nay, thời tiết, khí hậu thổ nhưỡng và trình độ thâm canh của người dân tiếp tục khẳng định chất lượng cam Cao Phong.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo ra giá trị mới cho nông sản

(03/11/2022)
Thực hiện Quyết định số 3030/QĐ-UBND ngày 23/12/2013, về việc phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 vào quy hoạch chung của tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050; đến nay, toàn tỉnh có hơn 4.000 ha cây trồng đủ điều kiện chứng nhận an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Trong đó có 3.373 ha cây ăn quả có múi, 561 ha rau an toàn các loại và 152 ha cây trồng khác.

Xã Vạn Mai: Phát triển nuôi cá dầm xanh trở thành sản phẩm thế mạnh của địa phương

(02/11/2022)
Xã Vạn Mai, huyện Mai Châu nằm ven con suối Sia quanh năm nước chảy hiền hòa. Dòng suối trong vắt, mát lành được người dân dẫn về ao nuôi cá, đặc biệt là nuôi cá dầm xanh. Đây là loại cá đặc sản của vùng đất Mai Châu bởi mùi vị thơm ngon, độc đáo, hương vị hấp dẫn dù chế biến bất cứ món gì, được nhiều nhà hàng niêm yết trên thực đơn, tư thương săn đón. Nhiều năm nay, người dân xã Vạn Mai duy trì, mở rộng diện tích ao cá, từng bước nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân, phát triển trở thành sản phẩm thế mạnh của địa phương.

Xây dựng thương hiệu cá sông Đà

(26/10/2022)
Với lợi thế tiềm năng sẵn có, Hòa Bình đã và đang xây dựng cá sông Đà theo chuỗi giá trị, nhằm tạo sự phát triển bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản đem lại nguồn thu nhập cao.

Phấn đấu năm 2022 bình quân tiêu chí nông thôn mới của tỉnh đạt 16 tiêu chí/xã

(25/10/2022)
9 tháng đầu năm 2022, Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Chương trình đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhận được sự đồng lòng ủng hộ của Nhân dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ nhiều chương trình, dự án, đưa diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đi lên.

Tân Lạc: Ưu tiên lựa chọn cơ cấu giống cây trồng thích hợp với từng vùng sinh thái cho năng suất, chất lượng cao

(25/10/2022)
Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, vụ Mùa - Hè Thu năm 2022 thời tiết khá thuận lợi, nguồn nước cơ bản đảm bảo cho sản xuất, nông dân tranh thủ điều kiện thuận lợi gieo cấy nhanh, tập trung, đảm bảo khung thời vụ. Sâu bệnh hại trên lúa và trên cây trồng cạn thấp hơn so với cùng kỳ. Nhìn chung, so với cùng thời điểm mọi năm, năm nay giá nông sản trên thị trường có xu hướng tăng cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân tăng thu nhập.

Triển khai thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hoà Bình

(12/10/2022)
Thời gian qua, tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đảm bảo đúng tiến độ thời gian và hiệu quả. Xác định Chương trình OCOP là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị, góp phần thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường nông thôn, góp phần kiểm soát ô nhiễm không khí

(10/10/2022)
Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, thời gian qua, ngành Nông nghiệp &PTNT đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hưởng ứng, triển khai hành động để tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh.

Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh

(09/10/2022)
9 tháng đầu năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất, đời sống của nông dân. Nhưng các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh đã tập trung tuyên truyền, vận động nông dân đoàn kết, hăng hái thi đua vượt qua khó khăn, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, tạo ra nhiều nguồn lực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Kinh nghiệm của huyện Yên Thủy trong thực hiện dồn điền đổi thửa

(07/10/2022)
Huyện Yên Thủy có tổng diện tích đất nông nghiệp 22.977,32 ha, chiếm 73,53% diện tích toàn huyện. Những năm qua, cùng với việc tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện đã chủ động, sáng tạo thực hiện thí điểm thành công và nhân rộng việc dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Việc thực hiện thành công dồn điền, đổi thửa đã phát huy hiệu quả kinh tế tích cực, xây dựng được vùng sản xuất hàng hóa và nhãn hiệu hàng hóa, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Lạc Sơn: Phấn đấu từ nay đến năm 2025 mỗi năm dồn điền, đổi thửa đạt 50 ha

(04/10/2022)
Huyện Lạc Sơn có tổng diện tích tự nhiên của huyện Lạc Sơn đến năm 2021 là 58.700,26ha (trong đó đất Nông nghiệp 50.075,32 ha, đất phi nông nghiệp 8.367,47 ha, đất chưa sử dụng 257,47 ha). Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện 12.786,6 ha (trong đó đất trồng lúa 6.512,18 ha, đất cây hàng năm khác 3.383,91 ha, đất cây lâu năm 2.890,52 ha).

Nâng cao chất lượng công tác khai thác và phát triển các Nhãn hiệu tập thể

(29/09/2022)
Thời gian qua, các sở, ngành, địa phương đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc thù, đặc biệt là đối với các sản phẩm đã được bảo hộ nhãn hiệu (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận). Đến nay, toàn tỉnh Hòa Bình hiện có 16 nhãn hiệu tập thể (NHTT) được bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, truyền thống của tỉnh Hòa Bình gồm: Rượu cần, dệt thổ cẩm, mía tím, hạt dổi, cam, bưởi, quýt, ổi, nhãn, rau quả su su, rau củ quả hữu, lợn bản địa, gạo,…. Trong đó có 03 NHTT đã hết hiệu lực , 01 NHTT có chủ sở hữu đã giải thể ; 01 NHTT có chủ sở hữu dừng hoạt động

Hiển thị 401 - 440 of 800 kết quả.