ListNewByCategory

Năm 2013, thiên tai gây hiệt hại về kinh tế hơn 58,3 tỷ đồng

(17/01/2014)
Mặc dù năm 2013, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thời tiết diễn biến phức tạp và bất thường, nhưng do chuẩn bị tốt công tác phòng, chống lũ, bão nên không xảy ra thiệt hại lớn về người và tài sản; mất an toàn hồ chứa. Tuy nhiên, trong năm thiên tai vẫn gây hiệt hại về kinh tế trên địa bàn tỉnh hơn 58,3 tỷ đồng; hệ thống hồ chứa nước vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an toàn do xuống cấp.

Chủ động phòng chống bệnh hại mạ xuân

(16/01/2014)
Theo Chi cục BVTV, hiện nay nông dân trên địa bàn tỉnh đang tập trung gieo mạ xuân với lượng giống trà xuân sớm, chính vụ đã gieo được hơn 23 tấn ở các huyện Lạc Thủy, Kỳ Sơn, Tân Lạc và thành phố Hòa Bình. Hiện nay, diện tích mạ xuân trà sớm đang giai đoạn 2-4 lá, trà xuân chính vụ đang gieo ở giai đoạn mũi chông. Qua kiểm tra sản xuất cho thấy các địa phương tuân thủ khá tốt cơ cấu mùa vụ và kỹ thuật che phủ nilon; đồng thời đã xuất hiện một số ruộng mạ bị bệnh gây chết mạ từng đám do khâu xử lý đất, xử lý hạt giống chưa tốt.

Ngày hội xuống giống vụ xuân năm 2014

(02/01/2014)
Vừa qua, Công ty Syngenta Việt Nam và Công ty BVTV An Giang phối hợp với UBND xã Tú Sơn huyện Kim Bôi (Hòa Bình), tổ chức chương trình “Ngày hội xuống giống vụ xuân năm 2014”. Tham dự có lãnh đạo Chi cục BTVT, Trung tâm khuyến nông và khoảng gần 500 đại biểu là cán bộ các phòng, ban cùng bà con nông dân 11 huyện, Thành phố của tỉnh Hòa Bình.

“Ngân hàng bò” giúp người nghèo thoát nghèo

(07/11/2013)
Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về việc giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trên cả nước; công văn số 334/TƯHCTĐ-CTXH ngày 22/4/2013 của TƯ Hội CTĐ về việc phát triển chương trình “Ngân hàng bò” tại địa phương. Hội CTĐ tỉnh đã vận động được sự tham gia đóng góp, ủng hộ của các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn tỉnh được số tiền: 458.550.000 đồng. Mục đích chương trình hướng đến là hỗ trợ các gia đình nghèo, người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam để có điều kiện phát triển kinh tế, giúp họ thoát nghèo, nâng cao thu nhập trong cuộc sống.

Hòa Bình Huy động trên 472 tỷ đồng nâng cấp đường giao thông nông thôn

(31/10/2013)
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” bằng nhiều nguồn vốn khác nhau và huy động các nguồn lực đóng góp từ nhân dân, từ năm 2008 đến nay tỉnh Hòa Bình đã mở mới và nâng cấp 1.782km đường GTNT với tổng kinh phí trên 2.673 tỷ đồng. Nhờ vậy, hiện nay mạng lưới GTNT của tỉnh đã kết nối với nhau tương đối hoàn chỉnh, 100% các xã trong tỉnh đều có đường ô tô đến trung tâm xã.

Phát triển cá lồng bền vững

(15/10/2013)
Ngày 15/10 tại Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã kết hợp với Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức diễn đàn “Khuyến nông và nông nghiệp” với chuyên đề “Phát triển cá lồng bền vững”. Tham dự diễn đàn có đại diện Tổng cụ Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.Về phía lãnh đạo tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, TP.Hà Nội và gần 100 hộ nông dân nuôi cá lồng tiêu biểu của tỉnh Hòa Bình.

Cao Phong: Triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới

(11/09/2013)
Với xuất phát điểm thấp nhưng với những nỗ lực cũng như quyết tâm của chính quyền địa phương và nhân dân nên việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Phong đã và đang đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đến nay, việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã đi vào nền nếp; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc; đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.

Trồng bưởi đỏ và bưởi da xanh cho thu nhập cao

(28/08/2013)
Giống bưởi đỏ và bưởi da xanh thơm ngon, nhiều nước và ngọt dịu, sai quả, có cây từ 400 – 500 quả/1cây hoặc hơn thế. Hai giống bưởi này cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với cây trồng khác và đang được phát triển mạnh tại các xã Thanh Hối, Tử Nê, Đông Lai và một số xã dọc tuyến quốc lộ 6.

Phòng trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại lúa

(20/08/2013)
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình đến nay, tổng diện tính nhiễm bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn trên toàn tỉnh là 518 ha, trong đó huyện Lương Sơn 200 ha, Kỳ Sơn 176 ha, TP. Hòa Bình 82 ha, Lạc Sơn 60 ha. Với xu hướng diễn biến thời tiết thời gian tới, trùng với thời điểm mẫn cảm của cây lúa nên đối tượng dịch bệnh này sẽ tiếp tục phát sinh, lây lan mạnh trên trà mùa sớm, chính vụ.

Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

(13/08/2013)
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng kế hoạch tổ chức nghiên cứu, học tập và triển khai thực hiện Nghị quyết; xây dựng chương trình hành động, đề ra mục tiêu chung đó là: “Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn, nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất, đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nông có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…”.

Nhiều khó khăn xây dựng NTM ở Tự Do

(13/08/2013)
Rời thành phố Hòa Bình từ sáng sớm, theo quốc lộ 12B, chúng tôi tìm về xã Tự Do (Lạc Sơn), một trong những xã xa nhất, khó khăn nhất của huyện Lạc Sơn. Xã Tự Do chỉ cách trung tâm huyện Lạc Sơn 20 km, nhưng phải mất đến 2 tiếng đồng hồ, ô tô chúng tôi mới vào đến UBND xã. Con đường vào đèo cao, dốc dựng, đất đá lởm chởm; nhiều đoạn đường do mưa, đất lún thành to chừng không qua…

Kỳ Sơn: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo địa chỉ

(07/08/2013)
Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Kỳ Sơn đã và đang phát huy được hiệu quả. Qua công tác đào tạo nghề đã tạo dần ý thức, thói quen của người lao động nông thôn muốn học nghề, tìm việc làm thêm lúc nông nhàn để tăng thu nhập, nâng cao mức sống. Người lao động có sự thay đổi suy nghĩ, dám nghĩ, dám làm và thành lập các tổ hợp kinh doanh ngành nghề phù hợp với gia đình cũng như địa phương.

Hiệu quả bước đầu từ Dự án Giảm nghèo giai đoạn II ở Mai Châu

(01/08/2013)
Sau hơn 2 năm thực hiện Dự án giảm nghèo giai đoạn II ở huyện Mai Châu, hầu hết các hợp phần của dự án thực hiện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc triển khai các tiểu hợp phần của dự án.

Đà Bắc : Tập huấn kỹ thuật ươm Luồng giống tại xã Hiền Lương

(31/07/2013)
Là một xã có vị trí địa lý dọc theo lòng hồ sông Đà, địa hình đồi núi chiếm phần lớn,người dân chỉ trồng ngô sắn và cây lâm nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ như : Luồng, măng Bát Độ, Bương… là chính, nguồn thu nhập khá ổn định từ việc :khai thác măng, khai thác cây bán cho nhà máy giấy, phần khác bán cốt pha trong xây dựng ,làm lồng nuôi cá và chẻ tăm mành… Với nhiều vai trò như vậy, cây Luồng vẫn tiếp tục được coi là chỗ “ nhìn vào” của bà con trong xã Hiền Lương (Đà Bắc) khi giáp hạt.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước

(29/07/2013)
Thời gian qua, phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, Ngày truyền thống yêu nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có những kết quả khích lệ. Phong trào thi đua ngày càng có chiều sâu, sức lan tỏa từ tỉnh đến cơ sở và mọi tầng lớp nhân dân. Qua đó góp phần thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đã đề ra.

Tập trung phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 5

(29/07/2013)
Theo Chi cục BVTV, đến nay diện tích lúa mùa trà sớm giai đoạn đứng cái, phân hóa đòng; trà chính vụ đẻ nhánh rộ, cuối đẻ nhánh; diện tích nhỏ trà muộn bén rễ hồi xanh. Do điều kiện thời tiết (nóng ẩm, mưa xen kẽ nắng, ẩm độ không khí cao) rất thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 phát sinh, gây hại, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển của cây lúa giai đoạn làm đòng và năng suất lúa nếu không phòng trừ kịp thời. Theo kết quả cập nhật trên lúa mùa trà sớm sâu trưởng thành lứa 5 bắt đầu vũ hóa rộ và đẻ trứng ở các huyện Yên Thuỷ, Lương Sơn, Lạc Thuỷ và TP Hoà Bình; trên các trà lúa còn lại sâu lứa 4 đang phổ biến tuổi 4-5, nhộng.

Hiển thị 581 - 600 of 809 kết quả.