ListNewByCategory

Mục tiêu năm 2024, tỉnh Hòa Bình có thêm 16 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

(25/01/2024)
Những năm qua, Chương trình OCOP của tỉnh Hòa Bình đã góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống địa phương, thông qua chương trình đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Khuyến khích phát triển sản xuất sử dụng phân bón hữu cơ

(23/01/2024)
Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, mỗi năm tỉnh Hòa Bình có khoảng 2 triệu tấn chất thải hữu cơ từ sản xuất chăn nuôi; trồng trọt; thủy sản, công nghiệp chế biến, rác thải sinh hoạt và chất hữu cơ tự nhiên có thể khai thác để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ. Tổng lượng phân hữu cơ được sản xuất từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 65 nghìn tấn/năm. Bên cạnh các loại phân bón hữu cơ được sản xuất trong tỉnh còn có một số lượng phân bón nhập khẩu (phân hữu cơ, hữu cơ sinh học...) phân bón của các doanh nghiệp hữu cơ ngoài tỉnh khoảng 100 nghìn tấn.

Mai Châu: Phấn đấu năm 2024 bình quân tiêu chí nông thôn mới của huyện đạt 16,8 tiêu chí/xã

(22/01/2024)
Năm 2023, Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mai Châu đã đạt được những kết quả tích cực. Hết năm 2023, toàn huyện có 08 xã đạt 19/19 tiêu chí, trong đó có 07 xã đã có Quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Tòng Đậu, Chiềng Châu, Mai Hạ, Vạn Mai, Mai Hịch, Xăm Khòe, Bao La. Đối với xã Nà Phòn đang trình UBND tỉnh thẩm định, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Có 07 xã đạt 12 - 15 tiêu chí gồm Sơn Thủy, Tân Thành, Thành Sơn, Đồng Tân, Hang Kia, Pà Cò, Cun Pheo.

Năm 2024: Phấn đấu chuẩn hóa từ 16 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên

(16/01/2024)
Năm 2023, toàn tỉnh có 47 sản phẩm được Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp huyện đánh giá, phân hạng đạt sản phẩm OCOP từ ba sao trở lên, trong đó: có 35 sản phẩm đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận đạt sản phẩm OCOP hạng 3 sao; 12 sản phẩm đạt trên 70 điểm được cấp huyện đề nghị tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2023 (đạt 47/16 sản phẩm, vượt 193% so với kế hoạch Ủy ban nhân dân tỉnh giao).

Chủ động triển khai sản xuất vụ Xuân năm 2024

(16/01/2024)
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, tới nay toàn tỉnh đã làm đất chuẩn bị cho cấy lúa vụ xuân đạt: 9.255 ha; Tổng lượng mạ đã gieo: 75,3 tấn; Diện tích lúa đã cấy: 100 ha, tập trung ở các huyện: Lạc Thủy, Thành Phố Hòa Bình, Kim Bôi.

Huyện Lạc Sơn hoàn thành 19/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội

(15/01/2024)
Năm 2023, huyện Lạc Sơn đã hoàn thành vượt và đạt 19/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Trong đó có 12 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người đạt 60,3 triệu đồng/người/năm, vượt 100,5% so với năm 2022. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, ngành nông-lâm nghiệp chiến 31,6%; ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 33%; ngành thương mại-dịch vụ tăng 35,4%.

Giữ vững an ninh trật tự góp phần xây dựng nông thôn mới

(12/01/2024)
Trong năm 2023, để nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ ANTT trong xây dựng nông thôn mới, Công an tỉnh đã chủ động tham mưu phục vụ cấp ủy Đảng, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục quán triệt, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ (Ban Chỉ đạo 09 tỉnh) về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Năm 2024: Ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 4,5%

(12/01/2024)
Năm 2023, các nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ có tính đột phá ngành nông nghiệp đã hoàn thành trước hạn, hoàn thành vượt mức kế hoạch. Năm 2024, toàn ngành phấn đấu tiếp tục xây dựng nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao hướng đến xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, tăng quy mô sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Tích cực huy động tổng hợp các nguồn lực phục vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới thông minh, nhất là nguồn lực xã hội hóa. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ di dân tái định cư dự án Hồ Cánh Tạng

(12/01/2024)
Ngày 12/1, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ di dân tái định cư dự án Hồ chứa nước Cánh Tạng. Tham gia cùng Đoàn có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Công trình Hồ chứa nước Cánh Tạng có tổng mức đầu tư hơn 4.100 tỷ đồng. Đến thời điểm này đã thi công xây dựng 2 tuyến đường tránh ngập với tổng chiều dài tuyến đã thực hiện 15,68/16,967 km. Đã thi công hoàn thành đưa vào sử dụng Khu tái định cóm Đá mới, tại khu Đồng Xe (giai đoạn I). Đã hoàn thành và bán giao đất cho Nhân dân xây dựng nhà cửa tại 7 khu tái định cư còn lại. Hoàn thành đường điện nội khu, công trình cấp nước nội khu. Tính đến 29/12/2023, công trình đã giải ngân được 250 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch vốn được giao. Hiện các đơn vị thi công đang thi công nhà văn hóa, trường học, hệ thống thoát nước mưa, thoát nước tải, đổi bê tống mặt đường nội khu. Dự kiến hoàn thành toàn bộ các hạng mục vào ngày 30/3/2024.

Mai Châu phấn đấu năm 2024 thực hiện quản lý, bảo vệ tốt trên 37 nghìn ha diện tích rừng hiện có

(12/01/2024)
Trong những năm qua huyện Mai Châu đã quan tâm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất rừng gắn với bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng bền vững. Năm 2023, toàn huyện trồng mới được 245,22 ha rừng, đạt 163,48% so với kế hoạch giao; Trong đó: Trồng rừng tập trung 212,12ha; trồng phân tán 33,10 ha. Giữ tỷ lệ độ che phủ rừng ổn định ở mức trên 65%.

Kết quả triển khai thực hiện Chương trình ứng dụng "Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực và lợi thế của tỉnh giai đoạn 2023-2025"

(08/01/2024)
Nhằm chủ động phòng chống sinh vật gây hại cây trồng, giảm chi phí đầu vào, giảm hóa chất độc hại, giảm phát thải khí nhà kính, tăng năng suất, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã bước đầu thực hiện có hiệu quả kế hoạch thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Triển khai thực hiện Đề án phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(05/01/2024)
Ngày 3/1/2024, UBND tỉnh ban hành Công văn số 08 gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Các Sở, Ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Cục Quản lý thị trường; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Hội nông dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 5415/QĐ-BNN-BVTV ngày 18/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Đăng ký cây giống phục vụ “Tết trồng cây” xuân Giáp Thìn năm 2024

(05/01/2024)
Ngày 4/1/2024, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 28/SNN-KL gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các Sở, ban ngành, Công an tỉnh Hòa Bình, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hòa Bình, Đoàn thanh niên tỉnh Hòa Bình, Ban quản lý các Khu bảo tồn thiên nhiên yêu cầu về việc đăng ký cây giống phục vụ “Tết trồng cây” xuân Giáp Thìn năm 2024.

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tổng kết công tác năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024

(04/01/2024)
Ngày 3/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024. Đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính Phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh, có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện thành phố.

Mai Châu: Phát triển tài nguyên rừng bền vững

(03/01/2024)
Mai Châu là huyện vùng cao, nằm phía tây của tỉnh Hòa Bình, có diện tích tự nhiên 56.982,81 ha, với 16 đơn vị hành chính (gồm 15 xã và 01 thị trấn), 116 xóm, tiểu khu, tổ dân phố, dân số 56.981 người, trong đó dân tộc Thái chiếm gần 60% và một số dân tộc khác cùng sinh sống như Kinh, Mường, Dao, Mông, Hoa, Tày… Huyện Mai Châu có tổng diện tích tự nhiên trên 56 nghìn ha. Diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên 43 nghìn ha. Tổng diện tích có rừng trên địa bàn huyện trên 37 nghìn trong đó: Rừng tự nhiên 30 nghìn ha, Rừng trồng 6,7 nghìn ha. Độ che phủ rừng trên địa bàn huyện đạt 65,19 %.

Hiển thị 81 - 100 of 799 kết quả.