Sau 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-N2/10, ngày 31/312021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tạo nguồn thu và tăng cường quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2025, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong tỉnh đã tổ chức phổ biến, quán triệt đến cán bộ, đảng viên, hội viên và Nhân dân trong tỉnh. Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh đã lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn cụ thể hóa nội dung Nghị quyết, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đẩy mạnh công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, quyết định, kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội các cấp trong tỉnh đã xây dựng chương trình, kế hoạch chi tiết, cụ thể, phù hợp với nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình và tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Tuy nhiên, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh vẫn đạt được những kết quả tích cực, đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách theo đúng kế hoạch, đặc biệt là thực hiện các chính sách an sinh xã hội, các nhiệm vụ phòng, chống lũ bão, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quà hạn hán, thiên tai, trung đầu tư cho phát triển, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế, hỗ trợ người nộp thuế đã được ngành thuế quan tâm và là nhiệm vụ quan trọng trong quản lý thuế, tác động ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thu ngân sách Nhà nước và hình ảnh của cơ quan thuế, công chức cơ quan thuế đối với người dân và doanh nghiệp. Cơ quan tài chính các cấp nhận thức rõ nhiệm vụ quan trọng của công tác cải cách thủ tục hành chính thuế nhằm thực hiện mục tiêu tháo gỡ khó khăn và tạo thuận lợi cho người nộp thuế, đơn giản thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh,....
Hệ thống công nghệ thông tin trong các cơ quan tài chính đã có nhiều chuyển đổi, nâng câp và xây dựng mới, các ứng dụng đã áp dụng hầu hết trong các quy trình nghiệp vụ quản lý. Hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo mức độ sẵn sàng trên 95%, 100% các chức năng quản lý thuế được ứng dụng công nghệ thông tin; cung câp dịch vụ khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử đạt 100% doanh nghiệp đang hoạt động. Hệ thông Quản lý thuế tập trung được đưa vào hoạt động và là ứng dụng quản lý thuế cốt lõi, tập trung đem lại nhiều lợi ích cơ bản cho hoạt động quản lý thuế.
Đối với hoạt động xuất, nhập khẩu, các ngành chức năng của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp tích cực và đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu gồm: Nhóm hàng linh kiện điện tử; nhóm dệt may; nhóm hàng kim loại; nhóm hàng nông sản; nhóm hàng hóa khác, nên hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh duy trì mức tăng trưởng, hàng năm cũng đã đóng góp tích cực vào số thu cho ngân sách Nhà nước.
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 31/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tạo nguồn thu và tăng cường quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, các ngành triển khai thực hiện các giải pháp sau:
Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện, bám sát các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 02-NQ-TU ngày 31/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tạo nguyền thu và tăng cường quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021- 2025. Thực hiện tốt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 508/QĐ-TTg, ngày 23/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 2439/QĐ-BTC, ngày 22/11/2022 của Bộ Tài chính. Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho cho tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Nâng cao sức cạnh tranh của tỉnh thông qua tập trung cải thiện chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, phấn đấu xếp thứ 35 của cả nước.
Rà soát, lập danh mục các khu đất có khả năng thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất từ quỹ đất không có nhu cầu sử dụng, trả ra của các nông, lâm trường, các dự án đã có quyết định giao, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả và không nộp tiên thuê đất,...; giao các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát lại quy hoạch để xác định những vị trí đất có khả năng thụ hút đầu tư sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ chế Nhà nước giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tư theo hình thức đấu giá đất.
Tiếp tục duy trì hoạt động có hiệu quả của Ban Chỉ đạo đôn đốc thu nộp ngân sách Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện. Tổ chức họp Ban Chỉ đạo hàng tháng, hàng quý, giao nhiệm vụ và thời gian cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị; phân tích, dự báo, phát hiện và đánh giá kipjt hời những yếu tố tác động ảnh hưởng tăng, giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, từ đó có phương án trong điều hành, đảm bảo nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch được duyệt.
Tăng cường huy động nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng (đường giao thông; các dịch vụ về viễn thông, tài chính, ngân hàng...) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho thu hút đầu tư và tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Xây dựng cơ chế cho thuê tài sản của Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân khai thác kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm giảm phần chi phí, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác sắp xếp, xử lý tài sản công theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, ngày 31/12/2017 và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP, ngày 15/7/2021 của Chính phủ đê khai thác nguồn lực tài chính từ nhà, đất phục vụ phát triền kinh tế - xã hội, góp phần thúc đầy chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.
Tăng cường hơn nữa vai trò của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch để trở thành đầu mối cung cấp thông tin, hướng dẫn nhà đầu tư khi vào tỉnh lập dự án, hỗ trợ nhà đầu tư gặp khó khăn khi thực hiện. Tiếp tục quảng bá, hình ảnh của tỉnh, kêu gọi đầu tư. Chủ động tìm kiếm và tiếp cận các nhà đầu tư lớn, tố chức các buổi làm việc trực tiếp để nhà đầu tự thấy được tiềm năng của địa phương, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với nhà đầu tư để nắm bắt thông tin, tình hình thực hiện dự án, giải quyết kịp thời những vướng mắc giữa nhà đầu tư với các cơ quan quản lý Nhà nước. Yêu cầu các doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế đầy đủ tại địa phương./.