Trong tháng, tỉnh đã triển khai có hiệu quả 36/53 dịch vụ công thiết yếu. Trong đó có 23 dịch vụ theo Đề án 06/CP và 13 dịch vụ theo Quyết định 422/QĐ-TTg. Qua đó, nâng cao chất lượng giải quyết TTHC trên cổng dịch vụ công, góp phần tăng chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh. Hiện nay, tỉnh đã thực hiện tích hợp, cung cấp 1.308/1866 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đạt 70,10%. Từ ngày 15/6/2024 đến hết ngày 15/7/2024, đã tiếp nhận 34.438 hồ sơ TTHC. Trong đó tiếp nhận trực tuyến 26.285 hồ sơ; trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính công ích 969 hồ sơ, hồ sơ từ kỳ trước chuyển sang 7.184 hồ sơ. Số hồ sơ đã giải quyết là 26.079, hồ sơ đang giải quyết 8.359 hồ sơ. Các hồ sơ TTHC có liên quan đến thành phần hồ sơ là Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy đều thực hiện việc bãi bỏ, không yêu cầu người dân, tổ chức cung cấp các thành phần hồ sơ nêu trên khi giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công. Theo kết quả đánh giá của Cổng Dịch vụ công quốc gia, tháng 7/2024, điểm số hóa hồ sơ toàn tỉnh đạt 13/22 điểm (tăng 0,5 điểm so với tháng 6/2024). Trong đó tỷ lệ hồ sơ TTHC số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết đạt 61,55% (tăng 3,07% so với tháng 6/2024. tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử đạt 61,91% (tăng 3,32% so với tháng 6/2024); số lượt truy vấn, khai thác tài liệu từ kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia 951.616 (tăng 22.714 lượt so với tháng 6).
Đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cơ quan chức năng tích cực ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, CCCD, định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tháng 7, toàn tỉnh đã kích hoạt, sử dụng 468.548 tài khoản định danh điện tử - VneID, tăng 998 tài khoản so với tháng 6/2024. Tiện ích trên VNeID có số lượng người ứng dụng sử dụng cao. Trong đó, dịch vụ thông báo lưu trú là 4.878 lượt, sổ hộ khẩu điện tử là 256.150 lượt người, kiến nghị phản ánh về an ninh trật tự là 113 tin; số người sử dụng BHXH số - VssID là 184.332 người, tăng 56 người so với tháng 6/2024; chi trả bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt 23.999 đối tượng BHTN, trợ cấp một lần, ốm đau, thai sản, lương hưu, tăng 350 đối tượng so với tháng 5/2024; thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho 25.495 đối tượng, đạt 100% số đối tượng hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên đã có tài khoản, tăng 112 đối tượng so với tháng 6/2024.
UBND tỉnh đã tạo nền tảng về cơ sở hạ tầng, công nghệ, nguồn lực để phát triển xây dựng Công dân số. Chỉ đạo Công an tỉnh duy trì trạng thái thường xuyên cấp thẻ Căn cước công dân gắn với định danh điện tử cho công dân 14 tuổi đủ điều kiện. Đến nay số lượng công dân đã được cấp Căn cước công dân 744.052/749.047 công dân từ đủ 14 tuổi đủ điều kiện (đạt 99,33%). Hiện toàn tỉnh đã kích hoạt, sử dụng 468.568 tài khoản định danh điện tử (Tỷ lệ kích hoạt trên tổng số công dân đã được cấp CCCD đạt 64%); Cấp 1.500 chữ ký số từ xa cho người dân và doanh nghiệp để sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Công dân khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chip tại 232/232 cơ sở y tế đạt 100% với 469.125 lượt tra cứu; Đồng bộ, xác thực dữ liệu chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: BHXH, BHYT, BHTN 782.953/784.926, đạt 99,75%; Dữ liệu Điện lực 9.849 hợp đồng khách hàng.
Việc duy trì cập nhật, bổ sung, điều chỉnh thông tin công dân đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống” từ các dữ liệu chuyên ngành trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Các sở, ngành thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa bổ sung dữ liệu chuyên ngành với dữ liệu dân cư đảm bảo luôn “đúng, đủ, sạch, sống” từ khai sinh, khai tử, biến động dân cư đến cập nhật, chỉnh sửa kịp thời thông tin công dân khi có thay đổi, điều chỉnh, bổ sung làm giàu dữ liệu chuyên ngành với dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ khai thác, kết nối, chia sẻ. Đến nay, toàn tỉnh đã thu thập, cập nhật 182.525 thành viên thuộc 7 tổ chức chính trị xã hội vào hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư (tăng 80 thành viên so với tháng 6/2024). Đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội đã thực hiện rà soát, làm sạch dữ liệu 40.666/41.058, đạt 99,05% (tăng 112 đối tượng so với tháng 6/2024).
Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã phát huy hiệu quả tích cực, trong các lĩnh vực: Kinh tế xã hội, y tế, giáo dục, an ninh trật tự, ngân sách... Kịp thời cung cấp các thông tin phục vụ quy hoạch dân cư và phát triển đô thị đối với tỉnh Hòa Bình; đánh giá chính xác cơ cấu, độ tuổi, nguồn lao động, phát triển quản lý đầu tư trong và ngoài nước góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh bằng hình thức trực tiếp và gián tiếp. Từ việc tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng trên nền tảng số, các buổi sinh hoạt thôn xóm, tuyên truyền lưu động tại các trường học trên địa bàn tỉnh. Đồng thời phát động Phong trào thi đua “Tìm hiểu pháp luật về Căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam”. Qua đó đã giúp người dân nắm rõ những giá trị, tiện ích Đề án 06/CP, đặc biệt Luật Căn cước, thẻ Căn cước, Căn cước điện tử./.