DetailController

Tin từ các đơn vị

Tình hình triển khai công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh tháng 8/2024

30/08/2024 14:44
Do ảnh hưởng của đợt mưa lũ kéo dài trong tháng 7 và đầu tháng 8/2024, tính đến thời điểm báo cáo đã gây thiệt hại trên địa bàn các huyện: Đà Bắc, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy cụ thể như sau:

Thiệt hại về người: 02 người chết do sét đánh tại huyện Mai Châu và Tân Lạc;  01 người chết do tai nạn đuối nước tại huyện Kim Bôi và 02 người bị thương do đá lăn và do bị sét đánh tại huyện Tân Lạc.

Thiệt hại về nhà ở: Tổng số nhà bị thiệt hại là: 354 nhà, trong đó: thiệt hại hoàn toàn trên 70% là 5 nhà, thiệt hại rất nặng từ 50-70% là 1 nhà, thiệt hại nặng từ 30-50% là 1 nhà, thiệt hại một phần dưới 30% là 57 nhà, nhà bị ngập nước là 285 nhà, nhà phải di dời khẩn cấp là 5 nhà.

Thiệt hại về giáo dục: 02 điểm trường bị ảnh hưởng. Thiệt hại về văn hóa: 02 nhà văn hóa thiệt hại 1 phần dưới 30%.

Thiệt hại về nông, lâm, diêm nghiệp: 622,4 ha diện tích gieo cấy lúa thuần (trong đó: 86,9 ha thiệt hại hoàn toàn trên 70%; 70,5 ha thiệt hại rất nặng từ 50-70%; 66,7 ha thiệt hại nặng từ 30-50%; 398,3 ha thiệt hại một phần dưới 30%); 71 ha diện tích gieo cấy lúa lai (trong đó: 7,32 ha thiệt hại hoàn toàn trên 70%; 0,3 ha thiệt hại rất nặng từ 50-70%; 6,2 ha thiệt hại nặng từ 30-50%; 57,18 ha thiệt hại một phần dưới 30%); 115 ha diện tích hoa màu, rau màu (trong đó thiệt hại hoàn toàn trên 70% là 12,65 ha; 18,7 ha thiệt hại rất nặng từ 50-70%; thiệt hại nặng 30-50% là 21,43 ha; thiệt hại một phần dưới 30% là 61,9 ha); 2 ha diện tích cây trồng lâu năm thiệt hại một phần dưới 30%; 56,7 ha diện tích cây trồng hàng năm (trong đó: 22 ha thiệt hại hoàn toàn trên 70%; 9 ha thiệt hại rất nặng từ 50-70%; 6,5 ha thiệt hại nặng từ 30-50%; 19,2 ha thiệt hại một phần dưới 30%); 14,5 ha diện tích cây ăn quả tập trung và một số các thiệt hại về nông, lâm diêm nghiệp khác. Thiệt hại về chăn nuôi: 16 con gia súc, 3.606 con gia cầm bị chết.

Thiệt hại về thủy lợi: 40m kè bị sạt lở, hư hỏng; 592m kênh mương bị sạt trôi, hư hỏng; 04 đập thủy lợi bị sạt lở, hư hỏng và một số các thiệt hại về thủy lợi khác. Thiệt hại về giao thông: 2.220m đường giao thông địa phương bị hư hỏng. Thiệt hại về thủy sản: 18,2 ha diện tích nuôi ao hồ nhỏ bị thiệt hại và 1 số các thiệt hại về thủy sản khác. Thiệt hại về thông tin liên lạc: 47 cột treo cáp bị gãy đổ và các máy móc, thiết bị thông tin liên lạc. Thiệt hại về công nghiệp: 08 cột điện bị đổ gãy, 200m dây điện bị đứt. Tường rào, cổng bị đổ sập hư hỏng và một số các thiệt hại khác.

Ước giá trị thiệt hại khoảng: 49.623.000.000 đồng.

Thực hiện Công điện số 75/CĐ-TTg ngày 04/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới; Công điện Hỏa tốc số 78/CĐ-TTg ngày 11/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại khu vực Bắc Bộ. Ngay sau khi nhận được Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Sở Nông nghiệp và PTNT đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Công điện số 16/CĐ-UBND ngày 05/8/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới; Công văn số 1330/UBND-KTN ngày 11/8/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Công điện số 18/CĐ-UBND ngày 12/8/2024 về việc tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại khu vực tỉnh Hòa Bình, qua đó đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương chủ động, phối hợp chặt chẽ, không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai với tinh thần khẩn trương nhất, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai, đặc biệt là nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của nhân dân và nhà nước.

Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ động phối hợp với UBND các huyện trong việc tổng hợp thiệt hại, tổ chức các đoàn đi kiểm tra thực địa ở những khu vực bị thiệt hại nặng; Phối hợp các cơ quan liên quan khắc phục, sửa chữa khẩn cấp đảm bảo an toàn công trình hồ Nà Tằm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc; Phối với các sở, ban ngành, UBND thành phố Hòa Bình xử lý sự cố sạt lở tại hạ lưu cống CĐ34 (Km0+820) đê Ngòi Dong,  thành phố Hòa Bình. Thực hiện báo cáo nhanh tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lớn gây ra trên địa bàn tỉnh Hoà Bình trong thời gian cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2024.

Các dự án sử dụng nguồn kinh phí dự phòng ngân sách Trung ương cho công tác phòng chống thiên tai, gồm: Hồ thuỷ lợi Xôm, xã Vân Sơn; khắc phục cấp bách sạt lở khu vực tổ 15, phường Đồng Tiến và đoạn cầu Hoà Bình 3, thành phố Hoà Bình; Dự án di dân tái định cư khu dân cư xóm Hổ 2, xã Yên Nghiệp: Hiện các dự án đang thi công, khối lượng đạt từ 50% - 97% (Dự án Khắc phục cấp bách sạt lở khu vực tổ 15, phường Đồng Tiến và đoạn cầu Hoà Bình 3, thành phố Hoà Bình, giải ngân thêm 14 tỷ cho hạng mục giải phóng mặt bằng). Các dự án sử dụng nguồn Dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023: Có 07 dự án/công trình đang triển khai thực hiện, trong đó có 04/07 dự án triển khai thực hiện, khối lượng thực hiện đạt từ 24 - 65%, khối lượng giải ngân đạt từ 0 - 66%; 03/07 dự án đang tiếp tục triển khai hoàn thiện các thủ tục đầu tư.

Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Hòa Bình kiểm tra tình hình thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh; báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh về phương án khắc phục các tuyến đường giao thông bị ảnh hưởng trên địa bàn. Tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai năm 2023 từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong quý III năm 2024./.