Tại huyện Lạc Sơn di dời 118 hộ với 534 khẩu tại các xã: Quý Hòa, Miền Đồi, Văn Nghĩa, Tuân Đạo, Yên Phú đến nơi trú tránh đảm bảo an toàn. Huyện Tân Lạc di dời 19 hộ với 82 khẩu tại các xã Vân Sơn, thị trấn Mãn Đức, xã Phong Phú, xã Ngọc Mỹ đến nơi trú tránh đảm bảo an toàn. Huyện Yên Thủy thực hiện sơ tán 17 hộ dân tại các khu vực nguy cơ sạt lở cao, ngập úng đến khu vực an toàn tại các xã: Hữu Lợi, Lạc Thịnh, Đoàn Kết, Ngọc Lương, Lạc Lương. Huyện Mai Châu thực hiện sơ tán 35 hộ dân với 135 nhân khẩu tại khu vực có nguy cơ sạt lở xóm Thanh Mai, xã Vạn Mai đến nơi an toàn. Thành phố Hòa Bình thực hiện sơ tán 47 hộ dân với 138 nhân khẩu tại khu vực có nguy cơ sạt lở Tổ 1 phường Thống Nhất đến khu vực an toàn.
Thiệt hại về nhà ở: Huyện Lạc Sơn mưa lũ lớn gây ảnh hưởng đến 04 nhà của các hộ dân gồm 01 nhà thuộc xã Hương Nhượng: Hộ ông Bùi Văn Quyển, xóm Chum bị sạt lở đất vào nhà; 03 hộ dân xóm Đổn xã Văn Nghĩa bị sạt lở đất đá gây nứt tường công trình nhà vệ sinh và sập tường nhà bếp. Huyện Yên Thủy: 01 hộ dân bị hư hỏng nhà bếp do cây đổ vào trên địa bàn thị trấn Hàng Trạm; 07 hộ dân trên địa bàn xã Bảo Hiệu bị sạt lở đất phía sau nhà, đất sạt lở đến sát chân tường. Huyện Mai Châu có 01 bị đổ sập tường bao (Ông Ngần Văn Ấn, xóm Hiềng, xã Thành Sơn dài 15m, cao 3m, ông: Đinh Văn Dương, nguy cơ sạt lở, đổ tường vào nhà. Hiện nay, 02 hộ đã được UBND xã đã chỉ đạo các xóm, các đơn vị liên quan chủ động kiểm tra tình hình thiệt hại đồng thời huy động các nguồn lực tại chỗ để hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại khắc phục hậu quả thiên tai (Tháo dỡ tường bao), di dời người đến nơi tránh trú an toàn. Huyện Tân Lạc tại xã Phong Phú 02 hộ bị ảnh hưởng đến nhà ở (01 hộ xóm Kha Lạ đá lăn làm đổ tường nhà; 01 hộ xóm Mường Lầm ngập nước dưới 1m), loại nhà kiên cố thiệt hại dưới 30%.
Thiệt hại về đường giao thông:
Đối với đường tTung ương: Ngầm Bai Vọ, tuyến T (Khoang - Nội), xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi ngập sâu 0,4-0,5m từ 11h30 ngày 22/9/2024 cấm người và phương tiện qua ngầm; đến 5h00’ ngày 23/9/2024 nước rút phương tiện qua lại bình thường. Km139+080, Quốc lộ 70B, xã Yên Mông, thành phố Hoà Bình tiếp tục sạt taluy âm xói sâu, hàm ếch vào đường 1,5m lúc 8h20’ ngày 23/9/2024. Đường TSA (BL-BC) km 4+600 (T), xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn sạt lở kè rọ đá taluy âm gây lún, nứt mặt đường dài 7m, sâu vào mặt đường 1.5m lúc 10h00 ngày 23/9/2024. Quốc lộ 21 đoạn Km93+100 - Km93+400, Quốc lộ 21 ngập từ 0,1m phương tiện lưu thông khó khăn.
Đối với các tuyến đường tỉnh: ĐT.433 tại Km3+300 khối lượng ước tính 200m3 sạt lở đất, đá ta luy dương lấp tắc rãnh dọc thuộc xã Hoà Bình, thành phố Hoà Bình. Km5+800 khối lượng ước tính 100m3 sạt lở đất, đá ta luy dương lấp tắc rãnh dọc thuộc xã Hoà Bình, thành phố Hoà Bình. Km36+120 sạt lở đất, đá ta luy dương khoảng 2.000m3 lấp tắc rãnh dọc thuộc xã Tân Minh, Đà Bắc, Hoà Bình.. Km68+500 khối lượng ước tính 5500m3 sạt lở đất, đá ta luy dương lấp tắc rãnh dọc thuộc xã Mường Chiềng, Đà Bắc. ĐT.435 khối lượng ước tính 100m3 sạt lở đất, đá ta luy dương lấp tắc rãnh dọc thuộc xã Suối Hoa, Tân Lạc. ĐT.448 khối lượng ước tính 200m3 sạt lở đất, đá ta luy dương lấp tắc rãnh dọc, phường Đồng Tiến, thành phố Hoà Bình. ĐT.450 sạt lở 400 m3 đất, đá ta luy dương lấp tắc rãnh dọc (Km27+250) thuộc xã Sơn Thuỷ, Mai Châu. ĐT.446 Sạt lở 210m3 đất, đá ta luy dương lấp tắc rãnh dọc, xã Quang Tiến, thành phố Hoà Bình. ĐT.435 sạt lở 400 m3 đất, đá ta luy dương lấp tắc rãnh dọc thuộc các xã Bình Thanh, Cao Phong; Suối Hoa, Tân Lạc. ĐT 445 sạt trượt, hư hỏng hoàn toàn 1/4 tứ nón mố M2 bên trái phía hạ lưu cầu Ngòi Tôm tại Km14+745 Đường tỉnh 445, xã Thịnh Minh, thành phố Hòa Bình. ĐT 435 lún sâu thêm nền, mặt đường tại Km27+750 khoảng 80cm, xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc.
Các vị trí ngầm tràn, đường ngập nước: ĐT.433 ngầm Trầm (Km29+920) nước ngập sâu từ 0,3m, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc. ĐT.436 ngầm Phong Phú (Km0+700) nước ngập sâu từ 0,4m; ngầm Tân Sơn (Km14+000) nước ngập sâu từ 0,4m; 02 ngầm trên đường tỉnh 436 ngập sâu hiện đã thông xe.
Các tuyến đường liên huyện, liên xã: Huyện Tân Lạc 04 điểm sạt lở taluy dương đường ĐH.57 (đoạn từ xóm Mý đến UBND xã Bắc Sơn cũ) dài khoảng 25m, khối lượng đất sạt lở ước khoảng 30m3 đất gây tắc đường. Huyện Mai Châu tuyến đường Nà Phặt – Nà Lụt bị sạt lở ta luy dương, ta luy âm dài khoảng 10m, nguy cơ vẫn tiếp tục sạt gây ách tắc giao thông xe ô tô không đi lại được, hiện đã thông tuyến. Huyện Yên Thủy sạt lở ta luy âm 02 tuyến đường liên xã trên địa bàn xóm Dân Lập, xóm Thống Nhất, xã Lạc Sỹ. Sạt lở taluy dương tuyến đường liên xóm, xóm Hiệu đi xóm Chồn Nâu, xã Bảo Hiệu với chiều dài sạt lở khoảng 10m
Thiệt hại về công trình thủy lợi: Huyện Tân Lạc mưa to đã gây sạt trượt đất, đá, cây đồi tại khu vực công trình hồ Kem, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc gây sạt trượt khối lượng lớn đất phía ta luy dương đồi, đất sạt trượt chắn ngang tuyến đường quản lý vận hành giáp với đường tràn bên phải của công trình hồ Kem, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (vị trí sạt lở cách mặt đập 50m). Khối lượng sạt trượt khoảng 216m3 (chiều dài sạt trượt khoảng 30m, rộng 6,0m, chiều cao khoảng 1,2m). Huyện Lạc Sơn đập Đanh, xã Xuất Hóa, diện tích hồ 0,78 ha, mưa lớn gây sạt lở bờ hồ dài 3m rộng 2m sâu 2 m, tổng diện tích sạt 6m2. Huyện Yên Thủy sạt lở tuyến đường công vụ lên hồ Mền 1, xã Đoàn Kết: sạt lở sâu khoảng 1,5m, chiều dài khoảng 80m. Sạt lở tuyến đường lên hồ Lương Cao, xã Lạc Lương.
Thiệt hại về nông lâm, nghiệp: Huyện Tân Lạc 9,5ha ngập úng (diện tích lúa thuộc các xóm Mý, Bục, Nghẹ, Lự, Tớn, Bò, Bương Bái, xã Vân Sơn:); thiệt hại diện tích rừng ước 3,0ha bị đổ gẫy, tại xã Ngọc Mỹ. Huyện Yên Thủy diện tích lúa đã thu hoạch nhưng chưa kịp phơi bị mọc mầm khoảng 100ha; diện tích sắn bị ngập úng, có nguy cơ bị thối củ khoảng 50,2ha; diện tích ngô bị ngập và đổ khoảng 33,08ha; diện tích mía bị đổ gãy 8ha; diện tích bưởi bị ngập, rụng quả khoảng 15,4ha; diện tích lạc bị ngập úng khoảng 2ha; diện tích rau các loại bị ngập úng khoảng 18ha.
Thiệt hại về công nghiệp (đường điện cột/trạm/m): Huyện Tân Lạc cột điện dân sinh số 39 bị đổ do sạt lở đất taly âm, tại xã Vân Sơn.
Công tác khắc phục hậu quả thiên tai: Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo các nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ, hót dọn đảm bảo giao thông trên tuyến đường tỉnh; các tuyến đường huyện quản lý chủ động phối hợp với các đơn vị quản lý đường giao thông tỉnh lộ, kịp thời huy động lực lượng thường trực canh gác, cắm biển cảnh báo khắc phục khẩn trương với phương châm “Bốn tại chỗ”, tạm thời di dời tài sản và người đảm bảo an toàn. Uỷ ban nhân dân các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Mai Châu, Thành phố Hòa Bình đã kịp thời chỉ đạo về việc ứng phó mưa lớn kéo dài, đồng thời đã ban hành văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung khắc phục hậu quả thiên tai do ảnh hưởng các đợt mưa lớn trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia kiểm tra, đánh giá tình hình sạt lở, yêu cầu UBND huyện Mai châu, UBND thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn các khu vực sạt lở tại khu vực tổ 1, phường Thống Nhất, thành phố Hòa Bình và xóm Thanh Mai, xã Vạn Mai, huyện Mai Châu./.