
Trong giai đoạn 2016-2020, quán triệt các chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, các cấp, các ngành trên địa bàn triển khai nhiều giải pháp để tăng thu ngân sách Nhà nước. Thông qua các hoạt động kiểm soát chặt chẽ mục tiêu sử dụng và điều chỉnh nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước. Chủ động tiết kiệm 10% chi thường xuyên để làm nguồn gốc thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình của Chính phủ. Tiếp tục nâng cao chất lượng trong công việc quản lý và tài sản của nhà nước. Xây dựng, thực hiện các kế hoạch đầu tư công trung hạn. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, quyết liệt xử lý nợ động thuế. Tăng cường thanh tra, kiểm tra ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi chuyển giá, trốn thuế, buôn lậu, gian lận thương mại,... Nhiều phong trào thi đua được phát động, như: “Thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu, nộp ngân sách Nhà nước”; “Quản lý chặt, đúng nguyên tắc trong chi ngân sách địa phương”, qua đó, góp phần tích cực vào kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế của tỉnh.
Đến nay, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân hàng năm tăng 17%. Năm 2020, thu ngân sách Nhà nước đạt 5.000 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt khoảng 4.800 tỷ đồng; thu xuất - nhập khẩu đạt khoảng 200 tỷ đồng. Chi ngân sách địa phương có xu hướng tăng nhanh. Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 đạt 58.511 tỷ đồng, bình quân hàng năm đạt 11.702 tỷ đồng. Đến năm 2020, chi ngân sách địa phương đạt khoảng 12.500 tỷ đồng, gấp 1,37 lần so với năm 2015.
Ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã duy trì mối liên hệ ổn định giữa tiền tệ, tín dụng và lãi suất. Trong 5 năm, lãi suất tiền gửi thời hạn dưới 6 tháng duy trì không vượt quá 4,25%/năm và các quỹ tín dụng nhân dân ở mức 4,75%/năm; lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi 1 tháng không vượt quá 0,2%/năm. Lãi suất huy động theo cung - cầu thị trường với kỳ hạn 6-12 tháng của các ngân hàng ở mức 5,9-7,2%/năm; các quỹ tín dụng nhân dân là 5,25-7,0%/năm; lãi suất huy động từ 12 tháng trở lên của các ngân hàng ở mức 6-7,5%/năm. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng có xu hướng giảm. Lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn thường phổ biến ở mức 7-10,5%/năm, trung và dài hạn ở mức 8-12,3%/năm. Tương ứng tại các quỹ tín dụng nhân dân từ 9-10,95%/năm và 10,8%-11,6%/năm. Riêng đối với lĩnh vực ưu tiên là doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu, công nghệ hỗ trợ, nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng mức lãi suất dao động 5-6%/năm.
Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đạt 28.373 tỷ đồng, trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 19.617 tỷ động, tăng 11.854 tỷ đồng so với cuối năm 2015, đáp ứng 85% nhu cầu vốn đầu tư cho vay. Tổng dư nợ toàn địa bàn đạt 23.078 tỷ đồng, tăng 11.881 tỷ đồng so với cuối năm 2015. Nợ xấu toàn địa bàn chiếm 0,9% tổng dư nợ.
Những kết quả trên là cơ sở để tỉnh xây dựng những mục tiêu và nhiệm vụ trong thời gian tới, phấn đấu mức tăng thu ngân sách nhà nước bình quân hàng năm tăng 15%/năm, đến năm 2025 đạt khoảng 10.000 tỷ đồng. Do đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh tập trung khai thác nguồn thu từ các dự án đầu tư trọng điểm, các sản phẩm chủ lực, nguồn thu sử dụng đất, thu từ khai thác khoáng sản và tăng thu từ hoạt động sản xuất nhập khẩu,... Nhằm tạo sự đốt phá về nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Chi ngân sách địa phương trên cơ sở cân đối nguồn thu ngân sách Nhà nước và thu bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương và thực hiện xác minh đảm bảo hợp lý và hiệu quả, phù hợp cho sự phát triển.
Đồng thời, tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác huy động vốn, mở rộng tín dụng có hiệu quả, với mục tiêu tăng trưởng huy động vốn đạt 12%/năm, tăng trưởng tín dụng bình quân đạt 15%/năm. Thực hiện tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu, giữ vững ổn định, an toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, nông thôn và các chương trình tín dụng ưu đãi Chính phủ. Phát huy ưu việt của hệ thống tín dụng chính sách, phục vụ chính sách an sinh xã hội như tín dụng cho người nghèo, giải quyết việc làm, cho vay đối với học sinh, sinh viên./.