DetailController

Tin từ các đơn vị

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2023: Thu hút khoảng 100.000 lượt người tham dự

10/03/2023 16:50
Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường là lễ hội truyền thống được phục dựng và duy trì suốt 20 năm qua nên thu hút rất đông lượng Nhân dân và du khách tham gia. Năm 2023, Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với nhiều hoạt động phần lễ và phần hội đặc sắc. Ngoài phần lễ, phần hội gồm các hoạt động: Phiên chợ đêm Mường Bi; Giải bóng chuyền Cúp Khai hạ năm 2023; Hoạt động trưng bày các gian hàng; Cuộc thi trình diễn trang phục dân tộc Mường; Thi đấu các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian; Thi hát đối, Thường đang bộ mẹng, nhạc cụ dân tộc, sec bùa; Phiên giao dịch tư vấn, giới thiệu việc làm; Thi đan lát, trình diễn dệt thổ cẩm một số nghề thủ công, làm đồ gia dụng truyền thống của dân tộc Mường…
Thi đấu các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc tại Lễ hội góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thể dục thể thao quần chúng

Theo báo cáo của Ban Tổ chức, Lễ hội đã thu hút được nhiều du khách thập phương về dâng hương, tham dự góp phần thúc đẩy ngành du lịch - dịch vụ, đem lại nguồn thu kinh tế cho nhân dân địa phương ngày càng phát triển. Ước tính có khoảng 100.000 lượt người tham dự lễ hội, trong đó trên 80.000 lượt khách tham quan, doanh thu ước đạt 20 tỷ đồng. Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình diễn ra theo đúng kế hoạch được phê duyệt của Ban Tổ chức. Các cấp, các ngành cùng vào cuộc, các địa phương đã tích cực vận động Nhân dân, các nghệ nhân đến tham gia vào các hoạt động tại lễ hội. Được đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh hướng về góp phần vào sự thành công của Lễ hội. Trong 03 ngày diễn ra lễ hội đã có hàng vạn lượt người nô nức tham gia, để lại ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong lòng nhân dân và du khách thập phương.

Trong đó, phiên chợ đêm Mường Bi được diễn ra trong 03 đêm, từ 27-29/01/2023 (Tức mùng 6-8 tết), với nhiều hoạt động như: Chương trình khai mạc, biểu diễn văn nghệ, các trò chơi, và có sự tham gia của 40 gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ẩm thực của địa phương. Chợ đêm là một hoạt động tái hiện sắc thái phiên chợ truyền thống của huyện miền núi Tân Lạc nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung. Qua việc tổ chức phiên chợ đã giới thiệu, quảng bá các loại sản phẩm hàng hóa đặc trưng của các địa phương, những nét văn hóa tiêu biểu, các đặc sản và món ăn đặc trưng dân tộc Mường tới du khách trong và ngoài nước góp phần kích cầu tiêu dùng và bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; đồng thời tạo ra các sản phẩm du lịch phong phú phục vụ du khách, tạo điều kiện cho người dân tăng thêm thu nhập cũng như trao đổi mua bán hàng hóa. Chợ đêm Mường Bi là hoạt động thiết thực, thu hút sự quan tâm của nhân dân và du khách, được tổ chức khoa học, an toàn, lành mạnh, hình thức phong phú, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, tạo được không khí vui tươi, lành mạnh để lại dấu ấn tốt đẹp đối với nhân dân và du khách. Chợ đêm Mường Bi đã thu hút trên 1.300 lượt nhân dân và du khách tham gia.

Giải bóng chuyền Cúp Khai hạ năm 2023 đã có 08 đội bóng nam, nữ đến từ 04 vùng Mường chính của tỉnh tham gia thi đấu. Với thể thức đấu loại trực tiếp, các đội đã thể hiện tinh thần đoàn kết, trung thực, cao thượng, tạo nét đẹp trong thể thao, cống hiến cho khán giả những trận đấu kịch tính, hấp dẫn nhận được sự cổ nhiệt tình của hàng nghìn khán giả. Giải bóng chuyền Cúp Khai hạ năm 2023 đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” Cuộc Vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ đại” đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân.

Hoạt động trưng bày các gian hàng, có tổng số 33 cơ quan, đơn vị tham gia hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Lễ hội như: Khu trưng bày báo Xuân của Báo Hòa Bình, khu trưng bày của Thư viện tỉnh, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh… Các gian hàng được trưng bày tại Lễ hội đã thể hiện khá phong phú các sản vật, sản phẩm thủ công truyền thống, các sản phẩm Ocop đã được công nhận, các vật dụng thủ công, các nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, sản phẩm du lịch. Tiêu biểu là 04 gian hàng của 04 vùng Mường chính (Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động) và của các sở ngành đã được đầu tư trang trí, sắp xếp, trưng bày mang sắc thái riêng và đẹp về hình thức, phong phú về nội dung, hấp dẫn du khách. Hoạt động trưng bày có sự tham gia nghiêm túc của 16 xã, thị trấn thuộc huyện Tân Lạc; các địa phương của huyện Tân Lạc đã chuẩn bị và tham gia trưng bày các mặt hàng thủ công truyền thống, các sản phẩm nông sản, tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm Ocop của địa phương; đặc biệt là các mâm ẩm thực truyền thống được chuẩn bị và bài trí công phu, hấp dẫn, ngon miệng. Các gian hàng trưng bày thu hút sự quan tâm của nhân dân và du khách thập phương, đáp ứng được mong muốn tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc và trải nghiệm món ăn dân tộc.

Cuộc thi trình diễn trang phục dân tộc Mường được tổ chức với 02 vòng thi: Vòng sơ khảo diễn ra vào đêm ngày 28/01/2023 (Tức mùng 7 tết) thu hút 25 thí sinh tham gia trình diễn trang phục dân tộc Mường nguyên bản cùng với các tiết mục văn nghệ giao lưu đến từ 16 xã, thị trấn thuộc huyện Tân Lạc và đã chọn ra 10 thí sinh xuất sắc nhất lọt vào vòng chung khảo. Đêm chung khảo cuộc thi trình diễn trang phục dân tộc Mường và giao lưu văn nghệ là một chương trình nghệ thuật đặc sắc, tái hiện lại nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, các thí sinh đã trình diễn rất thành công, thể hiện được nét đẹp của người phụ nữ trong trang phục truyền thống dân tộc Mường, để lại trong lòng khán giả nhiều cung bậc cảm xúc. Ngoài ra, Ban Tổ chức đã tiến hành thi đấu các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian như: bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy các trò chơi dân gian (Đánh mảng, đánh cù, ném còn, đi cầu trên dây, ). Đối với 03 môn thi đấu thể thao dân tộc đã thu hút trên 730 vận động viên tham gia của 16 xã, thị trấn thuộc huyện Tân Lạc và sự quan tâm của hàng ngàn lượt khán giả dõi theo, cổ vũ; các trò chơi dân gian đánh mảng, đánh cù, ném còn, đi cầu trên dây đã thu hút trên 500 lượt người tham gia; Ban tổ chức đã trao giải cho các đội thi xuất sắc. Hoạt động thi đấu các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian tại Lễ hội góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thể dục thể thao quần chúng, các môn thể thao, trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh.

Về Thi hát đối, Thường đang bộ mẹng, nhạc cụ dân tộc, séc bùa. Các hoạt động văn hóa dân gian đã đem lại cho Lễ hội sự phong phú về nội dunghấp dẫn về hình thức, các nghệ nhân đã trình diễn xuất sắc kỹ năng, vốn sống, vốn am hiểu cuộc sống của người hát về các vấn đề văn hóa, hội, đời sống thường nhật; lời ca đối đáp chạm vào cảm xúc của người nghe, thu hút hàng ngàn khán giả dõi theo, cổ các đội dự thi; góp phần bảo tồn và phát huy di sản hát Thường đang - Bộ Mẹng của người Mường Hòa Bình. Ban Tổ chức đã lựa chọn 01 đội xuất sắc nhất vùng Mường Bi tham gia thi giao lưu với 03 vùng Mường chính trong tỉnh (Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động); Tại Lễ hội còn tổ chức Phiên giao dịch tư vấn, giới thiệu việc làm của 04 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã giúp cho 600 lao động được tiếp cận và nghe tư vấn trực tiếp các thông tin về việc làm; qua đó, chuyển, phát 3.500 tờ rơi thông tin tuyển dụng việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động cho người lao động cập nhật thông tin và các chính sách khác có liên quan.

Thi đan lát, trình diễn dệt thổ cẩm một số nghề thủ công, làm đồ gia dụng truyền thống của dân tộc Mường được 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tân Lạc hào hứng tham gia. Đây là phương thức tái hiện lại những hoạt động, những đặc điểm riêng trong lao động sản xuất cũng như sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang tính chất tự cung tự cấp, để phục vụ cho nhu cầu sử dụng, rất gần gũi với thiên bảo vệ được môi trường. Các hoạt động trình diễn nghề dệt thổ cẩm, một số nghề thủ công, làm đồ gia dụng truyền thống của dân tộc Mường được sắp xếp và trang trí phong phú, đẹp mắt tại gian hàng của Bếp Mường đã tái hiện phần nào đồ dùng, nếp sống của Người Hòa Bình, thu hút rất đông nhân dân du khách ghé thăm, trải nghiệmchụp ảnh lưu niệm.

Các hoạt động trong phần nghi lễ như: nghi thức tế lễ tại Miếu thờ và rước kiệu; khai mạc lễ hội đã gây ấn tượng sâu sắc đối với người dân và du khách thập phương đến tham dự lễ hội.  An ninh trật tự được đảm bảo trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội, nhờ vậy,  Lễ hội diễn ra trong không khí vui tươi, an toàn, lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc Mường; đảm bảo tuyệt đối về người tài sản cho các đoàn đại biểu nhân dân trong ngoài địa phương đến tham quan tham dự các hoạt động của lễ hội, không để xảy ra tình trạng chèo kéo, lừa đảo, “chặt chém” du khách; công tác phòng chống cháy nổ được đảm bảo an toàn, trật tự giao thông được đảm bảo thông suốt, không xảy ra ùn tắc kéo dài tai nạn giao thông./.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2023 ước tính có khoảng 100.000 lượt người tham dự, trong đó trên 80.000 lượt khách tham quan, doanh thu ước đạt 20 tỷ đồng