DetailController

Tin từ các đơn vị

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh

11/05/2020 00:00
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm đã được triển khai kịp thời, có hiệu quả và đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần quan trọng trong việc phát triển sản xuât, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, mức sống và thu nhập của các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt.

Cụ thể, công tác hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo được đẩy mạnh, Ngân hàng chính sách xã hội đến nay đã triển khai thực hiện 20 chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các hộ chính sách khác. Giai đoạn từ năm 2011-2019 Ngân hàng Chính sách xã hội thẩm định và cho 179.300 lượt khách hàng vay vốn trong đó có: 101.768 lượt hộ nghèo, 38.674 lượt hộ cận nghèo, 8.360 lượt hộ mới thoát nghèo, 13.503 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn vay, 117 lao động vay đi xuất khẩu lao động còn lại là các đối tượng chính sách khác. Đến hết năm 2019 số lượng khách hàng dư nợ tại ngân hàng chính sách là 104.094 hộ với tông dư nợ khoảng 3.126.352 triệu đồng. Nguồn vốn trung ương đến cuối năm 2019 ước đạt 3.104.342 triệu đồng và tăng trưởng đều qua các năm. Nguồn vốn ủy thác của địa phương cuối năm 2019 là 35.520 triệu đồng tăng 9.223 triệu đồng so với năm 2018. Đây là bước đột phá mạnh của cấp ủy và chính quyền các cấp tỉnh Hòa Bình trong việc tích cực thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư vê việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội với mức vay cao hơn, lãi xuất thấp hơn và thời gian cho vay dài hơn đã góp phần quan trọng giúp các hộ nghèo và hộ chính sách trên địa bàn tỉnh được tiếp cận với kênh tín dụng ưu đãi của Chính phủ giúp bà con có điều kiện phát triển kinh tế thoát nghèo và làm giầu.

Bên cạnh đó, giai đoạn 2010-2015 đào tạo được 25.580 lao động; Giai đoạn đào tạo được 2016-2019: 17.732 lao động.Tổng số đã đào tạo được: 43.312 lao động,kinh phí hỗ trợ người học: 68.890 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 55.908 triệu đồng, Ngân sách địa phương 12.982 triệu đồng. Cơ bản lao động sau khi được đào tạo đã có nghề nghiệp ổn định, tạo thu nhập cho gia đình, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương. Đã mở được 131 lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức kỹ năng và nâng cao trình độ chuyên môn cho 7.223 lượt ngườilà cán bộ công chức cấp xã từ nguồn kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 với tổng kinh phí: 5.911 triệu đồng.

Bình quân mỗi năm tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng trên 15.800 lao động. Đã giới thiệu, phối hợp với 176 lượt doanh nghiệp đến tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh qua đó đã tiến hành tuyên chọn và đưa 3.405 lao động xuât cảnh làm việc ngoài nước. Thông qua chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, đối với việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, ngay khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đẫ thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh giao cho Sở Xây dựng là cơ quan Thường trực. Ban hành Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện thường xuyên rà soát, điều chỉnh danh sách hộ nghèo được thụ hưởng đảm bảo không bỏ sót đối tượng. Cụ thể: Hỗ trợ hộ nghèo làm nhà theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 67/2010/QĐ-TTg từ năm 2009-2012 là 18.309 hộ riêng 2 năm 2011-2012 là 10.819 hộ. Với tồng số vốn huy động là 433,22 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương là 153,18 tỷ đồng, năm 2011-2012 cấp 75,738 tỷ đồng; ngân sách địa phương là 9,07 tỷ đồng, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội là 135,99 đồng, vốn huy động khác là 134,98 tỷ đồng. Chương trình đã hoàn thành trong tháng 3 năm 2012. Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg giai đoạn 2016-2019 đã cho 4.342 hộ vay vốn làm nhà với số vốn cho vay là 108.550 triệu đồng, vốn huy động là 108.550 triệu đồng.

Từ năm 2011 đến nay, ủy ban Mặt trận Tồ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình đã hỗ trợ cho 1.314 hộ nghèo làm nhà đại đoàn kết với kinh phí 25.018 triệu đồng trong đó có 15 nhà do các doanh nghiệp trực hỗ trợ trực tiếp từ Quỹ “vì người nghèo”. Liên đoàn Lao động tỉnh đã thực hiện xây dựng và trao tặng 38 nhà “ Mái ấm công đoàn” trị giá 1.140 triệu đồng cho công nhân lao động nghèo. Các cấp Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã hỗ trợ xây dựng 143 nhà "Mái ấm tình thương" cho 143 phụ nữ nghèo với tổng số tiền là 3.600 triệu đồng. Tháng 10 năm 2012, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hỗ trợ cho 71 hộ nghèo xây nhà ở, mức hỗ trợ là 30 triệu đồng/nhà, tổng kinh phí 2,13 tỷ đồng. Ban Chỉ đạo Tây Bắc hỗ trợ cho tỉnh Hòa Bình 0,35 tỷ đồng đồng để hỗ trợ cho 12 hộ nghèo xây nhà ở, Quỹ Thiện tâm hỗ trợ 51 nhà trị giá 2,55 tỷ đồng.

Có thể nói, từ các chính sách hỗ trợ của nhà nước, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được ổn định; nhiều mô hình đầu tư phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân cho hiệu quả tốt từng bước được nhân rộng, đảm bảo thu nhập và ổn định đời sống của người dân; điều kiện, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp, chênh lệch về mức sống giữa các nhóm dân cư và vùng, miền dần được thu hẹp, cơ cấu lao động từng bước chuyển dần từ lao động thủ công đơn thuần, kỹ thuật canh tác lạc hậu sang ứng dụng khoa học-kỹ thuật, nuôi trồng giống mới, sản xuất theo hướng hàng hóa thương phẩm; phát triển các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.