DetailController

Thời sự trong ngày

Tuyên truyền triển khai thực hiện công tác gia đình năm 2023 và kỷ niệm 10 năm ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3/2013-20/3/2023)

22/03/2023 15:51
Năm 2023, Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3/2023 có chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”; chủ đề Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2023 có chủ đề “Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng”. Theo đó, ngày 16/3/2023, Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 130-KH/ĐUK tuyên truyền triển khai thực hiện công tác gia đình năm 2023 và kỷ niệm 10 năm ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3/2013-20/3/2023).
Ra mắt câu lạc bộ bảo vệ quyền lợi, hỗ trợ, tư vấn bảo vệ trẻ em bị xâm hại nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội tham gia xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh

Mục tiêu chung đặt ra trong năm 2023 là tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội tham gia xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng gia đình thực sự là hạt nhân, tế bào lành mạnh của xã hội, tổ ấm của mỗi người; là nơi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, lối sống theo đạo lý truyền thống tốt đẹp của các dân tộc tỉnh Hòa Bình; phát huy, nhân rộng các giá trị tốt đẹp trong gia đình góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phát triển bền vững đất nước.

Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh đề nghị các cấp ủy chủ động phổ biến tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và người lao động các mục tiêu như sau:

Tuyên truyền thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trên địa bàn tỉnh đến năm 2030

Mục tiêu 1: Phấn đấu 82% các gia đình được cung cấp thông tin, kiến thức về văn hóa ứng xử, kỹ năng giáo dục đạo đức, lối sống, tình yêu thương, truyền thống dân tộc và các giá trị văn hóa tốt đẹp; phòng ngừa rủi ro, tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đặc biệt quan tâm số hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình dân tộc thiểu số.

Mục tiêu 2: Phấn đấu 82% các gia đình được tuyên truyền, giáo dục về truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa, truyền thống gia đình và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị tốt đẹp của gia đình hiện đại.

Mục tiêu 3: Phấn đấu 82% các địa phương có mô hình về truyền thông, giáo dục xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững tại cơ sở.

Mục tiêu 4: Phấn đấu 82% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng khu dân cư.

Mục tiêu 5: Phấn đấu 82% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được giáo dục, tư vấn về hôn nhân gia đình, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc.

Mục tiêu 6:

+ Chỉ tiêu 1 : Phấn đầu hằng năm 90% vụ việc bạo lực gia đình được giải quyết theo quy định pháp luật;

+ Chỉ tiêu 2: 100% người bị bạo lực được hỗ trợ cung cấp các dịch vụ thiết yếu;

+ Chỉ tiêu 3: 100% địa phương có mô hình can thiệp, phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình nhằm giảm tác hại của bạo lực gia đình, đặc biệt với phụ nữ, người yếu thế và trẻ em.

Tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Mục tiêu 1: Tỷ lệ hộ gia đình tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề về phòng, chống bạo lực gia đình do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tại các thôn, tổ dân phố, đạt 30%.

Mục tiêu 2: Phấn đấu các kênh chương trình truyền hình của Báo Hòa Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh có chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống bạo lực gia đình được phát sóng định kỳ hàng quý.

Mục tiêu 3: Tỷ lệ người có nguy cơ bị bạo lực gia đình được trang bị kiến thức, kỹ năng về ứng phó khi bị bạo lực gia đình, đạt trên 60%.

Mục tiêu 4: Tỷ lệ người bị bạo lực gia đình khi phát hiện được bảo vệ, trợ giúp pháp lý và chăm sóc sức khỏe, đạt 90%

Mục tiêu 5: Tỷ lệ người có hành vi bạo lực gia đình khi phát hiện được tư vấn, cung cấp kiến thức, kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực, đạt 80%.

Mục tiêu 6: Tỷ lệ các thôn, bản, tổ dân phố có cộng tác viên dân số thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng, đạt 80%.

Mục tiêu 7: Tỷ lệ xã, phường, thị trấn duy trì Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, đạt 90%.

Mục tiêu 8: Tỷ lệ người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình các cấp được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình, đạt 85%.

Tuyên truyền việc thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Mục tiêu 1: Tỷ lệ hộ gia đình tham gia đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, đạt 60%

Mục tiêu 2: Tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp thông tin về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, đạt 70%.

Mục tiêu 3: Tỷ lệ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất được tham gia sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, đạt 70%.

Mục tiêu 4: 80% đơn vị cấp xã hằng tháng có nội dung tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên hệ thống thông tin cơ sở.

Mục tiêu 5: Phấn đấu hằng năm 100% học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục được tham gia sinh hoạt về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.

Mục tiêu 6: Phấn đấu hằng năm 100% cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội được tham gia sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.

Tuyên truyền thực hiện Đề án “Tăng cường công tác truyền thông về giữ gìn hạnh phúc gia đình và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”

Mục tiêu 1:

+ Chỉ tiêu 1: 86% trở lên gia đình có trẻ em được tuyên truyền giới thiệu, cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em bằng các hình thức khác nhau.

+ Chỉ tiêu 2: 96% học sinh được hướng dẫn, giáo dục kiến thức, kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ trước các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục với nội dung phù hợp với lứa tuổi.

Mục tiêu 2: Có 93% trở lên cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, cộng tác viên, tình nguyện viên được bồi dưỡng nâng cao năng lực truyền thông về công tác bảo vệ trẻ em; tuyên truyền giới thiệu về các dịch vụ bảo vệ trẻ em.

Mục tiêu 3: 96% cơ sở giáo dục tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm về phòng ngừa bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; truyền thông các biện pháp hỗ trợ, can thiệp kịp thời khi phát hiện người học bị bạo lực học đường, bị xâm hại tình dục.

Mục tiêu 4: Tổ chức tốt công tác truyền thông nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình; xâm hại tình dục trẻ em trong gia đình; góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, từng bước giảm dần số vụ bạo lực gia đình và xâm hại tình dục trẻ em trong gia đình trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu 5: Tổ chức tốt công tác truyền thông đến các tầng lớp nhân dân nhằm kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam nói chung và truyền thống tốt đẹp của gia đình các dân tộc tỉnh Hòa Bình nói riêng; thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ.

Mục tiêu 6: Kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý Nhà nước về gia đình các cấp và xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình và mạng lưới cộng tác viên gia đình ở cơ sở; bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng về tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình, xâm hại tình dục trẻ em trong gia đình, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình./.