Cũng trong sáng ngày 08/11, Quốc hội tiến hành Phiên thảo luận tại tổ đại biểu về Dự án Luật Du lịch (sửa đổi). Tại tổ đại biểu số 03, các vị đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã tham gia phát biểu đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo Luật:
1. ĐBQH Trần Đăng Ninh phát biểu:
Thứ nhất, về việc lập Quỹ
Tôi thấy rằng trong Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) quy định việc lập Quỹ thì phải có bộ máy quản lý, sử dụng quỹ đi kèm. Đây là việc tăng thêm sự cồng kềnh về quản lý Nhà nước. Do đó, đề nghị cần cân nhắc vấn đề này.
Thứ hai, một số nội dung cụ thể
Tại mục 2 Điều 10. Đưa khách vào khu vực cấm. Đề nghị quy định thêm mục “thông tin sai sự thật” đối với hướng dẫn viên du lịch.
Tại Điều 15, quy định về giải quyết kiến nghị của khách du lịch, cần làm rõ tại khu du lịch, điểm du lịch thì cơ quan cụ thể nào giải quyết kiến nghị của khách du lịch. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ là cơ quan quản lý Nhà nước chứ không thể có một bộ phận chuyên trách giải quyết kiến nghị của khách du lịch.
Tại Điều 23. Về quy hoạch du lịch, tôi thấy trong Dự thảo Luật Quy hoạch không có quy định quy hoạch du lịch mà chỉ có quy hoạch cấp tỉnh. Đề nghị rà soát để có sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Tại Điều 31, tôi thấy tại điểm du lịch quốc gia, tỉnh, huyện thì thành lập cơ quan nào để quản lý. Vấn đề này tôi thấy chưa rõ ràng.
Về hướng dẫn viên du lịch, tôi thấy tại Hòa Bình có một sân gôn mà Hướng dân viên là của họ. Theo quy định thì Hướng dẫn viên phải có quốc tịch Việt
2. ĐBQH Quách Thế Tản phát biểu
Tôi đề nghị tại Điều 13 của Dự thảo cần bổ sung cụm từ “tín ngưỡng, tôn giáo” vào trước cụm từ “văn hóa bản địa”.
Tại Điều 18, đề nghị cần quy định rõ hơn cơ quan, loại hình quản lý, tại Khoản 5, đề nghị bổ sung cụm từ “kinh doanh”.
Tại mục 3, trang 18, tôi thấy các Điều đều ghi ‘hướng dẫn du lịch” đề nghị sửa lại là “hướng dẫn viên du lịch”.
Tại Chương VII. Cơ sở lưu trú du lịch, đề nghị cần quy định các loại cơ sở lưu trú du lịch nào được phép kinh doanh.
Tại Điều 61 về xếp hạng, đề nghị bổ sung cơ quan có thẩm quyền, cấp nào có thẩm quyền. Đồng thời bổ sung thời hạn là 05 năm và 02 năm thẩm định lại./.