Hiện nay, tỉnh Hoà Bình đã thực hiện tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia là 1.237 dịch vụ công/1.820 thủ tục hành chính (TTHC), tỷ lệ 67,96%. Từ ngày 15/10/2024 đến hết ngày 14/11/2024, toàn tỉnh đã tiếp nhận 37.981 hồ sơ TTHC, trong đó tiếp nhận trực tuyến 28.596 hồ sơ; trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính công ích 1.012 hồ sơ, hồ sơ từ kỳ trước chuyển sang 8.373 hồ sơ. Số hồ sơ đã giải quyết là 28.256; hồ sơ đang giải quyết 9.725 hồ sơ. Các hồ sơ thủ tục hành chính có liên quan đến thành phần hồ sơ đã được thay thế qua việc khai thác, xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và tái sử dụng khi giải quyết TTHC cung cấp dịch vụ công. Triển khai thực hiện có hiệu quả 43/76 dịch vụ công thiết yếu theo lộ trình đặt ra. Qua đó, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công, góp phần tăng chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh. Theo kết quả đánh giá của Cổng Dịch vụ công quốc gia, tháng 11/2024, điểm số hóa hồ sơ toàn tỉnh đạt 15,1/22 điểm (tăng 1,7 điểm so với tháng 10/2024); trong đó tỷ lệ hồ sơ TTHC số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết đạt 73,43% (tăng 2,3% so với tháng 10/2024, tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử đạt 63,38% (tăng 1,48% so với tháng 10/2024); kết quả xử lý hồ sơ nộp trực tuyến với hồ sơ đang xử lý đạt 98,87% hồ sơ đúng hạn, hồ sơ xử lý quá hạn 1,13%. Góp phần tái cấu trúc sử dụng trong giao dịch hành chính của cá nhân và tổ chức.
Các Sở, ngành tập trung hoàn thiện, phát triển, ứng dụng dữ liệu chuyên ngành để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Trong đó, quản lý chặt chẽ biến động 951.857 người; hiện toàn tỉnh đã thu nhận 720.686/744.344 tài khoản định danh điện tử, đạt 96,82% (tăng 20.122 tài khoản so với tháng 10/2024). Phát triển ứng dụng xử lý phạt nguội tại 19 điểm, nút giao thông trọng điểm. Sử dụng căn cước, định danh điện tử, sinh trắc học, KIOSK trong khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong tỉnh. Chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu trẻ em 168.419/203.756 trẻ em, đạt 82,6%; làm sạch dữ liệu cho đối tượng đang hưởng chính sách an sinh xã hội hàng tháng 40.667/40.899, đạt 99,43%; số đối tượng an sinh xã hội có tài khoản 31.757/40.667, đạt tỷ lệ 78,09% với tổng số tiền là 227.652.490.000 (tăng 750 đối tượng so với tháng 10/2024); số hóa dữ liệu hộ tịch 758.357/782.299, đạt 96,94%; đã thực hiện học bạ số cấp tiểu học đạt 100%. Chi trả bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt 27.352/27.512 đối tượng bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp một lần, ốm đau, thai sản, đạt trên 90% (tăng 112 đối tượng so với tháng 10/2024); đẩy mạnh chi trả không dùng tiền mặt của đối tượng hưởng lương hưu 15.898/36.291 đạt tỷ lệ 43,81% (tăng 810 đối tượng so với tháng 10/2024). Cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID 105 phiếu; 100% các cơ sở khám chữa bệnh, trường học trên địa bàn đã có dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo nhiều hình thức khác nhau (chuyển khoản, quét mã Qrcode, ví điện tử...).
Bên cạnh đó, quan tâm tạo nền tảng về cơ sở hạ tầng, công nghệ, nguồn lực để phát triển xây dựng Công dân số thông qua việc cấp thẻ căn cước gắn với định danh điện tử cho công dân đủ điều kiện. Đến nay toàn tỉnh đã thu nhận 813.642/951.857 hồ sơ cấp căn cước, đạt 85,47% đối với 03 nhóm tuổi; thu nhận 720.686/744.344 tài khoản định danh điện tử, đạt 96,82%. Cấp 1.500 chữ ký số từ xa cho người dân và doanh nghiệp để sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Công dân khám chữa bệnh BHYT bằng căn cước gắn chip tại 219/219 cơ sở y tế đạt 100% với 690.471 lượt tra cứu. Đồng bộ, xác thực dữ liệu chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: BHXH, BHYT, BHTN 789.385/790.855, đạt 99,8%. Số người tham gia BHXH, BHYT sử dụng ứng dụng VssID 186.856 đạt 24% người tham gia. Ngoài ra đã cấp 42.558 giấy chứng nhận số nhà cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức. Từ đó thuận lợi trong giao dịch của cá nhân và quản lý của cơ quan nhà nước.
Các Sở, ngành tập trung cập nhật, chỉnh sửa bổ sung dữ liệu chuyên ngành trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đảm bảo luôn “đúng, đủ, sạch, sống” như: Bảo hiểm, y tế, tư pháp, giáo dục... Đến nay đã thu thập, cập nhật 443.749 thành viên thuộc 07 tổ chức chính trị xã hội vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội đã thực hiện rà soát, làm sạch dữ liệu 40.667/40.899, đạt 99,43%. Nhập liệu dữ liệu người cai nghiện thuộc 02 cơ sở trại cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh 334/678 trường hợp. Làm sạch dữ liệu thân nhân liệt sĩ phục vụ thu thập mẫu ADN trên địa bàn tỉnh 1.599 trường hợp. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các dữ liệu chuyên ngành khác phục vụ làm giàu dữ liệu dân cư.
Tiếp tục kết nối, đồng bộ dữ liệu cơ sở dữ liệu dân cư với các cơ sở dữ liệu khác để làm giàu dữ liệu dân cư phục vụ tổng hợp, phân tích, dự báo các thông tin phục vụ điều hành, hoạch định chính sách kinh tế, xã hội địa phương. Việc khai thác, xác thực, sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo 03 cấp trong tỉnh đã phát huy hiệu quả tích cực, trong các lĩnh vực: Kinh tế xã hội, Y tế, Giáo dục, An ninh trật tự; Ngân sách...; Kịp thời cung cấp các thông tin cơ cấu thành phần dân tộc, dân số, độ tuổi, nguồn lao động, phát triển quản lý đầu tư trong và ngoài nước góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
Công tác tuyên truyền thực hiện Đề án 06/CP luôn chú trọng về cả nội dung và hình thức, do đó tính truyền tải rất sâu sắc, đem lại hiệu quả cao lan toả đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng tiện ích đã được tích hợp trên ứng dụng VNeID như cấp phiếu lý lịch tư pháp, sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID...; nhất là cán bộ trực tiếp thực hiện công tác tiếp dân giải thích, hỗ trợ người dân nắm, thực hiện. Phối hợp với cơ quan bưu điện tại các cấp trên địa bàn tỉnh hỗ trợ, hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến khi công dân có nhu cầu; giải đáp mọi khó khăn, vướng mắc của người dân. Qua đó, nâng cao chỉ số hài lòng của người dân với chính quyền, hình thành dần thói quen sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính.
Việc ứng dụng các thiết bị hiện đại từ trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư với các dữ liệu chuyên ngành để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của người dân được đảm bảo an ninh an toàn, chính xác, hiệu quả hơn. Tỉnh Hoà Bình đã và đang ứng dụng, sử dụng 27 mô hình trong các lĩnh vực Quản lý dân cư, Y tế, Bảo hiểm, Thuế…. Hiện đang tiếp tục cài đặt các thiết bị công nghệ tiên tiến ứng dụng vào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tạo thuận lợi trong quản lý nhà nước và giao dịch của người dân. Tích cực ứng dụng, sử dụng các tính năng, tiện ích VNeID trong đời sống xã hội. Đồng thời nghiên cứu triển khai các giải pháp, kinh nghiệm trong triển khai Đề án 06/CP tại UBND thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hồ Chí Minh, 19 mô hình triển khai của thành phố Hà Nội./.