Còn lại thuộc kinh phí đối ứng của đơn vị thụ hưởng. Công tác đào tạo nghề, truyền nghề trong hoạt động khuyến công được tập trung đẩy mạnh như: May công nghiệp, sản xuất chổi chít, dệt thổ cẩm, mây giang đan, chế tác đá cảnh, gốm sứ nghệ thuật…Từ đó, đào tạo được 3.800 lao động nông thôn cho cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đồng thời giúp người lao động không phải đi làm xa quê, với mức thu nhập 1,5 triệu đồng/tháng trở lên. Tuy nhiên, để đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp 18%/năm cho cả giai đoạn 2012 – 2015 đang là bài toán khó, nhất là trong thời điểm khủng hoảng kinh tế hiện nay, 1 số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có vốn khuyến công hỗ trợ rơi vào tình trạng hàng hóa sản xuất khó tiêu thụ.