DetailController

Khoa học - Môi trường

Thực hiện Chương trình hành động số 21-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới

16/10/2023 16:54
Nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 30/6/2023 và phân công trách nhiệm cụ thể và cơ chế phối hợp triển khai của từng cơ quan, đơn vị; ngày 13/10/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 205/KH-UBND về thực hiện Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 30/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 30/6/2023. Đẩy mạnh nghiên cứu Công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn, y tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh xây dựng và phát triển tiềm lực về cơ sở vật chất, đội ngũ chuyên gia có trình độ để nâng cao hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học.

Nội dung thực hiện các nội dung theo Chương trình hành động số 21-Ctr/TU, ngày 30/6/2023.

UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, quán triệt, phổ biến sâu rộng các nội dung của Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 30/6/2023đến cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh bằng các hình thức phù hợp. Đưa nội dung, nhiệm vụ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cơ quan, đơn vị, địa phương. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án phát triển công nghệ sinh học Quốc gia, của tỉnh để huy động nguồn lực từ các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân để thực hiện các dự án đầu tư ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài và những công nghệ sản xuất sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Nghiên cứu lựa chọn, xây dựng một số sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học là thế mạnh của tỉnh để phát triển kinh tế. Khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân chủ động đầu tư, nghiên cứu, chuyển giao CNSH hiện đại, tiên tiến theo quy định của pháp luật đến người sản xuất, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp an toàn, hiệu quả, bền vững.

Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tham mưu UBND tỉnh đề xuất đặt hàng, tuyển chọn các tổ chức  và cá nhân có năng lực chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách của tỉnh trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành. Chủ trì đào tạo, bồi dưỡng kiến thức công nghệ sinh học cho cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiệnnghiên cứu thử nghiệm, chọn tạo cải tiến tính trạng quý trên các loại cây trồng chủ lực, tạo ra các loại giống mới, có đặc tính ưu việt, sạch bệnh, kháng sâu bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện của tỉnh, có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao. Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất và canh tác các giống cây trồng, cây lâm nghiệp, nấm sạch bệnh, có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao. Xây dựng và áp dụng rộng rãi các quy trình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản theo hướng an toàn sinh học. Ứng dụng và làm chủ công nghệ chuẩn đoán, kiểm soát dịch bệnh và chất lượng sản phẩm.

Sở Y tế chủ trì trong việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học để duy trì và nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng, ứng dụng các xét nghiệm về sinh học phân tử, giải trình tự gen. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngànhỦy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc bảo tồn và phát triển một số loại dược liệu quý trong tỉnh, tổ chức sản xuất chế biến một số loại có tiềm năng ở qui mô lớn, tạo sản phẩm đủ điều kiện làm nguyên liệu sản xuất thuốc phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ứng dụng kỹ thuật PCR trong chẩn đoán vi sinh vật gây bệnh, phục vụ công tác thanh, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm; sử dụng các dòng kit phát hiện vi sinh vật trong kiểm nghiệm thực phẩm.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, chất thải, nước thải; phục hồi và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học, đất đai, nước, không khí. Ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm, phòng ngừa, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường ngay tại cơ sở, các khu, cụm công nghiệp, bệnh viện, khu đô thị, khu dân cư, các trung tâm thương mại.

UBND tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì theo dõi việc triển khai và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch;năm 2025 sơ kết đánh giá thực hiện Kế hoạch và đề xuất giải pháp để hoàn thành mục tiêu kế hoạch; năm 2030 tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch. Các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này; định kỳ báo cáo trước ngày 25/11 hàng năm về tình hình thực hiện Kế hoạch gửi về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.